Powered by Techcity

Cân nhắc việc bổ sung quá nhiều trường thông tin trong dữ liệu căn cước

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng), thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, mống mắt, ADN, giọng nói… là những thông tin có tính bảo mật cao nhất của công dân, nên việc bổ sung vào trong Cơ sở dữ liệu căn cước cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) cho ý kiến về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sáng 28/8. (Ảnh: DUY LINH)

Sáng 28/8, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Dự thảo Luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thường kỳ tháng 8/2023 vừa qua sau khi tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Nghiên cứu đảm bảo tính hợp lý, thống nhất của trường thông tin ghi trên thẻ căn cước

Tham gia ý kiến thảo luận, đại biểu Nguyễn Tạo bày tỏ tán thành cao với các nội dung sửa đổi, chỉnh lý của dự thảo Luật vì đã hướng tới sửa đổi, khắc phục các vấn đề bất cập của Luật hiện hành, bảo đảm cải cách hành chính, chuyển đổi số, cũng như quyền và lợi ích của công dân.

Liên quan đến nội dung cụ thể tại Điều 15 quy định về thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước, đại biểu đề Nguyễn Tạo nghị cần cân nhắc việc bổ sung quá nhiều thông tin vào dữ liệu căn cước.

Dự thảo Luật lần này yêu cầu bổ sung rất nhiều thông tin của công dân, trong đó có cả thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói… Theo đại biểu, đây là những thông tin có tính bảo mật cao nhất của công dân nên cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc (đoàn Hòa Bình) tham gia ý kiến thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)

Cho ý kiến về trường thông tin thể hiện trên thẻ căn cước công dân, đại biểu Đặng Bích Ngọc (đoàn Hòa Bình) nêu rõ, hiện nay dự thảo Luật quy định một trong những thông tin được in trên thẻ căn cước là nơi cư trú, nhưng Luật Cư trú 2020 quy định nơi cư trú bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú và nơi ở hiện tại.

Đại biểu cho rằng, quy định trong dự thảo Luật còn chung chung, chưa cụ thể, do vậy cần làm rõ thông tin nơi cư trú là nơi thường trú, nơi tạm trú hay nơi ở hiện tại của công dân. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, chỉnh sửa nội dung này thành nơi thường trú, do nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký.

Ngoài ra, về nơi đăng ký khai sinh, nơi sinh, đại biểu cho rằng cần có quy định thống nhất về dữ liệu để có trường thông tin phù hợp, tránh việc mỗi người có một cách kê khai khác nhau.

Có chung quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa (đoàn Hải Dương) đề nghị quy định thống nhất về thông tin của công dân về nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh; cân nhắc thông tin nào cần cho sự quản lý của nhà nước về công dân.

Theo đại biểu, nên quy định như hiện hành là nơi đăng ký khai sinh, bởi không phải trường hợp nào nơi sinh cũng cần phải quản lý.

Tên gọi Luật Căn cước bảo đảm bao quát phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật

Tham gia ý kiến thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ nhất trí với phương án đổi tên luật thành Luật Căn cước.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương), tên gọi này phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng quy định trong dự thảo luật, gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, phù hợp với chính sách, mục tiêu, định hướng khi xây dựng luật.

“Việc bổ sung đối tượng áp dụng là cần thiết cho công tác quản lý con người, an ninh trật tự, mang tính nhân văn sâu sắc”, đại biểu Nga nói.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga ủng hộ phương án đổi tên luật thành Luật Căn cước. (Ảnh: DUY LINH)

Đại biểu nhấn mạnh, các đối tượng người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch phần nhiều là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, người nghèo, không nghề nghiệp, không nhà cửa…

Nếu không có căn cước, không có gì chứng minh về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng, thì những người đó sẽ đứng bên lề xã hội, không được hưởng chế độ an sinh, dẫn đến nhiều hệ lụy xảy ra, tạo ra nhiều gánh nặng xã hội.

Đại biểu nêu rõ, việc mở rộng cấp căn cước với các đối tượng này sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan chức năng, đồng thời cũng giúp những đối tượng đó ổn định cuộc sống, có giấy tờ hợp pháp để tham gia các hoạt động xã hội, được hưởng các chế độ an sinh cần thiết.

Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho biết, một số đại biểu lo việc đổi tên thẻ sẽ gây tốn kém ngân sách, tuy nhiên, dự thảo Luật quy định những người đã được cấp thẻ căn cước công dân gắn chip không nhất thiết phải đổi thẻ, do đó sẽ không gây tốn kém.

Mặt khác, phạm vi điều chỉnh của thẻ căn cước cũng bao quát được đối tượng áp dụng của luật bao gồm công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa được xác định quốc tịch. Đây là vấn đề mới, phù hợp và cần thiết. Do vậy, đại biểu cho rằng, việc đổi tên là thẻ căn cước hoàn toàn phù hợp với thực tiễn.

Trong khi đó, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) nghiêng về phương án giữ nguyên tên gọi Luật Căn cước công dân.

Đại biểu phân tích, Luật này phục vụ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và đối tượng là công dân Việt Nam, và trong Hiến pháp cũng có nhiều điều khoản nhắc đến nhiều từ “công dân”. Đối tượng công dân Việt Nam nằm trong quy định pháp luật của Việt Nam, còn những đối tượng chưa rõ quốc tịch, người gốc Việt còn liên quan đến quyền con người và đến các đối tượng khác.

Đại biểu Tạ Văn Hạ đề nghị cần nghiên cứu kỹ tên gọi của luật và tên thẻ để có quy định phù hợp, đồng bộ, toàn diện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương kết luận nội dung thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, các đại biểu cơ bản tán thành với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số vấn đề lớn của dự thảo luật, dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu đối với dự thảo luật trong hồ sơ kèm theo; bày tỏ quan điểm về nội dung, tên gọi của dự thảo luật.

“Dù lựa chọn phương án nào cũng cần thiết kế quy định việc cấp một loại giấy tờ phù hợp thực tiễn đối với người gốc Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch Việt Nam”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo để tiếp thu đầy đủ, có ý kiến chính thức bằng văn bản về vấn đề tên gọi của luật, báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6 vào tháng 10 tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV: Cân nhắc áp dụng thí điểm về Sàn giao dịch dữ liệu

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, dự thảo luật được Chính phủ xây dựng với 7 chương, 67 điều, quy định về xây dựng, phát triển, xử lý, quản trị, quản lý dữ liệu... Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 22/10, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Dữ liệu. Đây là dự án Luật quan trọng để đảm bảo công tác chuyển đổi số quốc...

Sử dụng hiệu quả dữ liệu phục vụ quản lý và phát triển kinh tế-xã hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng việc xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia và Sàn giao dịch dữ liệu cần hết sức cân nhắc, nghiên cứu thận trọng... Chiều 14/10, Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Trong phiên họp chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật...

Cân nhắc việc luật hóa lộ trình tăng thuế giá trị gia tăng

Nhấn mạnh việc xác định lộ trình tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng phải được tính toán hết sức kỹ lưỡng, thận trọng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hiện còn nhiều khó khăn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cân nhắc không quy định lộ trình tăng thuế trong Luật mà giao Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định. Sáng 14/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ...

Reuters: Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là “nền kinh tế thị trường”

Trang Reuters mới đây đưa tin, Bộ Thương mại Mỹ đang tiến hành đánh giá về việc có đưa Việt Nam lên địa vị "nền kinh tế thị trường" hay không. Theo Reuters, nỗ lực của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm đưa Việt Nam lại gần hơn với tư cách là một đồng minh chiến lược của Mỹ có thể sẽ xung đột trực tiếp với mong muốn của ông về việc giành lá phiếu từ cử tri công...

Cân nhắc bỏ quy định miễn thuế VAT đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ

Dẫn số liệu cho thấy trung bình một tháng khoảng 1,3-1,9 tỷ USD giá trị hàng hóa được luân chuyển qua các sàn Shopee, Lazada, Tiki, TikTok..., Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ cân nhắc bỏ quy định miễn thuế VAT đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ, tạo điều kiện mở rộng và bao quát các nguồn thu trong bối cảnh hạn chế về ngân sách hiện nay. Chiều...

Cùng tác giả

Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực

Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh viện Quân y 103. Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025); thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh...

Tổng Bí thư làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW về mục tiêu tăng trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền...

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Cùng chuyên mục

Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực

Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh viện Quân y 103. Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025); thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh...

Tổng Bí thư làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW về mục tiêu tăng trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền...

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì họp Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương

Sáng 24/2, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường, chủ trì phiên họp thứ nhất năm 2025 của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương để cho ý kiến về kết quả công tác cải cách tư pháp thời gian qua, nhất là năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2025, Chương trình công tác năm 2025 và Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; đồng...

Đổi mới tư duy về lĩnh vực y tế, chú trọng công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 -27/2/2025), sáng 24/2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Bộ Y tế về kết quả thực hiện công tác y tế trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Lê...

Đoàn học viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tìm hiểu thực tế tại Quảng Ninh

Ngày 24/2, đoàn thực tế lớp Cao cấp Lý luận chính trị K75.A08, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, do PGS.TS Đặng Quang Định, Viện trưởng Viện Triết, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn có chương trình làm việc tại tỉnh Quảng Ninh về nghiên cứu mô hình xây dựng khối đại đoàn kết, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tại tỉnh Quảng Ninh. Làm...

Phổ biến, tuyên truyền Luật Địa chất và Khoáng sản

Ngày 24/2, Đoàn ĐBQH tỉnh, Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã phối hợp tổ chức hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Địa chất và Khoáng sản được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó...

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 2/2025

Sáng 24/2, Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 2/2025. Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND chủ trì cuộc họp. Cùng dự họp có đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến diễn ra ngày 26/2. Kỳ họp có ý nghĩa quan trọng, nhằm khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn...

Vân Đồn: Phấn đấu hoàn thành sớm đại hội cơ sở

Huyện Vân Đồn phấn đấu hoàn thành 100% đại hội chi, đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030 trước ngày 30/5/2025, sớm trước 1 tháng kế hoạch của tỉnh, huyện. Những ngày này toàn huyện đang tập trung cao độ cho công tác chuẩn bị, đảm bảo cho đại hội chi, đảng bộ cơ sở thực sự là ngày hội, đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn. Thực hiện...

‘Kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất’

Thủ tướng yêu cầu cần nghiên cứu hướng tuyến, phương án kết nối, xây dựng tuyến đường kết nối giữa sân bay Gia Bình với trung tâm Hà Nội nhanh nhất, thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất. Chiều tối 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, địa phương về dự án đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh), đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô...

Đại hội Đảng bộ quân sự TP Hạ Long lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 22/2, Đảng bộ Quân sự TP Hạ Long long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là đại hội được Tổng Cục Chính trị QĐND Việt Nam chọn làm trước để rút kinh nghiệm trong toàn quân cấp cơ sở khối địa phương. Đây cũng là đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên trong tỉnh tổ chức đại hội. Tới dự đại hội có các đồng chí: Vũ Đại Thắng, Ủy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất