Powered by Techcity

Cần nghiêm trị trường hợp bỏ cọc sau khi trúng đấu giá đất

Ngày 28/10, nêu ý kiến về kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản, đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm xử lý tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá đất, đồng thời nhấn mạnh cần nghiêm trị các trường hợp này để tránh trục lợi, lũng đoạn thị trường.

Đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam). (Ảnh: DUY LINH)

Đề xuất tăng tiền đặt cọc lũy tiến theo từng vòng đấu

Tranh luận với quan điểm của đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) về việc không thể tăng tiền đặt cọc, đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) nêu thực tế phiên đấu giá một mỏ cát ở Quảng Nam, với giá khởi điểm hơn 1 tỷ đồng, nhưng sau 200 vòng đấu giá, giá đã vọt lên 375 tỷ đồng. Giá cát theo quy định là 150 nghìn đồng/m3, nhưng sau đấu giá đã tăng lên 2,3 triệu đồng/m3.

Đại biểu cho rằng, mục tiêu của người tham gia phiên đấu giá nói trên là thắng bằng mọi giá để rồi bỏ cọc, nhằm mục đích độc quyền, lũng đoạn và đẩy giá lên cao.

“Pháp luật quy định chỉ đặt có 20% giá khởi điểm, tức là chúng tôi đặt giá khởi điểm 1,8 tỷ đồng thì cọc có 200 triệu đồng, và nếu như bỏ 200 triệu đồng mà đạt được mục đích, doanh nghiệp sẵn sàng bỏ cọc để đạt ý đồ độc quyền, lũng đoạn và đưa giá lên cao, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp”, đại biểu phân tích.

Giá cát bị đẩy lên rất cao, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả công trình đầu tư công tại Quảng Nam. Nhiều công trình ở các nơi khác và người dân gặp rất nhiều khó khăn khi mua các vật liệu xây dựng thông thường này.

Tiếp nối dẫn chứng nêu trên, đại biểu Dương Văn Phước cũng nêu thực tế tại Hà Nội, nhiều phiên đấu giá đất “thâu đêm suốt sáng”, cụ thể như phiên ở quận Hà Đông ghi nhận mức đấu giá lên tới 262 triệu đồng/m2. Đại biểu cho rằng, ở đây có dấu hiệu bất thường, dẫn đến nguy cơ trả giá cao rồi bỏ cọc.

Các đại biểu dự phiên họp sáng 28/10. (Ảnh: DUY LINH)

Đại biểu đoàn Quảng Nam dẫn báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi kiểm tra đấu giá đất tại huyện Thanh Oai, thấy rằng có 56/58 lô đất trúng giá cao. Người trúng thầu đấu giá xong có dấu hiệu bỏ cọc. “Đấu giá mà không thực chất sẽ trở thành công cụ để lũng đoạn, thị trường buôn bán trở thành nơi để trục lợi, và chúng ta cần phải nghiêm trị”, đại biểu Phước nêu.

Để tránh “thầu tặc”, đại biểu đề xuất tăng giá đặt cọc và tăng tiền đặt cọc lũy tiến theo từng vòng đấu để buộc người đấu giá phải cân nhắc khi có ý định bỏ cọc. Cùng với đó, cần phải có chế tài mạnh để cấm các doanh nghiệp bỏ cọc tiếp tục đấu giá trên các lĩnh vực. “Chẳng hạn như đấu giá vật liệu xây dựng thì chúng ta không cho họ đấu nữa, có như vậy chúng ta mới hạn chế được các trường hợp này”.

Xử lý người trúng đấu giá bỏ cọc bằng tài sản tương đương giá trị đấu

Trước đó, nêu ý kiến tại hội trường, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng không nên tăng tiền đặt cọc, vì nếu tăng tiền cọc thì sẽ hạn chế số người tham gia đấu giá, làm mất đi tính cạnh tranh. Thay vào đó, cần bổ sung thêm điều kiện về những người tham gia đấu giá.

Đại biểu phân tích, hiện nay phí đặt cọc đang quy định là từ 5 đến 20%, chẳng hạn với một bất động sản giá 10 tỷ đồng ban đầu, tiền đặt cọc sẽ là 2 tỷ đồng và không phải ai tham gia đấu giá đều được mua bất động sản đấy ngay mà có thể 10 người tham gia chỉ được 1 người mua.

Như vậy, nhiều người thấy rằng phải bỏ vào một lượng tiền đặt cọc khá lớn mà chưa chắc mình đã được mua, cho nên chi phí để dồn tiền đặt cọc vào đấy tự nhiên tạo ra cản trở tâm lý, cản trở về chuyện tính toán kinh tế, do vậy rất ít người sẽ tham gia đăng ký mua.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội). (Ảnh: DUY LINH)

Trên cơ sở đó, đại biểu Cường cho rằng không nên tăng tiền đặt cọc, nhưng cần quy định thêm điều kiện mà người tham gia đấu giá phải đáp ứng.

Cụ thể, người tham gia đấu giá phải chứng minh có đủ năng lực tài chính để mua tài sản đấu giá, thông qua các tài sản bất động sản hay tiền gửi ngân hàng. Nếu trúng đấu giá mà bỏ cọc, người này sẽ bị xử lý bằng tài sản đã có tương đương với giá trị đấu. “Lúc đấy anh trả giá cao lên bao nhiêu cũng được, nhưng anh bỏ giá đi thì tài khoản ngân hàng, sổ đỏ của anh sẽ bị đưa ra tòa và phong tỏa để xử lý”, đại biểu làm rõ thêm.

Bằng việc áp dụng quy định này, những người không có tiền nhưng tham gia đấu giá chỉ để mục tiêu mua xong rồi bán lại thì sẽ không có đủ điều kiện để minh chứng, không tham gia được, và những người nào thực sự mong muốn mua bất động sản này để dùng thì người ta sẽ chứng minh được ngay.

Đại biểu đoàn Hà Nội khẳng định, biện pháp nêu trên sẽ giúp lọc được những người đấu giá đúng là những người thực chất đang muốn mua và đặc biệt là những người trả giá cao rồi bỏ cọc thì chắc chắn sẽ bị xử lý tài sản với một giá trị rất lớn, từ đó sẽ ngăn chặn được việc bỏ cọc như thời gian vừa qua.

“Việc chứng minh năng lực tài chính được thực hiện khi nộp hồ sơ, không phải khi vào cuộc chúng ta mới minh chứng hay bổ sung. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có đủ điều kiện, có đủ thời gian để người tham gia chuẩn bị cũng như cơ quan quản lý đấu giá kiểm soát”, đại biểu nói thêm.

Đại biểu Cường cũng bày tỏ đồng tình với quan điểm của đại biểu Dương Văn Phước về việc xử lý nghiêm khắc những trường hợp trả giá cao rồi bỏ cọc.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đại biểu Quốc hội ‘hiến kế’ loại bỏ tình trạng bỏ cọc trong hoạt động đấu giá

Các đại biểu Quốc hội đóng góp nhiều ý kiến bổ sung cho dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản với kỳ vọng hoạt động đấu giá sẽ minh bạch, hiệu quả hơn. Trước những tiêu cực trong hoạt động đấu giá tài sản như "quân xanh, quân đỏ," “thổi giá,” bỏ cọc, các đại biểu Quốc hội kỳ vọng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của...

Đề nghị bổ sung chế tài xử lý việc bỏ cọc khi đấu giá kho số viễn thông

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị, trong quá trình xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật Viễn thông (sửa đổi), Chính phủ cần nghiên cứu bổ sung các quy định để kiểm soát việc bỏ tiền đặt cọc tham gia đấu giá kho số viễn thông, như không cho tham gia đấu giá một số lần tiếp theo nếu bỏ tiền đặt cọc và các biện pháp khác mà pháp luật về...

Ngăn tình trạng trả giá cao bất thường rồi bỏ cọc, gây lũng đoạn thị trường

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, số tiền đặt trước có thể thấp nhằm thu hút nhiều người tham gia đấu giá, song số tiền phạt vi phạm nghĩa vụ là lớn sẽ ngăn chặn tình trạng trả giá cao bất thường rồi bỏ tiền đặt trước, gây lũng đoạn thị trường. Chiều 8/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ về dự án Luật sửa...

Cùng tác giả

Tràng An nhận giải thưởng điểm đến có ảnh hưởng năm 2024

Tối 22/11, tại Lễ trao giải Kotler Awards 2024, Quần thể danh thắng Tràng An, di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, vinh dự nhận giải thưởng “Impactful Destination” (điểm đến có ảnh hưởng). Giải thưởng Kotler Awards là một trong những giải thưởng quốc tế uy tín do Giáo sư Philip Kotler sáng lập, nhằm tôn vinh những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và chuyên gia có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực tiếp...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia

Trong hai ngày 22 và 23/11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia trong các lĩnh vực phát triển kỹ thuật, bất động sản và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đa ngành. Tổng Bí thư ghi nhận, đánh giá cao sự đồng hành và đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại...

MAMA 2024 bị chỉ trích, khán giả bảo ‘đây như một vụ lừa đảo, tôi cảm thấy bị phản bội!’

Khán giả la ó vì thất vọng khi mong đợi thưởng thức màn hát live APT. của Rosé BlackPink và Bruno Mars. MAMA 2024 thực sự đã làm người hâm mộ phẫn nộ. Ngày 22-11 (theo giờ Việt Nam), lễ trao giải MAMA 2024 (Mnet Asian Music Awards) tổ chức tại Log Angeles, Mỹ vào buổi sáng và Nhật Bản vào buổi chiều với sự quy tụ của nhiều sao K-pop nổi tiếng, đặc biệt là Rosé (BlackPink) và "anh...

Sương muối phủ trắng đỉnh Fansipan

Đầu giờ sáng nay (23/11), do ảnh hưởng của gió Đông Bắc, trên đỉnh Fansipan - Lào Cai xuất hiện sương muối đầu tiên trong năm, phủ một băng mỏng trên các lối đi, các điểm ngắm cảnh. Trao đổi với phóng viên, đại diện truyền thông Fansipan Legend cho biết, khoảng 5h cùng ngày, tại đỉnh Fansipan nhiệt độ xuống 2 độ C và xuất hiện sương muối. Theo vị đại diện, do nhiệt độ xuống thấp, một lớp băng...

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia

Trong hai ngày 22 và 23/11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia trong các lĩnh vực phát triển kỹ thuật, bất động sản và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đa ngành. Tổng Bí thư ghi nhận, đánh giá cao sự đồng hành và đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải làm phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch...

Trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh

Ngày 22/11, Đảng ủy Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII. Dự Lễ trao Huy hiệu Đảng có các đồng chí: Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Thông cáo báo chí số 23 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số dự án luật quan trọng

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 22/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Cho ý kiến...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các báo cáo trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh

Để chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khoá XIV, ngày 22/11, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024 của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh, Cục Thi hành án dân sự (CTHADS) tỉnh. Theo báo cáo của VKSND tỉnh, năm 2024, ngành kiểm sát hai cấp của tỉnh đã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất