Powered by Techcity

Cần làm tốt công tác sưu tầm, xuất bản một số tác phẩm tiêu biểu văn nghệ dân gian

Chung tay với ngành văn hóa, những năm qua, Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Quảng Ninh đã vào cuộc tích cực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Nhiều công trình đã ra đời sau những chuyến điền dã, sưu tầm, nghiên cứu văn nghệ dân gian của các hội viên. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Quảng Ninh, về việc bảo tồn giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. 

– Theo ông, nếu dựa vào môi trường sống và sự di cư của các tộc người thì có thể phân vùng văn hóa ở Quảng Ninh như thế nào?

Ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Quảng Ninh.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Quảng Ninh.

+ Theo tôi, nếu căn cứ vào tính cách con người Quảng Ninh thì nên chia 5 vùng văn hóa. Đó là người Kinh thành thị; người Kinh ở nông thôn làm nông nghiệp; người vùng biển hải đảo và ven biển; văn hóa công nhân mỏ và văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi. Quảng Ninh là vùng đất địa đầu Đông Bắc Tổ quốc, nơi hội tụ và sinh tồn của 43 thành phần dân tộc anh em theo như thống kê năm 2019. Vì vậy, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã gắn bó keo sơn, đoàn kết, không ngừng xây dựng, bồi đắp, hun đúc và từng bước khẳng định những phẩm chất, tinh hoa văn hóa truyền thống của mình trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Quảng Ninh là mảnh đất thu hút sự quần cư của các dòng người, trong đó có những dân tộc thiểu số. Ví dụ như người Dao khi di cư, người Dao thấy Quảng Ninh là nơi đất lành, yên ổn, rộng lớn nên ở lại sinh sống… 

– Tôi biết, ông đã có in cả một cuốn sách về người Dao ở Quảng Ninh. Theo ông, người Dao trên địa bàn tỉnh ta có những nét đặc sắc văn hóa nào đáng chú ý?

+ Người Dao ở Quảng Ninh có 3 nhóm: Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán sống ở Uông Bí, Hạ Long, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái và Dao Lô Gang ở xã Lương Mông, huyện Ba Chẽ. Những đặc điểm về trang phục, phong tục tập quán cũng khác nhau.

Tuy nhiên, có nét tính cách chung là sống rất thủy chung, tự hào về truyền thống dân tộc, hiếu thảo với cha mẹ. Xuất phát từ đề tài nghiên cứu người Dao và những năm công tác trong lực lượng biên phòng, tôi nhận thấy đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh đa phần thích sống ở núi cao. Họ thích sống bản làng độc lập, ít va chạm, xung đột. Họ đi đến đâu thấy an cư và lạc nghiệp thì sẽ gắn bó máu thịt với vùng đất mà mình đang sống. Nếu có chiến tranh xảy ra thì họ sẽ đứng lên chiến đấu bảo vệ quê hương với niềm tự hào về vùng đất của mình. 

Từ bao đời nay, phụ nữ dân tộc Dao đều coi trọng việc ăn mặc, cách chọn hoa văn thêu lên trang phục thể hiện những khát vọng sống, tâm tư và tình cảm của người thêu. Trang phục truyền thống được đồng bào gìn giữ và mặc trong đời sống hằng ngày, nhất là nữ giới. Phụ nữ Dao có cách thêu rất độc đáo, không theo khuôn mẫu mà theo trí nhớ và sự tưởng tượng của mỗi người. Những họa tiết trang trí cổ áo, tay áo, từng lớp vải để tạo nên chiếc khăn đội đầu rực rỡ, đều được thêu rất tỉ mỉ, thể hiện trình độ thẩm mỹ cũng như trí tuệ. 

Nghệ nhân người Dao xã Bằng Cả, TP Hạ Long dạy con kỹ thuật thêu thùa.
Nghệ nhân người Dao xã Bằng Cả (TP Hạ Long) dạy con kỹ thuật thêu thùa.

– Nhìn lại 60 năm qua, theo ông, văn hóa văn nghệ Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu nổi bật như thế nào?

+ Trong 60 năm qua, kể từ ngày tỉnh Quảng Ninh được thành lập tới nay (1963-2023), văn nghệ dân gian Quảng Ninh đồng hành với sự phát triển của tỉnh, góp phần bảo tồn xây dựng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ninh. Đến nay, đội ngũ sưu tầm nghiên cứu văn hóa ở Quảng Ninh đã có 46 tác phẩm viết về văn hoá dân gian các dân tộc Quảng Ninh.

Công tác nghiên cứu gắn liền với sưu tầm nghiên cứu bảo tồn nghệ nhân dân gian. Đến nay, Quảng Ninh đã có 76 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian Việt Nam, trong đó có 2 Nghệ nhân Nhân dân và 36 Nghệ nhân Ưu tú.

Hội Văn nghệ dân gian tỉnh cũng đã thành lập được 48 câu lạc bộ văn hoá dân gian ở các thôn, khe, bản, biểu diễn phục vụ cho các lễ hội địa phương, tham gia liên hoan các tỉnh bạn đều được đánh giá cao. Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Quảng Ninh đã có rất nhiều đóng góp quan trọng trong công tác sưu tầm, bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa, văn nghệ dân gian trên địa bàn tỉnh. Đến nay, Hội Văn nghệ dân gian đã phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao, các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp thực hiện nhiều dự án, đề tài, công trình nghiên cứu có giá trị về văn hóa các dân tộc. 

Đồng bào Sán Chỉ xã Húc Động hát soóng cọ bên đường.
Trai gái dân tộc Sán Chỉ xã Húc Động trình diễn một tiết mục hát soóng cọ bên đồi.

– Những công trình ông vừa kể có ý nghĩa như thế nào đối với công tác bảo tồn, gìn giữ văn nghệ dân gian của tỉnh, thưa ông?

+ Có thể khẳng định, những công trình nghiên cứu, sưu tầm văn nghệ dân gian đã thể hiện quá trình làm việc say mê, nghiêm túc của các hội viên cũng như sự vào cuộc, phối hợp, hỗ trợ sâu sắc từ các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung. Đặc biệt, những công trình, đề tài nghiên cứu, sưu tầm đã được in, xuất bản thành sách sẽ trở thành vốn tư liệu quý giá, ý nghĩa, thiết thực phục vụ cho quá trình nghiên cứu về văn hóa dân gian Quảng Ninh, giới thiệu cho bạn bè biết đây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, giàu truyền thống văn hoá dân gian.

Những công trình về văn nghệ dân gian được nghiên cứu, sưu tầm đều đã góp phần làm sâu sắc ý nghĩa và giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Quảng Ninh nói riêng, làm phong phú đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam nói chung. Qua đó, không ngừng khơi dậy tinh thần bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc trong đông đảo tầng lớp nhân dân, góp phần trong công tác giáo dục tri thức, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ.

Đồng thời, những công trình nghiên cứu này còn phục vụ kịp thời cho nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tổ quốc trong tình hình mới, phục vụ phát triển kinh tế, du lịch… đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ và bền vững của địa phương, đất nước.

– Ông có thể lấy ví dụ về việc nghiên cứu văn hóa dân gian góp phần bảo vệ biên giới?

+ Bên trên tôi cũng đã nói qua về người Dao Quảng Ninh. Cụ thể hơn, người Dao Quảng Ninh đông thứ hai sau người Kinh, tìm được nguồn gốc phong tục tập quán của họ gắn với miền đất này thế nào. Hay như người Tày Quảng Ninh họ đến đây từ khi nào, văn hoá thế nào, tại sao cây đàn tính của họ chỉ có hai dây thay vì 3 dây như ở nơi khác.

Nghiên cứu văn hóa dân gian của các dân tộc để chúng ta hiểu đồng bào mình hơn, góp phần bảo tồn văn hoá, bảo tồn các lễ hội dân gian, tập trung bảo tồn hát đối, hát giao duyên của các dân tộc thiểu số và cả hát giao lưu giữa cư dân hai bên biên giới, lễ hội dân gian các dân tộc thiểu số đưa văn hoá dân gian vào đời sống, khẳng định niềm tự hào của nhân dân các dân tộc.  

Công tác bảo tồn văn hoá các dân tộc thiểu số không chỉ phát huy những giá trị di sản văn hoá truyền thống, mà còn tăng cường xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, xây dựng hệ thống các công trình văn hoá tại các thôn, làng, bản, đồng thời nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Như thế, sưu tầm nghiên cứu văn hoá phục vụ bảo tồn, bảo vệ xây dựng đất nước.

– Bên cạnh những kết quả đã đạt được, theo ông, những vấn đề nào đang đặt ra đối với công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa, văn nghệ dân gian hiện nay của Quảng Ninh?

+ Việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Quảng Ninh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Lực lượng tham gia nghiên cứu văn nghệ dân gian, nhất là các nhà nghiên cứu trẻ, được đào tạo bài bản cũng đang thiếu hụt cần có sự bổ sung cũng như cần mở rộng thêm đến nhiều đối tượng khác ở các địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

– Vậy những giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới là gì, thưa ông?

+ Tôi nghĩ rằng cần tiếp tục thực hiện tốt công tác sưu tầm, xuất bản một số tác phẩm tiêu biểu của loại hình văn nghệ dân gian tại địa phương, bảo tồn ngay chính trong đời sống của cộng đồng thông qua việc truyền dạy một cách thường xuyên từ cơ sở. Bên cạnh đó, cần duy trì các ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc, liên hoan ca múa nhạc dân gian, triển lãm văn hóa các dân tộc.

Cần chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị các bản, làng truyền thống; bảo tồn, phát triển kiến trúc nhà ở truyền thống; trang phục dân tộc; văn học dân gian, văn nghệ dân gian, trò chơi dân gian, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, văn hoá ẩm thực, tri thức dân gian, công cụ lao động sản xuất truyền thống; nhạc cụ, khí cụ, hàng thổ cẩm, đồ gốm sứ, các cổ vật, di vật quý còn đang lưu giữ trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Cần có sự sưu tầm và nghiên cứu một cách có hệ thống hơn và cần sự chung tay vào cuộc của ngành văn hoá, các hội văn nghệ dân gian, lực lượng biên phòng, Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia NTM tỉnh, các địa phương cũng như toàn xã hội.

– Cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn này!



Nguồn

Cùng chủ đề

Bắc Then lên gặp mường trời

Người Tày Quảng Ninh có văn hóa đặc sắc là đón các bà then về làm nghi lễ then cầu bình an, cầu những điều tốt đẹp. Trong diễn xướng nghi lễ then cổ, lời then trực tiếp miêu tả đoàn quân then rầm rập mang lễ vật qua các bản mường trời để đến nơi cao nhất. Then tức là thiên nghĩa là trời, do đồng bào phát âm chệch đi mà thành then. Lời then diễn tả quãng...

Trang phục của người Dao Thanh Y ở Ba Chẽ

Trang phục dân tộc truyền thống là tri thức dân gian, yếu tố tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc, góp phần giải mã văn hóa tộc người. Trang phục truyền thống cũng là mảnh ghép quan trọng thể hiện tinh hoa văn hóa, là “căn cước” văn hóa của người Dao Thanh Y. Tại Ba Chẽ, người Dao Thanh Y cư trú nhiều nhất ở xã Nam Sơn, xã Thanh Lâm và xã Đồn Đạc. Theo truyền thuyết...

Khai hội truyền thống Bạch Đằng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 14/4

Theo kế hoạch, Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm 2024 sẽ diễn ra trong 4 ngày từ 14 đến 17/4, tại đền Trần Hưng Đạo - miếu Vua Bà (phường Yên Giang), TX Quảng Yên.  Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm nay được tổ chức nhân kỷ niệm 1086 năm (938-2024), 1043 năm (981-2024) và 736 năm (1288-2024) chiến thắng Bạch Đằng. Lễ hội Bạch Đằng có nhiều hoạt động như: Khai hội, tế yết ở đình Yên...

Hội đình giữa bản làng đồng bào dân tộc

Đình làng là không gian văn hoá các làng xã của người Kinh dưới xuôi, đặc biệt là khu vực châu thổ đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, tại Quảng Ninh, có một số ngôi đình rất đặc biệt nằm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, rất cần được quan tâm nghiên cứu. Trong số những ngôi đình đó có 2 ngôi đình liên quan đến tín ngưỡng của người Tày. Điểm đặc biệt nữa là tuy nằm...

Vũ điệu hành quang của đồng bào Sán Dìu

Trong mùa xuân, các đám hát càng sôi nổi, trai gái khắp các bản làng đi hội chơi xuân, đến với lễ đại phan (mừng cơm mới, cơm to), lễ hội lớn nhất của người Sán Dìu và để được xem vũ khúc hành quang. Múa hành quang (người Sán Dìu phát âm là háng cong) với ý nghĩa là hành quang tiếp sứ, mở đường nghênh tiếp thần và tống thần là vũ điệu chủ đạo trong lễ hội...

Cùng tác giả

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao. Theo đặc phái viên TTXVN, trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên...

Tăng cường quản lý hóa chất nguy hiểm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Các loại hóa chất đặc biệt, chất cấm, hóa chất nguy hiểm trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm sản xuất, sử dụng có nguy cơ gây mất an toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người nếu để xảy ra sự cố, do đó, đại biểu Quốc hội đề nghị cần rà soát, xem xét lại các loại hóa chất này để đưa vào danh mục kiểm soát chặt chẽ. Cần siết chặt quản lý hóa chất nguy hiểm Chiều...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được Quốc hội thông qua chiều 23/11, với 413/422 đại biểu tán thành, gồm 9 chương, 95 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 23/11, Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu tán thành. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) gồm 9 chương, 95 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật Di...

Tuấn Ngọc là á vương 1 trong tiếc nuối, Puerto Rico đoạt Nam vương Thế giới Mr World 2024

Đêm chung kết cuộc thi Nam vương Thế giới khép lại với ngôi vị cao nhất thuộc về Danny Mejía Romero đến từ Puerto Rico. Tối 23/11, đêm chung kết cuộc thi Mr World 2024 (Nam vương Thế giới) diễn ra tại NowaWard Phan Thiết, với sự tranh tài của hơn 60 nam vương đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Nam vương Thế giới 2024 gọi tên Puerto Rico Các nam vương trải qua những phần thi:...

Thông cáo báo chí số 24, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ bảy, ngày 23/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 24 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Thứ bảy, ngày 23/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 24 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn...

Cùng chuyên mục

Tuấn Ngọc là á vương 1 trong tiếc nuối, Puerto Rico đoạt Nam vương Thế giới Mr World 2024

Đêm chung kết cuộc thi Nam vương Thế giới khép lại với ngôi vị cao nhất thuộc về Danny Mejía Romero đến từ Puerto Rico. Tối 23/11, đêm chung kết cuộc thi Mr World 2024 (Nam vương Thế giới) diễn ra tại NowaWard Phan Thiết, với sự tranh tài của hơn 60 nam vương đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Nam vương Thế giới 2024 gọi tên Puerto Rico Các nam vương trải qua những phần thi:...

MAMA 2024 bị chỉ trích, khán giả bảo ‘đây như một vụ lừa đảo, tôi cảm thấy bị phản bội!’

Khán giả la ó vì thất vọng khi mong đợi thưởng thức màn hát live APT. của Rosé BlackPink và Bruno Mars. MAMA 2024 thực sự đã làm người hâm mộ phẫn nộ. Ngày 22-11 (theo giờ Việt Nam), lễ trao giải MAMA 2024 (Mnet Asian Music Awards) tổ chức tại Log Angeles, Mỹ vào buổi sáng và Nhật Bản vào buổi chiều với sự quy tụ của nhiều sao K-pop nổi tiếng, đặc biệt là Rosé (BlackPink) và "anh...

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Hoài Lâm đổi nghệ danh do Hoài Linh đặt

Ca sĩ Hoài Lâm gây chú ý khi dùng tên thật đi hát thay vì nghệ danh do NSƯT Hoài Linh đặt cho. Hoài Lâm vừa chia sẻ hình ảnh đêm diễn mới với khán giả. Đáng chú ý, anh lấy tên Tuấn Lộc để đi diễn. Đây cũng chính là tên thật của nam ca sĩ. Trước sự thay đổi này, giọng ca Hoa nở không màu chỉ nói ngắn gọn: "Tôi vẫn đi hát bình thường, chỉ là...

Multiverse – ‘vũ trụ’ âm nhạc của Tùng Dương

Trong album "Multiverse", Tùng Dương miêu tả hành trình khám phá bản thân của mỗi con người và khát khao vượt lên những quy luật về không gian, thời gian. Album được Tùng Dương ấp ủ hai năm, ra mắt cuối tháng 11. Multiverse mang tinh thần artpop, thể loại ra đời những năm 1960 ở Anh với nhiều nét phá cách, pha trộn nhiều yếu tố như pop, rock và một số thể loại khác. Nối tiếp mạch cảm hứng...

Hồ Ngọc Hà hứa hẹn “chữa lành” những trái tim tổn thương vì yêu

Sau nhiều lần "hứa hẹn", "Cây đèn thần" của Hồ Ngọc Hà cũng chính thức ra mắt khán giả. "Cây đèn thần" là một ca khúc có giai điệu catchy, cuốn hút, do Trid Minh sáng tác, còn Wokeup làm sản xuất âm nhạc. MV do đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư thực hiện, với sự hỗ trợ của giám đốc sáng tạo Alex Fox, giám đốc thời trang Lâm Gia Khang. Với MV "Cây đèn thần", hiệu ứng thay đổi...

Phim kinh dị 18+ có Hồng Đào, Thùy Tiên còn hạn chế

"Linh miêu: Quỷ nhập tràng" có nỗ lực khai thác yếu tố kinh dị dân gian Việt Nam, từ đó lồng ghép nhiều thông điệp về nhân quả trong xã hội phong kiến. Song, phim vẫn còn hạn chế về kỹ xảo, kịch bản và diễn xuất. Phim kinh dị Linh miêu: Quỷ nhập tràng gây chú ý khi quy tụ các gương mặt quen thuộc như Hồng Đào, hoa hậu Thùy Tiên, Samuel An, Thiên An… Đứng sau dự...

Hoành Mô quan tâm xây dựng đời sống văn hóa

Trong quá trình xây dựng NTM, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xã Hoành Mô đặc biệt quan tâm và triển khai có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nhờ đó, mức hưởng thụ văn hóa, đời sống tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên. Các buổi sinh hoạt của CLB hát then, đàn tính ở xã Hoành Mô luôn đông đủ các...

Tăng Duy Tân, Da LAB, HIEUTHUHAI… nhưng Trúc Nhân mới đứng đầu cuộc đua top trending YouTube

Những ngày cuối năm là dịp để nghệ sĩ Việt đua nhau tung sản phẩm mới. HIEUTHUHAI mặc dù "đỉnh nóc, kịch trần' vẫn bị Trúc Nhân soán ngôi. Đây là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa những cái tên như HIEUTHUHAI, Trúc Nhân, Hoàng Dũng, Da LAB… Một số ca khúc nhanh chóng dẫn đầu các bảng xếp hạng. Vài người khác gặp khó khăn khi leo hạng. HIEUTHUHAI bị Trúc Nhân soán ngôi Cái tên dẫn đầu bảng xếp hạng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất