Powered by Techcity

“Cần làm song song cả tuyên truyền và chỉnh trang di tích cho Yên Tử”

Sau khi hoàn chỉnh, bộ hồ sơ chính thức đề cử Quần thể di tích – danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc (gọi tắt là Hồ sơ Yên Tử) đã được gửi sang Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO vào cuối tháng 1 vừa qua. Kể từ đó tới nay, 3 địa phương trong vùng di sản là Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang đã bắt tay vào triển khai hàng loạt công việc, như công tác truyền thông, chỉnh trang các di tích, xây dựng các biển bảng, quy chế, nội quy… chuẩn bị cho việc đón đoàn chuyên gia của Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế (ICOMOS) sang thẩm định thực tế, dự kiến vào tháng 8 tới đây.

Về dự hội nghị tuyên truyền về giá trị Quần thể di sản đề cử quy mô lớn, tại Khu di tích – danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí) vào tháng 5 vừa qua, PGS.TS. Tống Trung Tín (ảnh), Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, đại diện đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ Yên Tử, đã có cuộc trao đổi với phóng viên về những nhiệm vụ cần thiết trong thời điểm này.

– Thưa ông, có thể thấy là nhiệm vụ tuyên truyền về giá trị di sản cho rộng rãi các đối tượng, từ lãnh đạo các cấp cho tới cán bộ, nhân viên các ban quản lý di tích, tăng ni, phật tử và nhân dân trong vùng di sản, được các chuyên gia rất đề cao trong giai đoạn hiện nay?

+ Đúng vậy, chuẩn bị cho đợt thẩm định thực địa quan trọng này, để chuyên gia UNESCO có thể đánh giá đúng, toàn diện về những giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn, tính xác thực của quần thể di sản, cần có những đợt thông tin rộng rãi về giá trị di sản tới nhiều đối tượng khác nhau, từ lãnh đạo các tỉnh cho tới cấp huyện, cấp xã trên địa bàn 3 tỉnh, từ đó tiếp tục tuyên truyền, lan toả nội dung này cho người dân, du khách, các cơ quan, đơn vị ủng hộ cho di sản, góp phần bảo vệ cho sự thành công của hồ sơ Di sản thế giới Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc.

Theo các chuyên gia thì việc tuyên truyền cần được chia theo các cấp độ khác nhau với những yêu cầu khác nhau, vì sao lại như vậy?

+ Ở hội nghị vừa rồi, như PGS.TS. Trần Tân Văn cũng đã phân tích thì ông đã chia ra 4 đối tượng. Trong đó, cấp độ thứ nhất là lãnh đạo, chính quyền các cấp cần cơ bản nắm được tóm tắt hồ sơ, câu chuyện di sản, số lượng di tích, cụm di tích thành phần nằm trong hồ sơ di sản dạng chuỗi của Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc; các tiêu chí được lựa chọn; các yêu cầu về bảo vệ và quản lý; các áp lực quản lý nên quần thể di tích và danh thắng này cũng như một số chi tiết về bộ máy quản lý.  

Các chuyên gia khảo sát tại đền Sinh, thuộc khu di tích nhà Trần tại Đông Triều. Ảnh lấy từ trang web của địa phương.

Thứ hai là đối với cộng đồng dân cư địa phương, nhà sư sống gần di tích cần chuẩn bị ít nhất nắm sơ bộ về câu chuyện di sản, các di tích thành phần nơi mình đang trụ trì, đang sinh sống, các di sản văn hoá phi vật thể đi kèm, thái độ, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng đối với các di tích và cụm di tích đó.

Thứ ba là ban quản lý các khu di tích, đây là đối tượng trực tiếp tham gia vào công tác quản lý, bảo tồn các di tích, cho nên mức độ yêu cầu ít nhất là cũng phải nắm bắt được những vấn đề giống như đối tượng 1. Thêm nữa, nắm được đặc điểm cụm di tích, di tích mình quản lý, tính toàn vẹn, tính xác thực, diện tích cụm di tích và công tác khoanh vùng bảo vệ di sản, cơ chế phối hợp trong quản lý giữa 3 tỉnh.

Thứ tư là nhóm các chuyên gia tư vấn sẽ đi cùng với chuyên gia thẩm định của UNESCO để chứng minh, giải thích, trả lời những chất vấn của họ, vì vậy yêu cầu nắm được tất cả những nội dung nêu trên theo chuyên môn của mình.

Thế hệ trẻ dâng hương tưởng nhớ các tiền nhân tại đền Trần Hưng Đạo – miếu Vua Bà, thuộc khu di tích lịch sử Bạch Đằng (Quảng Yên). Ảnh: Phạm Chiến Thắng (CTV)

Quần thể di sản Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc có dạng chuỗi liên hoàn, trải rộng trên phạm vi của 3 tỉnh, thuộc 6 khu di tích Quốc gia và Quốc gia đặc biệt. Câu chuyện về di sản thực sự rất khó, ngay cả nhiều nhà nghiên cứu cũng còn chưa hiểu thấu đáo nếu mà không đi sâu, không để tâm nghiên cứu, tìm hiểu. Chính vì thế, việc tuyên truyền phải chia ra các cấp độ khác nhau như tôi vừa nói trên, để nắm bắt được, để chúng ta có thể bảo vệ di tích của mình và khi chuyên gia của UNESCO đi kiểm tra mà muốn hỏi xem chúng ta hiểu di tích như thế nào, biết về giá trị di tích ra sao thì chúng ta biết những thông tin cơ bản để mà trả lời.

Muốn làm được điều đó thì trước hết là các ban quản lý di tích phải nắm rất chắc các di tích mà mình quản lý nằm trong những giai đoạn nào, thuộc loại hình nào, hay đóng góp cái gì cho câu chuyện di sản thế giới của Yên Tử. Các ban quản lý di tích kết hợp với các chuyên gia, kết hợp sự chỉ đạo của cấp trên, cần ngay lập tức soạn lại những cái đó, rồi mình in những tờ rơi, viết những bài đơn giản về giá trị, về nhận diện di sản… tuyên truyền cho bà con nhân dân. Hay chúng ta có thể tổ chức những lớp tập huấn với kiến thức thông tin, tuyên truyền ngắn gọn, đơn giản thôi mà đầy đủ, dễ hiểu.

Tháp cổ tại vườn tháp Huệ Quang thuộc khu di tích – danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí).

– Vậy còn tâm thế các chuyên gia như ông hiện nay thế nào?

+ Các chuyên gia tư vấn sẽ đi cùng với chuyên gia thẩm định của UNESCO để chứng minh, giải thích, trả lời những chất vấn của họ. Cho tới thời điểm hiện nay thì các chuyên gia không có vấn đề gì cả, đều rất sẵn sàng, như tôi chẳng hạn là tôi sẵn sàng “chiến đấu” ở mọi cấp độ. Họ phải hỏi mình và chúng tôi không có điều gì e ngại cả.

Nhưng sợ nhất là tại di tích mà khâu bảo vệ cứ lôm nhôm, các thứ sắp đặt lộn xộn, đưa nhiều hiện vật lạ vào thờ cúng, đó mới là cái đáng lo nhất. Nhiều di tích lớn trong quần thể di sản Yên Tử cũng đã được các đơn vị quản lý, bảo vệ rất tốt, như Yên Tử rồi Côn Sơn, Kiếp Bạc, Vĩnh Nghiêm… Khi chúng tôi đi xem trực tiếp, người thật – việc thật – nói thật – di vật thật, tôi sẽ đưa ra nhận xét, đánh giá ngay lập tức.

Các đoàn viên thanh niên TX Đông Triều tổ chức dọn vệ sinh môi trường tại di tích chùa Hồ Thiên, thuộc khu di tích nhà Trần trên địa bàn. Ảnh lấy từ trang web của địa phương.

Qua thực tế hiện nay cho thấy, có 2 câu chuyện cần phải làm ngay. Các địa phương cần rà soát, kiểm tra lại tất cả các di tích, di vật của mình, để bảo vệ, để giữ cho đúng theo các quy định của luật pháp hiện hành, theo đúng tinh thần của UNESCO. Đến di tích mà thấy lôm nhôm, luộm thuộm thì sắp xếp lại. Rồi các bảng biển chưa chuẩn, tiếng Anh chưa chuẩn, sắp xếp lại. Thờ cúng mà mình cứ hay đưa vật lạ vào thì cũng phải xem xét để sắp xếp lại.

Khâu tuyên truyền cũng rất cần thiết, như hội nghị lớn hôm nay rất thiết thực cho việc tăng cường sự hiểu biết về lịch sử Trúc Lâm, về các di tích Trúc Lâm, hiểu biết về giá trị Trúc Lâm, về câu chuyện mà di sản của tiền nhân để lại cho chúng ta, cho các thế hệ mai sau của chúng ta cũng như cho nhân loại.

Như vậy, tuyên truyền và chỉnh trang di tích là hai việc cần làm trực tiếp bây giờ, làm song song cả hai. Những cái đấy cũng đơn giản mà, từng đơn vị, địa phương cứ theo thực tế, theo chức năng, nhiệm vụ của mình mà làm. 

– Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!



Nguồn

Cùng chủ đề

Nền văn hoá biển độc đáo

Hạ Long không chỉ nổi tiếng về giá trị địa chất - địa mạo, về cảnh quan thiên nhiên mà còn là tên gọi của một nền văn hoá biển đặc sắc. Quảng Ninh là một trong những địa bàn cư trú liên tục của người Việt cổ. Từ khoảng 5.000 năm đến 3.500 năm cách ngày nay, chủ nhân Văn hóa Hạ Long đã tiến ra chiếm lĩnh và khai thác vùng đồng bằng ven biển và các đảo....

Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Sáng 30/11, tại Quần thể di tích Am - Chùa Ngọa Vân (phường Bình Khê, thành phố Đông Triều), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Đông Triều đã phối hợp tổ chức “Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn”. Tại buổi lễ tưởng niệm, sau nghi thức dâng hương, các đại biểu, tăng ni, phật tử, cùng người dân, du khách, đã được nghe tiểu sử...

Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 11/2024

Sáng 29/11, tại huyện Bình Liêu, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Huyện ủy Bình Liêu tổ chức hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 11/2024. Tại hội nghị, đồng chí Lý Văn Bình, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bình Liêu, thông tin về quá trình xây dựng và trưởng thành của huyện Bình Liêu qua 105 năm thành lập. Đặc biệt là hành trình xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023,...

Đoàn công tác tỉnh Quảng Ninh đối thoại cấp chuyên gia với Trung tâm Di sản thế giới UNESCO tại Pháp

Thực hiện thư mời tại tham chiếu số GB/AS 1732, WHP. Inv ngày 18/10, của Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế ICOMOS về việc đối thoại trực tiếp về hồ sơ khoa học Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới, sáng 26/11, Đoàn công tác đối thoại cấp chuyên gia của Việt Nam do đồng chí Nguyễn...

Đối thoại trực tiếp về hồ sơ khoa học Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn,...

Thực hiện thư mời tại tham chiếu số GB/AS 1732, WHP. Inv ngày 18/10/2024 của Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế ICOMOS về việc đối thoại trực tiếp về Hồ sơ khoa học Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử- Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới, Đoàn công tác đối thoại cấp chuyên gia của Việt Nam do đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch...

Cùng tác giả

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Cùng chuyên mục

Tóc Tiên bất ngờ trượt 2 suất đầu tiên gia nhập nhóm nhạc Chị đẹp đạp gió

Tóc Tiên không phải một trong 2 "chị đẹp" đầu tiên chắc suất tham gia nhóm nhạc thành đoàn của "Chị đẹp đạp gió 2024". Đêm 21/12, nhà sản xuất "Chị đẹp đạp gió 2024" chính thức công bố kết quả bình chọn các "chị đẹp" ở các mạng mục. Danh sách hạng mục bình chọn gồm có: "Chị đẹp được yêu thích nhất"; "Đội trưởng được yêu thích nhất"; "Chị đẹp truyền cảm hứng"; "Nữ thần giải trí"; "Chị đẹp...

5 ca sĩ trẻ đông fan nhất 2024: HIEUTHUHAI hay Phương Mỹ Chi?

Nhạc Việt 2024 chứng kiến sự đột phá của loạt nghệ sĩ trẻ. HIEUTHUHAI, Dương Domic, MONO, Phương Mỹ Chi, tlinh là những cái tên ngày càng được chú ý, thu hút nhiều người hâm mộ. 1. HIEUTHUHAI HIEUTHUHAI tên thật là Trần Minh Hiếu, sinh năm 1999, nổi bật từ chương trình King of Rap 2020. Sau cuộc thi, anh và nhóm Gerdnang ra mắt nhiều sản phẩm âm nhạc như: Mamma Mia, Vệ tinh, Nghe như tình yêu, Ngủ...

Khởi động các cuộc thi sắc đẹp 2025, Hoa hậu Việt Nam trở lại

Dù chưa kết thúc năm, nhiều cuộc thi sắc đẹp 2025 đã chính thức khởi động, thông báo tuyển sinh. Đáng chú ý là cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 sẽ được công bố vào cuối tháng 12 năm nay. Miss Cosmo Vietnam 2025, Miss Grand Vietnam 2025 là hai cuộc thi khởi động đầu tiên và chính thức bắt đầu tuyển sinh trong cả nước. Hoa hậu Việt Nam trở lại Sau 6 mùa giải tổ chức, cuộc thi Hoa...

Những anh trai được cứu

Bằng cách này hay cách khác, tất cả nghệ sĩ tham gia 2 show Anh trai đều được hưởng lợi. Có người được tận hưởng trở lại hào quang sau giai đoạn dài mất hút. Nhiều nghệ sĩ đã bứt lên phủ sóng mạng xã hội. Đầu tiên là trường hợp của SOOBIN Hoàng Sơn. Một năm trước, nam ca sĩ ra mắt MV tiền tỷ Heyyy, mở đầu cho album đầu tay của sự nghiệp. SOOBIN quảng bá rầm...

Home alone, Love actually và những bộ phim kinh điển về ngày Giáng sinh

Trong tiết trời se lạnh, không gì tuyệt bằng việc thưởng thức những bộ phim để tạm gác lại những bộn bề cuối năm, dành thời gian vui vẻ bên gia đình và bạn bè. Dưới đây là 10 bộ phim Giáng sinh kinh điển nhất mọi thời đại không nên bỏ lỡ. Giáng sinh đến gần, mọi người thường tìm kiếm những ấm áp để quây quần cùng gia đình hoặc thả mình trong những phút giây yên bình....

Phim có Việt Hương, Hồng Đào thu hơn 25 tỷ đồng

Phim Việt "Chị dâu" vượt mặt bom tấn "Mufasa: Vua sư tử" để dẫn đầu phòng vé tuần qua. Với chiến lược quảng bá tốt và sự góp mặt của dàn diễn viên tên tuổi, phim thu về hơn 25 tỷ đồng trong tuần mở màn. Sự xuất hiện của phim Việt Chị dâu đã thay đổi cục diện phòng vé tuần qua. Ngay từ những suất chiếu sớm, dự án vượt mặt bom tấn Mufasa: Vua sư tử để...

Đặc sắc Chợ phiên vùng cao Ba Nhất và chương trình “Khúc tình ca miền Sán Cố”

Ngày 22/12, tại xã Quảng An, huyện Đầm Hà, UBND xã Quảng An tổ chức Chợ phiên vùng cao Ba Nhất miền Sán Cố tại thôn Làng Ngang và chương trình văn nghệ chủ đề “Khúc tình ca miền Sán Cố" tại thôn Tầm Làng nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12 (1944-2924). Bà con nhân dân đến chợ phiên được nghe các thành viên của CLB Hát Sán Cố xã Quảng An biểu diễn...

Người đưa điệu Then Tày Bình Liêu vượt trùng dương

Sau hơn 2 tháng mang điệu Then Tày đến với nước Pháp xa xôi, anh Tô Đình Hiệu, Giám đốc Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Bình Liêu, vẫn chưa hết xúc động khi giữa Paris hoa lệ, Nice xinh đẹp, âm thanh ngọt ngào, sâu lắng của điệu hát Then, tiếng đàn Tính lại được khán giả đón nhận, tán thưởng đến thế. Then Tày là nguồn sống của tôi Tự hào được sinh ra trong lòng bản...

Quỳnh Nga lột xác khiêu vũ xuất sắc khiến Khánh Thi ngỡ ngàng

Ở tập 5 của "Bước nhảy Hoàn vũ 2024", Khánh Thi khẳng định tiết mục của Quỳnh Nga xuất sắc còn Đoan Trang thì hô to: "Tuyệt vời! Tuyệt vời! Không thể tin được". Ở tập 5 của Bước nhảy Hoàn vũ 2024, kết thúc vòng thi đầu tiên, các thí sinh và vũ công bỏ phiếu thiện cảm cho người mình muốn ghép đôi ở vòng kế tiếp, dựa vào kết quả bỏ phiếu để hình thành các cặp...

Tổng kết, trao giải và triển lãm cuộc thi ảnh “Quảng Ninh hội tụ và lan tỏa”

Sáng 22/12, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm cuộc thi ảnh nghệ thuật với chủ đề "Quảng Ninh hội tụ và lan tỏa". Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Quảng Ninh hội tụ và lan tỏa" được tổ chức từ tháng 5/2024 với mong muốn được giới thiệu và lan tỏa hình ảnh đẹp của Quảng Ninh đến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất