Powered by Techcity

Cần đẩy mạnh phân cấp, bỏ xin – cho, khuyến khích cán bộ dám nghĩ dám làm

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, bỏ cơ chế xin – cho, khuyến khích cán bộ dám nghĩ dám làm, bởi nếu không đẩy nhanh các cải cách, thì các nhà đầu tư hoàn toàn có thể sẽ tìm đến nước khác để đầu tư.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế-xã hội sáng 23/5.

Sáng 23/5, trong phiên thảo luận tại tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, quý I vừa qua, mặc dù không đạt được một số chỉ tiêu nhưng Việt Nam vẫn được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao.

Mới đây nhất, trong báo cáo Cập nhật triển vọng kinh tế thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong các quốc gia đang phát triển được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng cao nhất cho đến năm 2029.

“Chúng ta không tô hồng kết quả nhưng cũng không nên bi quan, nên tập trung vào những nhiệm vụ giải pháp nào đến cuối năm”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Bên cạnh một số điểm sáng như ban hành nhiều cơ chế, chính sách cho các địa phương, đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án trọng điểm quốc gia, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, giải quyết những ách tắc khó khăn của nền kinh tế…, Bộ trưởng cho rằng cũng cần nhìn nhận một số hạn chế.

Cụ thể, doanh nghiệp còn còn nhiều khó khăn, thị trường bất động sản chưa phục hồi như kỳ vọng, thị trường vàng có nhiều diễn biến phức tạp, tình trạng giá máy bay tăng cao gây ảnh hưởng đến thị trường du lịch…

Về nguyên nhân của những hạn chế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn chung của thế giới. Ngoài ra, nền kinh tế nước ta có độ mở rất lớn, phụ thuộc vào xuất khẩu và thương mại, do đó dễ bị ảnh hưởng khi kinh tế bên ngoài biến chuyển.

“Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đang chuyển đổi, đang cơ cấu lại nên cũng có những khó khăn từ nội tại và có độ trễ, không thể ngày một và ngày hai thay đổi được”, Bộ trưởng nêu.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, chúng ta không tô hồng kết quả nhưng cũng không nên bi quan, nên tập trung vào những nhiệm vụ giải pháp nào đến cuối năm.

Đề cập một số giải pháp và nhiệm vụ trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh cần tập trung vào những giải pháp trong ngắn hạn và có tính đến dài hạn; tập trung vào đẩy mạnh 3 động lực: đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu cũng như đẩy mạnh các động lực mới: chuyển đổi nền kinh tế, nhất là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

“Chúng ta cũng phải tập trung vào các ngành công nghiệp mới mà ta có điều kiện tham gia sâu hơn, ví dụ như chip bán dẫn”, Bộ trưởng cho hay.

Thêm vào đó, cần đẩy mạnh đào tạo nguồn lực, đẩy nhanh các dự án đầu tư công quan trọng; cải thiện thể chế, giải quyết các ách tắc, vướng mắc hiện nay; bổ sung và điều chỉnh đồng bộ một số luật cần thiết; tạo điều kiện để cán bộ dám nghĩ dám làm.

Ngoài thể chế, một vấn đề nữa được Bộ trưởng đề cập là phải cải cách thêm nữa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư mạnh hơn; phải xem xét thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực thế nào, môi trường đầu tư kinh doanh thế nào, các thủ tục đầu tư xây dựng thế nào…

Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh cần đẩy mạnh phân cấp, bỏ xin – cho, khuyến khích cán bộ dám nghĩ dám làm. “Nếu chúng ta không đẩy nhanh các cải cách, thì các nhà đầu tư hoàn toàn có thể sẽ tìm đến nước khác để đầu tư”, Bộ trưởng lưu ý.

Về cơ chế, chính sách cho các địa phương, theo Bộ trưởng, có lẽ cần báo cáo Bộ Chính trị về chủ trương, báo cáo Quốc hội và Chính phủ đánh giá lại các cơ chế chính sách đặc thù cho một số địa phương đã ban hành và áp dụng. Nếu chính sách đó đúng, trúng và hiệu quả thì nên nhân rộng cho các địa phương khác.

Ngoài ra, Bộ trưởng cho rằng cần tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, giúp khơi thông nguồn lực. “Không cần mới ở đâu cả, chúng ta chỉ cần giải quyết nhanh cho các dự án đang bị tắc, khơi thông được là đã thúc đẩy rất nhiều cho nền kinh tế, tạo niềm tin và nguồn lực mới”, Bộ trưởng nêu rõ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và cắt bỏ tất cả các thủ tục không cần thiết

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chú trọng cải cách hành chính từ cơ sở và cắt bỏ tất cả các thủ tục không cần thiết với người dân và doanh nghiệp; "phải có cảm xúc trước vướng mắc của người dân và doanh nghiệp để làm việc với trách nhiệm cao nhất". Chiều ngày 14/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ...

Cùng tác giả

Xu hướng du lịch 2025: khách dần từ bỏ nơi xa hoa, đông đúc

Thay vì xu hướng chi tiêu mạnh tay cho du lịch giống thời điểm sau dịch, năm 2025, du khách hướng đến những nơi phải trả ít tiền hơn. 63% trong 25.000 du khách được hỏi từ 19 quốc gia cho biết sẽ đến một nơi ít đông đúc trong chuyến đi tiếp theo. Số lượng tìm kiếm các chuyến bay trên Expedia từ 1/9/2023 đến 31/8/2024 cho thấy top 10 điểm đến du khách ngày càng quan tâm thuộc...

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Bài phát biểu khai mạc Kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: "Kính thưa đồng...

Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chiều 21/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường tiến hành thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước đối với ông Lương Cường bằng hình thức biểu quyết điện tử. Thứ Hai, ngày 21/10/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc...

Toàn văn Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025. Sáng 21/10, tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, dự kiến kế...

Sửa Luật Điện lực hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0

Chiều 21/10, tiếp tục nội dung Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên đã trình bày trước Quốc hội về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Tiếp tục nội dung Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 21/10, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Theo Tờ trình, sau khi được ban hành, việc thực thi Luật Điện lực...

Cùng chuyên mục

Lãi suất tiết kiệm tăng, giảm trái chiều

Lãi suất tiền gửi có xu hướng chững lại khi chỉ có một vài ngân hàng điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất kể từ đầu tháng 10 đến nay, trong khi đó xuất hiện ngân hàng giảm lãi suất tiết kiệm. Tính riêng từ đầu tháng 10 trở lại đây, điểm danh các ngân hàng có tăng lãi suất tiền gửi bao gồm: LPBank, Bac A Bank và Eximbank tăng lãi suất tiết kiệm. Theo đó, ngân hàng Eximbank điều...

Để người dân, doanh nghiệp thiệt hại do bão tiếp cận được nguồn vốn

Để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sớm ổn định hoạt động sản xuất sau cơn bão số 3, thực hiện chỉ đạo của Trung ương và tỉnh, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã chủ động, trực tiếp làm việc, thực hiện một số giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn về vốn. Tuy nhiên, do các quy định còn có những vướng mắc nên nhiều người dân và doanh nghiệp vẫn chưa tiếp...

Vì sao nhiều tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam?

Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 so với dự báo trước đó, sau khi GDP quý 3 được công bố đạt 7,4%, cao hơn dự kiến. Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng từ 6,8 - 7% của năm 2024 là thách thức lớn, nhất là trong bối cảnh nhà xưởng, phương tiện sản xuất... của hàng loạt doanh nghiệp tại khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng...

Uỷ ban Kinh tế: Giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả của người dân

Uỷ ban Kinh tế đề nghị kiểm soát rủi ro của thị trường chứng khoán, vàng, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Sáng 21/10, trình bày báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết bên cạnh những kết quả đạt được tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 còn đối diện với một số khó...

Cách nào để ghìm cương giá vàng nhẫn tăng dữ dội?

Gần đây giá vàng nhẫn tăng dữ dội, liên tục lập đỉnh, phá kỷ lục lịch sử, làm cách nào để ngăn chặn đà tăng này? Già vàng nhẫn đang gây kinh ngạc khi mỗi ngày lại lập một kỷ lục mới, đắt chưa từng có trong lịch sử. Từng thấp hơn giá vàng miếng đến hơn chục triệu đồng/lượng, đến nay giá vàng nhẫn đã bám rất sát, neo cao nhất ở mức 85,7 triệu đồng/lượng (giá bán), trong...

Trình Quốc hội đề án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa ký tờ trình kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Dự án hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh thành Theo Chính phủ, dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có...

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, trong đó có khoảng 14 tỷ USD được giải ngân, cho thấy những tín hiệu lạc quan về triển vọng phục hồi của dòng vốn ngoại, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Cấu trúc vốn FDI đầu tư vào sản xuất có sự chuyển dịch tích cực với xu hướng gia tăng của...

Xuất khẩu hồ tiêu chính thức vượt mốc 1 tỷ USD

15 ngày đầu tháng 10, xuất khẩu hồ tiêu thu về 58,3 triệu USD, như vậy, tính từ đầu năm đến 15/10, xuất khẩu hồ tiêu chính thức thu về trên 1 tỷ USD. Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), 15 ngày đầu tháng 10, Việt Nam đã xuất khẩu 9.039 tấn hồ tiêu, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 58,3 triệu USD. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu chính chiếm 31,7%...

Bi hài chuyện thị trường cau: Giá ‘lên đỉnh’ rồi bất ngờ ‘quay xe’

Tưởng chừng các mặt hàng như móng trâu, lá điều tươi, giun đất, đỉa, ốc bươu vàng một dạo “hút hàng” từng là bài học đắt giá về thị trường, nhưng không.. . Nhiều ngày nay, mặt hàng cau bỗng trở thành mặt hàng nóng nhất trên thị trường nông sản khi đem lại nguồn lợi có thể nói là trong mơ với bà con trồng cau khi thị trường Trung Quốc hút hàng. Giá cau lập kỷ lục trong...

Giá vàng nhẫn tăng cao nhất mọi thời đại

Sáng nay (21/10), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh lên mức cao nhất mọi thời đạt sát mốc 86 triệu đồng/lượng. Thậm chí, giá mua vào của các doanh nghiệp kinh doanh vàng vượt vàng miếng SJC. Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng nhẫn 84,7 - 85,7 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 100.000 đồng/lượng so với sáng qua. Giá vàng nhẫn của Bảo Tín Minh Châu niêm yết 84,68 - 85,68 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất