Powered by Techcity

Cần có tư duy, cách tiếp cận đột phá trong nghiên cứu triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trục bắc-nam

Cần có tư duy, phương pháp luận và cách tiếp cận đột phá, đổi mới, tầm nhìn chiến lược, hiện đại, hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW trong việc nghiên cứu triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trục bắc-nam. Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục bắc-nam được tổ chức sáng 11/7 tại Trụ sở Chính phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến kết luận cuộc họp. Ảnh: Trần Hải.

Sau khi nghe lãnh đạo các bộ, ngành, đơn vị liên quan báo cáo, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, về cơ sở chính trị thì chúng ta có Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; về cơ sở pháp lý, có Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 9/11/2023 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; về cơ sở thực tiễn, nhu cầu vận tải của Việt Nam rất lớn, đất nước trải dài theo hướng bắc-nam, trong khi hạ tầng giao thông chưa phát triển, chi phí logistics còn cao, khoảng 17-18% so với thế giới hiện nay khoảng 10-11%, làm cho giá thành hàng hoá cao, sức cạnh tranh có hạn. Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh cần phải phát triển logistics toàn diện, lựa chọn các phương án tối ưu, trong đó có phương án đường sắt tốc độ cao.

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Trần Hải.

Về quan điểm, nguyên tắc: tư duy, phương pháp luận và cách tiếp cận cần đột phá, đổi mới, tầm nhìn chiến lược, hiện đại, hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW. Về mục tiêu, yêu cầu: Thủ tướng yêu cầu phải hoàn thành chiều dài đường sắt tốc độ cao 1.541km qua 20 tỉnh, thành phố; thời gian phấn đấu xây dựng trong 10 năm, đến năm 2035 hoàn thành. Từ đó, đối với các giải pháp, nghiên cứu hướng tuyến bảo đảm thuận lợi nhất, ngắn nhất, có thể “qua sông bắc cầu, qua núi khoét hầm, qua ruộng đắp nền”.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu ý kiến tại cuộc họp. Ảnh: Trần Hải.

Về tốc độ, các cơ quan chức năng đều nghiêng về 350km/giờ theo xu hướng hiện nay của thế giới. Về phạm vi, vận chuyển: Thủ tướng chỉ ra chúng ta có đầy đủ các loại hình vận tải trục bắc-nam, theo đó, đường bộ có quốc lộ 1, tuyến cao tốc bắc-nam, đường Hồ Chí Minh; đường hàng không, đường biển, đường sắt hiện hữu; cho nên, phải tận dụng mọi phương thức để bổ sung cho nhau.

Vấn đề lựa chọn loại hình vận tải theo hướng tập trung vào vận chuyển hành khách nhiều hơn, bên cạnh đó, do nhu cầu lưỡng dụng, phải kết hợp mục đích kinh tế với quốc phòng an ninh, nên phải tính cả vận chuyển hàng hoá, cùng với đó nâng cấp tuyến đường sắt hiện hữu để tập trung cho vận tải hàng hoá; triển khai quy hoạch phát triển vận tải biển để hỗ trợ vận tải đường sắt, đường bộ, đường hàng không, từ đó có sự lựa chọn chính xác. Về tổng mức đầu tư dự án, dự kiến 67 tỷ USD, Thủ tướng đề nghị cơ quan chức năng cần tính toán xem đã hợp lý chưa? Cần so sánh với tổng mức đầu tư đường sắt của Trung Quốc và các nước với tốc độ và quy mô tương tự.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu ý kiến tại cuộc họp. Ảnh: Trần Hải.

Về phương thức huy động vốn, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta phải đa dạng hoá nguồn vốn: vốn trung ương, vốn địa phương, vốn vay, vốn phát hành trái phiếu, vốn của doanh nghiệp… thì mới làm được; quá trình làm cần tham khảo các bài học kinh nghiệm trong việc thi công Đường dây 500kV Quảng Trạch-Phố Nối; khi triển khai dự án này cần phát huy vai trò trách nhiệm của các địa phương; tính đến khả năng thu hồi vốn, tính hiệu quả về chuyên ngành, còn hiệu quả tổng hợp, vận tải, logistics… , từ đó có cơ chế, chính sách để huy động nguồn vốn, vấn đề lãi suất, cho vay, phát hành trái phiếu. Những gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì Chính phủ chủ động, vượt thẩm quyền mới trình.

Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu ý kiến tại cuộc họp. Ảnh: Trần Hải.

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm quản lý thông minh, hiện đại, quản lý số và giảm quản lý bằng con người. Công tác đào tạo nguồn nhân lực là rất cần thiết gắn với phát triển công nghiệp đường sắt, phải có bước đi, lộ trình phù hợp; phải được chuyển giao công nghệ; hình thành ngành công nghiệp đường sắt, quy hoạch hệ sinh thái đường sắt. Thủ tướng đề nghị các cơ quan bổ sung thêm, làm rõ thêm, có tính thuyết phục của dự án, trình cấp có thẩm quyền theo Nghị quyết của Quốc hội. Thủ tướng cũng lưu ý ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. Trên cơ sở cuộc họp này, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, hoàn thiện hồ sơ dự án cùng với các tài liệu kèm theo; hoàn thiện báo cáo, sau đó có tờ trình, từ đó có dự thảo Nghị quyết. Quá trình này cần phải bám sát tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW.

Đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phát biểu ý kiến tại cuộc họp. Ảnh: Trần Hải.

Thủ tướng lưu ý tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến đóng góp của các nhà khoa học; làm tốt công tác truyền thông; Văn phòng Chính phủ tích cực phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để triển khai nhanh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Làm rõ khả năng cân đối vốn dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam

Giải trình rõ về khả năng cân đối vốn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho rằng dự án kéo dài qua 3 kỳ trung hạn nên việc xác định khả năng cân đối vốn là chưa có quy định. Chiều 20/11, tại hội trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao...

Đường sắt tốc độ cao sẽ được kết nối hoàn chỉnh trong mạng lưới giao thông

Báo cáo tiền khả thi dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã tính đến việc kết nối với các tuyến đường sắt hiện hữu và quy hoạch cũng như mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM. Phương án kết nối các cảng hàng không, cảng biển lớn, các khu kinh tế quan trọng và kết nối với mạng đường sắt quốc tế cũng đã được Bộ GTVT đề cập trong...

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hơn 67 tỉ USD

Tiếp tục Chương trình kỳ họp, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hộiThừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ...

Trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam tại Kỳ họp thứ...

Tại cuộc họp chiều tối 6/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi nghe các nội dung báo cáo, thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam và trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế...

Nghiên cứu, điều chỉnh Luật PPP, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư

Sáng 30/10, các Đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) và Luật Đấu thầu. Tại đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cho rằng, để thu hút được nhà đầu tư vào các dự án khó thì phần góp của Nhà nước phải vượt tỷ lệ hiện nay là...

Cùng tác giả

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về dự thảo báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 23/12, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu...

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động cho nhân dân vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn

Ngày 23/12, Thường trực Tỉnh ủy họp giao ban tuần để nghe báo cáo công tác chuẩn bị các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì. Chuẩn bị tổ chức các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất và tinh...

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy: mục tiêu, thách thức và cơ hội

Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đây là đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong...

Cô Tô: Xây dựng bộ máy chính trị hoạt động hiệu quả

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, việc tinh gọn tổ chức bộ máy trên địa bàn huyện Cô Tô đạt nhiều kết quả tích cực. Đây là tiền đề để Cô Tô thực hiện tinh gọn bộ máy giai đoạn tiếp theo theo đúng tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục...

“3 gặp, 4 biết” trong tuyển quân ở Vân Đồn  

Huyện Vân Đồn triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2025 theo đúng quy trình, đề cao dân chủ, công khai, công bằng, đúng quy định của pháp luật. Huyện thực hiện tốt công tác thâm nhập “3 gặp, 4 biết” để từng bước hoàn thiện hồ sơ thanh niên trúng tuyển, đủ điều kiện nhập ngũ. Chúng tôi đi cùng đoàn công tác của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) thị trấn Cái...

Sư đoàn 395 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

Trong không khí phấn khởi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội QPTD, sáng 22/12, Sư đoàn 395 (Quân khu 3) tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập 26/12 (1974-2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Tới dự có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung...

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ”

Tối 21/12, thành phố Uông Bí tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật và tọa đàm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) với chủ đề “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ”. Chương trình tọa đàm gặp gỡ các khách mời là những nhân chứng lịch sử và đại diện lực lượng vũ trang thành phố Uông Bí với chủ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất