Powered by Techcity

Cấm tuyệt đối hay không việc lái xe khi có nồng độ cồn?

Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sáng nay là quy định “cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung cho ý kiến về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến trong phiên thảo luận là quy định “cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại khoản 1, Điều 9 dự thảo Luật.

Hai phương án và các ưu – nhược điểm

Trong báo cáo một số vấn đề lớn của dự thảo Luật gửi hội nghị, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, đa số đại biểu nhất trí với việc cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Nhưng cũng có một số đại biểu đề nghị đưa ra mức giới hạn thấp nhất về nồng độ cồn trong máu và hơi thở đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sáng 27/3. (Ảnh: DUY LINH)

Cơ quan chủ trì thẩm tra đã nêu ưu – nhược điểm của cả hai quan điểm trên. Theo đó, việc tiếp tục quy định cấm này là một trong những giải pháp căn cơ góp phần thay đổi văn hóa, thói quen uống rượu, bia, đặc biệt là uống rượu, bia rồi thì không được lái xe. Việc hình thành văn hóa “đã uống rượu, bia không lái xe” có thể là một quá trình lâu dài, nhưng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, tình hình giao thông của Việt Nam.

Do vậy, cần phải tiếp tục thúc đẩy sự hình thành văn hóa đó, kết hợp tổng thể các biện pháp khác để xây dựng môi trường sống lành mạnh, lối sống không phụ thuộc vào việc tiêu thụ đồ uống có cồn…

Mặt khác, theo báo cáo, việc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn bảo đảm tính khả thi hơn so với quy định cho phép nồng độ cồn ở ngưỡng nhất định. Với quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn thì người dân không uống rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Còn nếu quy định có ngưỡng nhất định thì chính người dân khó xác định uống bao nhiêu, uống thế nào cho thấp hơn ngưỡng đó, cơ quan chức năng cũng khó khăn trong việc xử lý. Hơn nữa, khi có ngưỡng rất dễ xảy ra trường hợp bị ép uống và khi đã uống dễ bị kích thích, khó làm chủ bản thân và dừng lại.

Bên cạnh đó, việc quy định ngưỡng có nhiều hạn chế, trong đó có việc lãng phí công sức, tiền bạc của Nhà nước và nhân dân khi chúng ta đã dày công tuyên truyền, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm, từng bước hình thành văn hóa “đã uống rượu, bia không lái xe”.

Báo cáo nêu rõ, Thường trực cơ quan thẩm tra nhất trí với đề xuất của Chính phủ là cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Tuy nhiên, theo ý kiến đề xuất của một số đại biểu, Thường trực Ủy ban đã thiết kế 2 phương án để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 31 (tháng 3/2024).

Quang cảnh phiên thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)

Phương án 1: Quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (kế thừa theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ).

Phương án 2: Quy định như Luật Giao thông đường bộ năm 2008 là cấm: “Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”. Đồng thời, phải sửa đổi quy định liên quan tại khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019.

Tại phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến cụ thể đối với 2 phương án trên và nhất trí đề nghị lựa chọn Phương án 1.

Cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn

Phát biểu tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng nay, đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) cho biết, trong phiên thảo luận tổ ở kỳ họp Quốc hội thứ 6, đại biểu đề nghị xem xét cần phải có ngưỡng nồng độ cồn. Tuy nhiên, sau khi đánh giá kỹ ưu, nhược điểm thì hiện tại đại biểu đồng tình với quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Theo đại biểu Thắng, thời gian vừa qua cảnh sát giao thông đã tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, thể hiện nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, qua đó góp phần giảm các vụ tai nạn giao thông.

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) tham gia ý kiến thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)

“Theo số liệu của cơ quan chức năng, năm 2023 số vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia là giảm 25% số vụ, giảm 50% số người chết, giảm 22% số người bị thương so với cùng kỳ. Với phương châm tính mạng của con người là trên hết, trước hết thì quy định cấm người sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông là cần thiết”, đại biểu đoàn Hưng Yên nói.

Về quy định vi phạm nồng độ cồn đến ngưỡng mới xử lý, đại biểu Thắng đặt vấn đề: “Khi đã ngồi vào bàn uống rượu, bia, chúng ta xác định thế nào là uống trong ngưỡng cho phép?”. Bên cạnh đó, theo đại biểu, thời gian qua lực lượng chức năng tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn thì người dân đã dần hình thành thói quen “đã uống rượu bia là không lái xe”.

Thảo luận về nội dung này, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) cho biết, theo báo cáo giải trình cho thấy, việc cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhằm mục đích phòng ngừa, làm giảm những rủi ro, thiệt hại tiềm tàng do việc sử dụng rượu, bia mà khi điều khiển phương tiện giao thông gây ra.

Đồng thời, đã có nhiều số liệu minh chứng cụ thể thực trạng tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia.

“Do đó, tôi tán thành với quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (việc quy định này kế thừa theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ)”, bà Tâm nói.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) bày tỏ tán thành với tán thành với quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. (Ảnh: DUY LINH)

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Minh Tâm, thực tiễn việc sử dụng rượu, bia ở nước ta được xem là một nét văn hóa, là thói quen của một bộ phận người dân. Hơn nữa các hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, cung ứng, tiêu thụ rượu, bia, cũng đã góp một phần không nhỏ trong nguồn thu ngân sách của Nhà nước; tạo việc làm, thu nhập cho một bộ phận người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn.

“Việc quy định cấm tuyệt đối sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông sẽ làm giảm lớn mức tiêu thụ rượu, bia và có tác động nhất định đến đời sống văn hóa, nguồn thu của ngân sách và thu nhập của người lao động”, đại biểu nói.

Do đó, để tăng sức thuyết phục, đại biểu đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này. Đồng thời, nghiên cứu để đưa ra các số liệu minh chứng “ngưỡng giới hạn nồng độ cồn cho phép” để kiểm soát rượu, bia khi tham gia giao thông như trong thời gian qua là không khả thi, không làm giảm số vụ tai nạn giao thông và khó kiểm soát tình hình tai nạn giao thông.

Có quan điểm khác với các đại biểu trên, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, cần quy định vi phạm nồng độ cồn đến ngưỡng thì mới xử lý.

“Tôi thiết nghĩ, không phải mình cố chấp bảo lưu quan điểm chủ quan của mình. Thực tế cuộc sống hiện nay, sau khi có đám tiệc người có tiền thì đi dịch vụ, còn người không có tiền vẫn tự chạy xe.

Đặc biệt là ở nông thôn, người lao động chân tay rất nhiều, họ đi bằng xe máy. Nếu 100% không có nồng độ cồn là khó khả thi. Thực tế, khi uống 1 lon bia hoặc 1-2 cốc rượu thì tâm trí vẫn bình thường, lái xe vẫn được. Ví dụ uống rượu, bia chiều hôm qua, sáng hôm sau lái xe vẫn còn có nồng độ cồn và bị xử phạt thì rất vô lý”, đại biểu Hòa chia sẻ quan điểm.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quốc hội thống nhất tiếp tục cấm tuyệt đối lái xe có nồng độ cồn

Kết quả biểu quyết riêng về khoản 2 Điều 9 cấm “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, có 357/448 đại biểu Quốc hội tán thành, 69 đại biểu không tán thành và 22 đại biểu không biểu quyết. Với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được thông qua sáng nay (27/6) Quốc hội tiếp tục quy định cấm điều khiển phương tiện...

Thống nhất cao quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết: Trong báo cáo giải trình, tiếp thu dự án Luật, hầu hết các ý kiến nhất trí với phương án cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Chiều nay (22/5), Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật...

Con đường lái xe khó nhất thế giới

Đường D915 dài 105 km, nối hai thị trấn Of và Bayburt ở miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là con đường nguy hiểm nhất thế giới. Trong nhiều năm, đường Yungas của Bolivia, hay còn gọi là "con đường tử thần" được coi là con đường nguy hiểm nhất thế giới. Nhiều bức ảnh và video người lái xe di chuyển trên con đường trải sỏi, uốn lượn xuyên qua dãy núi Cordillera Oriental cao 4.650 m...

Tranh luận ‘nóng’ tại Quốc hội về quy định nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Cấm nồng độ cồn là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tranh luận với các ý kiến trái chiều trong phiên làm việc chiều nay, 24/11. Vấn đề xử lý vi phạm nồng độ cồn là một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm nêu ý kiến tranh luận trong phiên làm việc chiều nay, 24/11, khi thảo luận về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao...

Cùng tác giả

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Jennie (Blackpink) trở lại vị trí Top 1 danh tiếng

Nhờ màn tái xuất bùng nổ với “Mantra", Jennie (Blackpink) quay trở lại vị trí Top 1 bảng xếp hạng danh tiếng nữ thần tượng Kpop sau 9 tháng. Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hàn Quốc vừa công bố bảng xếp hạng danh tiếng thương hiệu tháng 10 của các thành viên nhóm nhạc nữ Kpop. Bảng xếp hạng được xác định thông qua phân tích mức độ tham gia của người tiêu dùng, phạm vi phủ sóng truyền thông và...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Cùng chuyên mục

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII

Sáng 20/10, tại TP Hạ Long đã diễn ra Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Dự và chỉ đạo tại Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương; Nguyễn Xuân Hiếu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Về phía...

Chính thức khai mạc Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Lễ khai mạc Đại hội đồng AIPA-45 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào). ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào) với sự tham dự...

Thông điệp quan trọng của Chủ tịch Quốc hội tại Phiên toàn thể thứ nhất AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Đây là thời điểm để chúng ta thực hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ cho một ASEAN tầm vóc, tự cường, năng động, gắn kết và là tâm điểm của tăng trưởng." Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 19/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane (Lào), Đại hội đồng AIPA-45 đã tiến hành Phiên họp toàn thể thứ nhất với chủ đề "Vai trò của Nghị viện trong...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung trình kỳ họp thứ 22 của HĐND tỉnh

Ngày 19/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp để nghe và ý kiến về dự kiến một số nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến diễn ra vào 5/11/2024. Nội dung trình tại kỳ họp dự kiến có 16 nội dung do...

Thủ tướng: Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài

Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia năm 2025 và nhưng năm tiếp theo. Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các...

Kiều bào tiêu biểu góp phần vào thành công của Đại hội X Mặt trận Tổ quốc

Ông Đỗ Văn Chiến mong muốn mỗi kiều bào tiêu biểu khi là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ ý thức được vinh dự, trách nhiệm lớn để nỗ lực hơn nữa, góp phần củng cố vai trò của Mặt trận. Chiều 18/10, tại Trụ sở Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất