Powered by Techcity

Cấm ghi âm, ghi hình tại phiên tòa nhằm bảo đảm sự tập trung cao nhất cho quá trình xét xử

Theo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán, người tiến hành tố tụng khác chỉ được thực hiện khi chủ tọa phiên tòa cho phép nhằm bảo đảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng tập trung cao nhất cho quá trình xét xử, chứ không phải để làm hình ảnh trước truyền thông.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu ý kiến giải trình trong phiên thảo luận về dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Chiều 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, quy định về việc tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp là một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm khi thảo luận về dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi).

Tại khoản 3, Điều 141 dự thảo Luật quy định: “Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán, người tiến hành tố tụng khác chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp khi có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, phiên họp”.

Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tư pháp (cơ quan thẩm tra) thấy rằng, tại phiên tòa, việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh nhằm bảo đảm hoạt động thông tin theo quy định của pháp luật; nhưng đồng thời, phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân, góp phần bảo đảm tính tôn nghiêm tại phiên tòa, tạo điều kiện cho Hội đồng xét xử điều hành tốt phiên tòa.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận về dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Do đó, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “yêu cầu nghiên cứu, rà soát nội dung này, bảo đảm tính khả thi, tạo thuận lợi cho các cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình”, Thường trực Ủy ban Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao thống nhất đề xuất chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng bổ sung quy định việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh… trong thời gian tuyên án, công bố quyết định; trường hợp cần thiết thì Tòa án ghi âm lời nói, ghi hình ảnh diễn biến phiên tòa, phiên họp…

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương), quy định chặt chẽ việc đưa tin, thông tin tại các phiên tòa là vô cùng cần thiết vì nếu thông tin không đầy đủ, không chính xác, chỉ thông tin các nội dung, tình tiết nhằm định hướng dư luận là vô cùng nguy hiểm, có ảnh hưởng tiêu cực đến công tác xét xử, công tác tuyên truyền pháp luật và làm giảm niềm tin của nhân dân vào chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, đối với nội dung này, đại biểu cũng lưu ý cần rà soát và quy định cẩn trọng, không làm trái nguyên tắc xét xử công khai của tòa án đã được quy định trong Hiến pháp.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) tham gia ý kiến thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)

Tham gia giải trình tại phiên họp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, khi tổ chức phiên tòa, Hội đồng xét xử phải bảo đảm ba yêu cầu, gồm: đúng luật, chất lượng và nghiêm túc. Vậy nên Hội đồng xét xử phải quy định việc đưa tin, truyền thông về phiên tòa.

“Nếu tổ chức phiên tòa mà vi phạm quyền con người là tòa vi phạm. Ví dụ phiên tòa ly hôn, vợ nói thế này, chồng nói thế kia, toàn bộ vụ việc được ghi âm, ghi hình rồi đưa lên mạng là rất phức tạp, vi phạm quyền con người. Người ta cũng không muốn cho xã hội biết vợ chồng họ có bao nhiêu tài sản, lý do tại sao mà phải ly hôn… Rất nhạy cảm chung quanh câu chuyện này”, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao nói.

Bên cạnh đó, theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, luật sư khi bước vào phòng xét xử sẽ toàn tâm, toàn ý, tập trung suy nghĩ cao nhất cho vụ án, nếu cứ chĩa máy quay vào sẽ khiến họ bị phân tán.

“Lúc đưa ra quyết định sáng suốt nhất thì người ta bị phân tán. Bản thân Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, luật sư cũng không muốn hình ảnh đưa lên truyền thông không đẹp, nhưng trong quá trình xét xử họ phải nhăn mặt, nhíu mày, đăm chiêu suy nghĩ chứ không phải lúc nào cũng nở nụ cười”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình bày tỏ.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhấn mạnh, việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán, người tiến hành tố tụng khác chỉ được thực hiện khi chủ tọa phiên tòa cho phép nhằm bảo đảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng tập trung cao nhất cho quá trình xét xử.

“Chúng tôi không điều chỉnh việc truyền thông của các cơ quan báo chí về vụ án, chúng tôi chỉ điều chỉnh truyền thông trong phòng xét xử. Ra ngoài hành lang phỏng vấn ai, đưa tin như thế nào thì đó là việc của cơ quan báo chí, truyền thông, chúng tôi không điều chỉnh, không ngăn cản. Cả thế giới đều quy định như thế”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình khẳng định.

Không cần thiết đổi tên gọi tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện

Bên cạnh quy định về việc tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp, một trong những vấn đề lớn hiện còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật liên quan đến việc đổi mới tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Thường trực Ủy ban Tư pháp cho rằng, việc đổi mới tòa án nhân dân cấp tỉnh thành tòa án nhân dân phúc thẩm, tòa án nhân dân cấp huyện thành tòa án nhân dân sơ thẩm nhưng nhiệm vụ, quyền hạn của các Tòa án này không thay đổi. Các Tòa án vẫn gắn với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh. Tòa án nhân dân phúc thẩm vẫn xét xử sơ thẩm một số vụ án.

Quy định như dự thảo Luật chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 27; không thống nhất với các cơ quan tư pháp khác ở địa phương. Mặt khác, phải sửa đổi nhiều đạo luật có liên quan, nhất là các luật trong lĩnh vực tư pháp để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; phát sinh chi phí tuân thủ như: sửa con dấu, biển hiệu, các loại mẫu giấy tờ…

Vì vậy, tiếp thu Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành về tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện”, Thường trực Ủy ban Tư pháp đề nghị giữ nguyên quy định của Luật hiện hành về tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện.

Về nội dung này, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị quy định như dự thảo Luật trình Quốc hội (tòa án nhân dân sơ thẩm, tòa án nhân dân phúc thẩm). Do đó, khoản 1 Điều 4 dự thảo Luật được xây dựng 2 phương án để trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến.

Tham gia thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu vẫn nghiêng về phương án 1: giữ như luật hiện hành về tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện.

Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (đoàn Tây Ninh) phát biểu ý kiến. (Ảnh: DUY LINH)

Theo đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (đoàn Tây Ninh), việc đổi tên gọi chỉ là vấn đề hình thức mà không thay đổi về nội dung và phương thức. Bên cạnh đó, việc đổi tên cũng dẫn tới không tương thích với tổ chức các cơ quan tư pháp ở địa phương như cơ quan điều tra, viện kiểm sát… dẫn đến phải sửa đổi, bổ sung nhiều luật liên quan; phát sinh chi phí tuân thủ như con dấu, các biển hiệu…

Cùng quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) nêu rõ, hiện nay, mặc dù tên gọi của tòa án cấp tỉnh, cấp huyện gắn với đơn vị hành chính địa phương nhưng hoạt động của tòa án vẫn độc lập với bộ máy chính quyền địa phương; về cơ cấu tổ chức vẫn thuộc sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, công tác điều động, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ được thực hiện theo ngành dọc mà không chịu sự chi phối của chính quyền địa phương.

“Hệ thống tòa án hiện nay hoạt động ổn định, hiệu quả và có sự thống nhất giữa các văn bản có liên quan trong hệ thống pháp luật. Để tránh tình trạng “bình mới rượu cũ”, hạn chế phát sinh các chi phí do thay đổi tên gọi, thống nhất với một số cơ quan khác có liên quan thì quy định như phương án 2 là không cần thiết, việc đổi mới không tạo những chuyển biến khác biệt trong công tác xét xử”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo đảm công tác đền bù, tái định cư phải gắn với đầu tư hoàn thành dự án

Cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ về việc cho phép tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án, song đại biểu Quốc hội đề nghị cần quy định chặt chẽ tại các điều, khoản để bảo đảm công tác đền bù, tái định cư gắn với đầu tư hoàn thành dự án, không để hoang phí. Chiều...

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu

Trong Công điện số 99, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành liên quan phải chủ động nguồn hàng, cung cấp đủ xăng dầu cho hệ thống, tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 99/CĐ-TTg ngày 23/9/2024 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp. Công điện gửi...

Sửa đổi Luật Dược để bảo đảm tăng tiếp cận thuốc cho người dân

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Dược được kỳ vọng sẽ giải quyết hầu hết các vướng mắc, bất cập hiện nay, đồng thời bổ sung nhiều nội dung mới nhằm bảo đảm tăng tiếp cận thuốc cho người dân. Cần quy định chặt chẽ hơn kinh doanh dược theo hình thức thương mại điện tử Chiều 26/6, theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa...

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi): Cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp; việc ghi hình chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định. Việc ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, phiên họp, những người có liên quan theo quy định. Sáng 24/6, bắt đầu tuần làm việc cuối cùng của Kỳ...

Trình Quốc hội hai phương án về ghi âm, ghi hình tại phiên tòa

Phương án thứ nhất chỉ được ghi âm, hình ảnh phiên tòa khi khai mạc và tuyên án; phương án còn lại đề xuất thực hiện theo luật tố tụng. Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, sáng 28/5 Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi). Đây là dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến từ kỳ họp thứ 6, nhiều đại biểu băn khoăn về một...

Cùng tác giả

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Cùng chuyên mục

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Hạ Long quyết tâm tăng tốc, bứt phá để phát triển KT-XH bền vững

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tập trung tuyên truyền về Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV và kết quả phát triển KT-XH năm 2024, nhiệm vụ năm...

Chiều 26/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin báo chí thường kỳ thông tin về công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ họp thứ 23 - Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng một số nội dung quan trọng khác. Tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đã thông tin nhanh tới đại diện các cơ quan báo chí trên địa...

Làm rõ lý do Bộ trưởng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị làm rõ lý do của việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới. Chấn chỉnh, kiến nghị xử lý 696 cá nhân vi phạm qua thanh tra Sáng 26/11,...

Khiếu kiện đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương

Khiếu kiện về đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương khi công dân cho rằng cơ quan hành chính chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Sáng 26/11, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đơn thư chủ...

Năm 2025, TP Hạ Long quyết tâm thu ngân sách đạt 10.000 tỷ đồng

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất