Powered by Techcity

Cải thiện tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm

Với nhiều nỗ lực, tăng trưởng tín dụng chung toàn quốc đã có chuyển biến, tháng sau cao hơn tháng trước. Thông qua các giải pháp và sự quyết liệt trong triển khai thực hiện, tín dụng được kỳ vọng sẽ tăng tích cực trong những tháng cuối năm, qua đó có thể tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy nền kinh tế.

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến ngày 29/9, tăng trưởng tín dụng đạt 6,92% so với cuối năm 2022, tín dụng đối với một số lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng cao.

Dấu hiệu khởi sắc

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà thông tin, trong chín tháng năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức nhiều hội nghị, cuộc họp với các bộ, ngành, hiệp hội; Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 12 hội nghị, cuộc họp bàn, ban hành 11 văn bản chỉ đạo về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng đối với một số đối tượng, ngành, lĩnh vực, về vấn đề lãi suất, phí dịch vụ ngân hàng.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng tổ chức các hội thảo khoa học tìm cách tăng khả năng hấp thụ vốn tín dụng; đáng chú ý, tại các địa phương đã có 63 hội nghị kết nối ngân hàng-doanh nghiệp để lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp, người dân, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, nhất là khó khăn trong tiếp cận tín dụng.

Với những giải pháp quyết liệt như vậy, tăng trưởng tín dụng chung toàn quốc đã có tín hiệu khởi sắc. Tính đến ngày 29/9, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,749 triệu tỷ đồng, tăng 6,92%. Đây là mức tăng đáng kể so với công bố trước đó một tuần, ngày 21/9 (5,91%).

Theo Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà, mặc dù tín dụng vẫn tăng trưởng chậm hơn đáng kể so với năm 2022 và cùng kỳ các năm trước, nhưng đã có những điểm tích cực, tín dụng đã có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn gần đây. Đầu năm, tín dụng tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, có một yếu tố tích cực là tín dụng đã tăng đều qua các tháng, tháng sau cao hơn tháng trước,… Tín dụng với một số lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng cao hơn mặt bằng.




Mặc dù tín dụng vẫn tăng trưởng chậm hơn đáng kể so với năm 2022 và cùng kỳ các năm trước, nhưng đã có những điểm tích cực, tín dụng đã có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn gần đây. Đầu năm, tín dụng tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, có một yếu tố tích cực là tín dụng đã tăng đều qua các tháng, tháng sau cao hơn tháng trước,… Tín dụng với một số lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng cao hơn mặt bằng.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà


Cụ thể, đến ngày 31/7, tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đạt hơn 335 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,69%, tăng 13,47% so với cuối năm 2022. Tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khoảng 44,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,36%, tăng 16,09%. Riêng đối với tín dụng chính sách cho người nghèo, thu nhập thấp cũng tăng rất cao 8,19%, với tổng dư nợ 306 nghìn tỷ đồng và khoảng 6,7 triệu khách hàng. Mặc dù vậy, Ngân hàng Nhà nước cũng thẳng thắn nhìn nhận, tín dụng vẫn tăng chậm hơn năm 2022. “Điều này do rất nhiều nguyên nhân rất cần được phân tích, đánh giá cụ thể để có giải pháp phù hợp,” ông Phạm Thanh Hà đánh giá.

Tiếp tục nhiều giải pháp mở rộng tín dụng

Làm thế nào tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn vốn tín dụng, đang là vấn đề được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt ra ngay từ đầu năm. Nhiều giải pháp lớn đã được cơ quan này ưu tiên thực hiện, như tạo thanh khoản, dư địa cho các tổ chức tín dụng mở rộng cho vay; hạ lãi suất điều hành tạo cơ sở để “kích” các ngân hàng thương mại hạ lãi suất;… Cùng với đó, ban hành nhiều cơ chế, chính sách, kế hoạch nhằm tạo thuận lợi cho chuyển đổi số ngành ngân hàng nhằm giúp các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, số hóa nhiều nghiệp vụ để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp và người dân.

Tuy nhiên thực tế, lãi suất dù đã giảm nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của rất nhiều doanh nghiệp. Theo ý kiến của bà Nguyễn Thị Huyền Thương-Tổng Giám đốc Tập đoàn Nagakawa, các ngân hàng vẫn cần tiếp tục xem xét, ban hành chính sách giảm, ưu đãi thêm lãi suất và sớm triển khai thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, với nhiều doanh nghiệp có doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận vốn hằng năm đạt từ 10%-15%, đóng góp ngân sách gần 200 tỷ đồng, nhưng việc quản lý hoạt động cho vay bằng room tín dụng có thời điểm gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Vinh – Chủ tịch Hội Doanh nhân nữ Thái Nguyên, Tổng Giám đốc Công ty Thương mại Thái Hưng đánh giá cao điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhất là lãi suất: Mặt bằng lãi suất hiện tại là mặt bằng lãi suất mà rất nhiều năm nay doanh nghiệp mới được hưởng. Lãi suất của một số ngân hàng trong nước thậm chí còn cạnh tranh được với lãi suất cho vay với các tổ chức nước ngoài. Trước đây, doanh nghiệp thường mua LC (thư tín dụng) trả chậm để lãi suất rẻ nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức LC trả ngay vì lãi suất thấp.

Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận một thực tế rằng lãi suất cho vay giảm chậm hơn so với lãi suất huy động. Theo đó từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động trên thị trường giảm đến 2% nhưng lãi suất cho vay chỉ giảm 0,5%-1%. Do vậy có thể nói, ngân hàng tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay vẫn là mong đợi chung của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay.

Tiến sĩ Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Thông qua nhiều giải pháp, chúng tôi rất kỳ vọng tín dụng sẽ tăng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế. Hy vọng trong ba tháng cuối năm, tín dụng theo thông lệ sẽ tăng nhanh. Tuy nhiên, việc tiếp cận tín dụng cần nhìn nhận từ hai phía, ngân hàng và doanh nghiệp.

Theo đó, ngành ngân hàng đã và sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt; đồng thời cần sự tiếp tục đồng hành của các bộ, ngành, địa phương và thông qua các giải pháp đồng bộ tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vươn lên trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 62,5 tỷ USD - mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 18,7% so với năm 2023. Dự báo, năm 2025, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu với sự rộng mở của các thị trường tiềm năng, hứa hẹn đạt và vượt mục tiêu kim ngạch 64-65 tỷ USD. Hiện nay, nhiều đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm,...

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Tăng trưởng kinh tế 2024 phục hồi ấn tượng với nhiều điểm sáng về sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu; đây sẽ là nền tảng để nền kinh tế bứt phá. Bức tranh kinh tế với gam màu sáng Bức tranh kinh tế của Việt Nam năm 2024 sắp khép lại với sự ghi nhận ở nhiều kết quả tích cực, cho thấy những biện pháp tháo gỡ về cơ chế chính sách của Chính phủ thời gian...

HSBC: Việt Nam trở lại là “ngôi sao” tăng trưởng của ASEAN

HSBC nhận định kinh tế Việt Nam không ngừng phục hồi trong cả năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế vươn lên mức 6,9% và 7,4% trong quý 2 và quý 3, nâng dự báo tăng trưởng cả năm 2024 từ 6,5% lên 7%. Việt Nam đã trở lại là “ngôi sao tăng trưởng” của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đây là nhận định của ngân hàng HSBC khi đánh giá tình hình phát triển...

Việt Nam vẫn là đối tác có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào Singapore lớn nhất

Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore tháng 11 tiếp tục mạch tăng trưởng tích cực (tăng 31,32%), qua đó giữ vững tốc độ tăng trưởng 11 tháng của năm 2024 ở mức 32,11% so với cùng kỳ 2023. Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết tình hình thương mại trong tháng 11/2024 của nước này với thế giới thể hiện tín hiệu tích cực khi cả ba chỉ tiêu là tổng kim ngạch...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

Cùng tác giả

Cuối năm, tội phạm mạng càng tung chiêu, lừa đảo hàng tỉ đồng

Dù đã có quy định bắt buộc xác thực sinh trắc học với mọi giao dịch online từ 1-1-2025 để bảo vệ chủ tài khoản, nhưng tội phạm mạng vẫn tung chiêu để lừa khách hàng sập bẫy và trộm sạch tiền trong tài khoản. Lợi dụng chính sách yêu cầu xác thực bằng sinh trắc học đối với một số loại giao dịch trực tuyến từ 1-7-2024 và với mọi giao dịch chuyển tiền online từ 1-1-2025, các kẻ...

Đàn em của Tự Long được khán giả ủng hộ đóng Bắc Đẩu thay NSND Công Lý là ai?

Nam diễn viên phim giờ vàng, đàn em của Tự Long được nhận xét có nét diễn đa dạng, tương đồng với vai Bắc Đẩu được NSND Công Lý thể hiện thành công trước đó. Tết Nguyên đán Ất Tỵ đến gần, khán giả lại "hóng" chương trình Táo Quân - Gặp nhau cuối năm. Những thông tin xác nhận sự trở lại của show truyền hình này thổi bùng lên những cuộc thảo luận sôi nổi trên khắp các...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Đầu tư cho tương lai

Tàu đường sắt tốc độ cao có tốc độ thiết kế lên tới 350km/h. Điểm đầu tại ga Ngọc Hồi, Hà Nội, điểm cuối tại ga Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh. Dự kiến khởi công vào năm 2027. Năm 2024 vừa qua có thể nói chúng ta đã chứng kiến nhiều dấu ấn trong phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia. Năm vừa khi nói đến những dấu ấn về các...

Mỹ nhân ở 3 phim thắng lớn 2024, có phim hơn 500 tỉ đồng

Nghệ sĩ Hồng Đào là nữ diễn viên duy nhất có tới 3 phim chiếu rạp thắng lớn năm 2024 và đều dẫn đầu phòng vé ở thời điểm ra rạp. Phim "Mai" Tính tới thời điểm hiện tại, phim "Mai" do Trấn Thành đạo diễn là phim điện ảnh Việt có doanh thu cao nhất lịch sử phim chiếu rạp tại Việt Nam với hơn 500 tỉ đồng. "Mai" xoay quanh chuyện tình của nữ chính Mai (Phương Anh Đào...

Tiểu ban Tuyên truyền – Khánh tiết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI triển khai nhiệm vụ

Sáng 3/1, Tiểu ban Tuyên truyền - Khánh tiết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI tổ chức họp nghe và cho ý kiến đối với một số nội dung công việc cần triển khai trong thời gian tới. Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Tiểu ban Tuyên truyền - Khánh tiết chủ trì. Tại cuộc họp, các thành viên Tiểu ban đã báo cáo tiến độ triển...

Cùng chuyên mục

Cuối năm, tội phạm mạng càng tung chiêu, lừa đảo hàng tỉ đồng

Dù đã có quy định bắt buộc xác thực sinh trắc học với mọi giao dịch online từ 1-1-2025 để bảo vệ chủ tài khoản, nhưng tội phạm mạng vẫn tung chiêu để lừa khách hàng sập bẫy và trộm sạch tiền trong tài khoản. Lợi dụng chính sách yêu cầu xác thực bằng sinh trắc học đối với một số loại giao dịch trực tuyến từ 1-7-2024 và với mọi giao dịch chuyển tiền online từ 1-1-2025, các kẻ...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Đầu tư cho tương lai

Tàu đường sắt tốc độ cao có tốc độ thiết kế lên tới 350km/h. Điểm đầu tại ga Ngọc Hồi, Hà Nội, điểm cuối tại ga Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh. Dự kiến khởi công vào năm 2027. Năm 2024 vừa qua có thể nói chúng ta đã chứng kiến nhiều dấu ấn trong phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia. Năm vừa khi nói đến những dấu ấn về các...

Phấn đấu thành lập mới 60 HTX trong năm 2025

Sáng 3/1, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024 vừa qua, toàn tỉnh có 241 HTX được thành lập mới, nâng tổng số HTX đang hoạt động lên 1.059 HTX. Trong đó, HTX hoạt động lĩnh vực nông nghiệp là 740 HTX, chiếm 69,8%. Doanh thu bình quân một HTX ước đạt 850 triệu đồng/năm; lợi nhuận bình quân một HTX ước đạt...

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản 2025?

Theo nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản 2025 được hỗ trợ bởi nhiều quy định mới, vì vậy sẽ có nhiều biến động, với các kịch bản phát triển khác nhau. Ông Trần Kim Chung - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - nhận định, năm 2024, thị trường bất động sản đã ghi nhận sự khác biệt. Trong đó, phân khúc căn hộ chung cư có một “cú đội giá”....

Thị trường dệt may năm 2025 có gì mới?

Thị trường dệt may năm 2025 được nhận định nhiều rủi ro, khó đoán định bởi những yếu tố mới về chính trị từ những nhà nhập khẩu lớn và tăng nhiệt cạnh tranh. Giữ vị trí thứ 2 về xuất khẩu Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam về đích với khoảng 44 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 11% so với năm 2023. Với kết quả này, năm 2024 Việt Nam vượt lên đứng vị trí thứ 2 trong số...

Giá vàng tăng mạnh, có nơi vàng nhẫn vượt SJC

Sáng nay (3/1), giá vàng trong nước tăng mạnh theo giá thế giới lên mốc 85 triệu đồng/lượng, thậm chí có thương hiệu vàng nâng giá vàng nhẫn lên cao hơn giá vàng miếng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 83,5 - 85 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng mạnh 1,3 triệu đồng/lượng mua vào và 800.000 đồng/lượng so với sáng qua. Chênh lệch mua vào - bán...

Năm 2025, ngành nông nghiệp dự kiến tăng trưởng 3,3 – 3,4%

Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu năm 2025, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,3 – 3,4%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 64- 65 tỷ USD. Năm 2024, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành khoảng 3,3%, cao hơn mức Chính phủ giao là 3-3,2%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 62,5 tỷ USD, thặng dư thương mại 17,9 tỷ USD; tạo lập mức kỷ lục mới cả về tổng kim...

Đảng ủy Than Quảng Ninh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 2/1, Đảng ủy Than Quảng Ninh (TQN) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024; quán triệt, triển khai Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí: Ngô Hoàng Ngân, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Nguyễn Mạnh Tường, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy TQN. Năm 2024, Đảng ủy TQN bám sát...

Tổng kiểm kê tài sản công được triển khai thuận lợi

Từ ngày 1/1/2025, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh bắt đầu truy cập vào phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính để triển khai nhập dữ liệu kiểm kê tài sản. Với sự chuẩn bị kĩ càng từ trước về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, công tác kiểm kê tài sản bước đầu được triển khai thuận lợi, chưa phát sinh vướng mắc, khó khăn. Các sở, ngành, đơn vị...

Xuất khẩu Việt Nam sang Indonesia đạt mức cao nhất từ trước tới nay

Năm 2024 ghi nhận những bước tiến trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Indonesia, với kim ngạch thương mại song phương cũng như kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Thương vụ Việt Nam tại Indonesia dẫn số liệu của Hải quan Việt Nam cho biết, tính đến hết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 15,15 tỷ USD, tăng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất