Powered by Techcity

Cải thiện hạ tầng kinh tế, xã hội vùng khó

Với mục tiêu kéo giảm chênh lệch vùng miền, đảm bảo mọi người dân đều được hưởng thành quả phát triển bao trùm, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều nguồn lực đầu tư nhằm cải thiện mạnh mẽ hạ tầng kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo (gọi chung là vùng khó khăn), tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân khu vực này phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân.

Trường THCS&THPT Quảng La (TP Hạ Long) vừa được khánh thành, đưa vào sử dụng.
Trường THCS&THPT Quảng La (TP Hạ Long) vừa được khánh thành, đưa vào sử dụng.

Trong giai đoạn 2021-2023, tỉnh Quảng Ninh đã bố trí ngân sách tỉnh trên 2.430 tỷ đồng vốn đầu tư công trung hạn, ngân sách huyện bố trí gần 1.800 tỷ đồng để thực hiện đầu tư các dự án, công trình hạ tầng kinh tế – xã hội vùng khó của tỉnh. Riêng phần vốn cấp tỉnh, đã thực hiện đầu tư 238 dự án, công trình. Đối với các công trình giao thông, tỉnh triển khai một số dự án giao thông, kết nối vùng động lực với vùng khó khăn và các cửa khẩu, như: Đường giao thông nối từ trung tâm xã Đại Dực đi xã Đại Thành (cũ), huyện Tiên Yên; đường giao thông từ trung tâm huyện Đầm Hà đi xã Quảng An; đường giao thông kết nối từ QL18 đến trung tâm xã Hải Sơn (Hải Hà); cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 341 (QL18C) từ KKT cửa khẩu Móng Cái đến KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh giai đoạn 2; đường từ nút giao cầu vượt đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn từ thôn Trại Me, xã Sơn Dương đến thôn Đồng Trà (xã Đồng Lâm, TP Hạ Long); cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh 342 đoạn thuộc huyện Ba Chẽ…

Hiện đã có một số dự án được hoàn thành, mang lại hiệu quả rõ rệt trong thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cho người dân. Ông Nình Văn Thìn, thôn Khe Lục, xã Đại Dực (huyện Tiên Yên), cho biết: Tuyến đường giao thông nối từ trung tâm xã Đại Dực đi xã Đại Thành (cũ) được tỉnh đầu tư đến nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng, người dân vui lắm. Con đường mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân 2 xã sau khi được sáp nhập gần nhau hơn, đoàn kết gắn bó hơn, giao thương, buôn bán các sản phẩm địa phương dễ dàng, nâng cao thu nhập, đời sống.

Về hạ tầng giáo dục – y tế, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Đề án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất ngành giáo dục tỉnh giai đoạn 2022-2025; Đề án tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị nâng cao năng lực cơ sở y tế tỉnh năm 2023 (giai đoạn 1). Đặc biệt, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 99/NQ-HĐND (ngày 31/5/2023), phấn đấu đến năm 2025 mỗi huyện có một trường học công lập theo tiêu chí chất lượng cao ở mỗi cấp học giáo dục phổ thông và mỗi thành phố, thị xã có một trường THPT công lập theo tiêu chí chất lượng cao. Hiện nhiều trường học đã hoàn thành, mang lại nguồn động lực, khí thế mới cho thầy cô, học sinh trong quá trình học tập, luyện rèn, nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó.

Trung tâm văn hóa dân tộc Sán Chỉ xã Đại Dực (Tiên Yên) vừa được đầu tư hoàn thành, đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu văn hóa của người dân. Ảnh: Mạnh Trường
Trung tâm văn hóa dân tộc Sán Chỉ xã Đại Dực (Tiên Yên) vừa được đầu tư hoàn thành, đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu văn hóa của người dân.

Tại huyện miền núi biên giới Bình Liêu trước đây nhiều trường, lớp học nhỏ lẻ, phân tán, xa khu vực trung tâm. Trước mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo con em trong khu vực đều yên tâm học tập, tỉnh đã đầu tư Trường THPT Bình Liêu với tổng mức đầu tư 95 tỷ đồng, gồm nhà học chính 18 lớp học được đầu tư đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn phòng học chất lượng cao; khu nhà học bộ môn với 12 phòng học và khu nhà hiệu bộ, nhà công vụ, nhà đa năng, sân bóng đá… mang lại điều kiện học tập, giảng dạy, vui chơi, phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần cho học sinh và giáo viên.

Hạ tầng điện, viễn thông tại khu vực vùng khó của tỉnh cũng được các đơn vị ngành dọc thực hiện đầu tư. Hiện đã hoàn thành xây dựng và phát sóng 54/54 trạm phát sóng BTS, phủ lõm 66/66 thôn, đạt 100% kế hoạch, góp phần nâng tổng số trạm BTS trên toàn địa bàn tỉnh thành 7.112 trạm; 100% các hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt, góp phần nâng tổng số hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia toàn tỉnh thành 438.670 hộ và 210 hộ sử dụng điện năng lượng mặt trời an toàn.

Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục kiên trì thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU (ngày 17/5/2021) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Phát triển bền vững kinh tế – xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó, xác định tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, nhất là cải thiện mạnh mẽ hạ tầng giao thông gắn kết phát triển vùng. Một số dự án hạ tầng giao thông nằm trong kế hoạch triển khai đầu tư trong thời gian tới, như: Cải tạo đường nối QL18 đến trung tâm thị trấn Ba Chẽ; nâng cấp đường từ thôn Khe Lặc (xã Đại Dực, huyện Tiên Yên) đi xã Húc Động (Bình Liêu); đường nối QL18 đi qua xã Quảng Lâm vào bản Sán Cáy Coọc (xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà)…



Nguồn

Cùng chủ đề

Ưu tiên giải quyết vấn đề cấp bách vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn

Chiều 13/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng...

Cùng tác giả

Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực

Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh viện Quân y 103. Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025); thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh...

Tổng Bí thư làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW về mục tiêu tăng trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền...

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Cùng chuyên mục

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Sầu riêng vướng quy định mới khiến xuất khẩu rau quả lao dốc

Quy định mới và kiểm tra chặt chẽ từ các thị trường khiến xuất khẩu sầu riêng giảm 80%, kéo kim ngạch rau quả hai tháng đầu năm ước còn 677 triệu USD. Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối diện với giai đoạn khó khăn khi kim ngạch giảm mạnh trong hai tháng đầu năm. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu ước tính đạt 677 triệu USD, giảm 17% so với cùng...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 19/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất. Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 8 tháng 1 năm 2025 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày...

Giá lợn hơi ngày 24.2: Tiếp tục tăng, sát mốc 80.000 đồng/kg

Giá lợn hơi trên cả nước ngày 24.2 tiếp tục tăng mạnh, thiết lập các mức giá cao kỷ lục và tiến gần đến mốc 80.000 đồng/kg. Miền Bắc Tại miền Bắc, giá lợn hơi duy trì ổn định, dao động trong khoảng 71.000 - 73.000 đồng/kg. Các tỉnh như Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình ghi nhận mức giá cao nhất khu vực, đạt 73.000 đồng/kg. Miền Trung - Tây Nguyên Khu vực miền Trung - Tây...

USD ‘diễn biến lạ’, Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

Sáng nay (24/2), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 liên tiếp nâng giá bán USD. Liên tục tăng giá USD bán can thiệp Từ ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tăng giá bán USD kể từ cuối tháng 10/2024 thêm...

Giá vàng trở lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng

Trưa nay 24-2, giá vàng miếng SJC đã quay lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng trở lại. Lúc 12h trưa, giá vàng thế giới tăng lên 2.940 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng giá vàng thế giới tương đương 91 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng đã kéo giá vàng trong nước đi lên. Công ty SJC sáng nay niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 91,8...

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất