Powered by Techcity

Bức tranh nào cho thị trường bán lẻ năm 2025

Thị trường bán lẻ đã tăng trưởng không như kỳ vọng trong năm 2024 song được dự báo sẽ khởi sắc hơn trong năm 2025. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã tăng cường mở mới các điểm bán để nắm bắt cơ hội này.

Thị trường bán lẻ Việt Nam được dự báo sôi động hơn trong năm 2025.

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ mở mới kênh phân phối

Giữa tháng 1 vừa qua, AEON Việt Nam đã khai trương AEON Xuân Thủy (Cầu Giấy), tiếp tục thực hiện chiến lược đa dạng hóa mô hình bán lẻ. Thay vì tập trung vào những trung tâm thương mại và đại siêu thị như giai đoạn đầu ra mắt tại Việt Nam, hiện nay, AEON đã chú trọng đến việc phát triển các mô hình bán lẻ với quy mô khác nhau gần các khu dân cư, từ đó mang đến sự tiện lợi cho khách hàng.

Ông Furusawa Yasuyuki, Thành viên Ban giám đốc điều hành Tập đoàn AEON phụ trách thị trường Việt Nam, kiêm Tổng giám đốc AEON Việt Nam chia sẻ, AEON Việt Nam có kế hoạch mở mới đa dạng các điểm mua sắm với nhiều mô hình và quy mô khác nhau. Không chỉ nằm trong các trung tâm mua sắm của AEON, chúng tôi đồng thời cũng sẽ mở rộng và phát triển thêm tại các trung tâm thương mại của các đối tác khác. Về diện tích, mặc dù khác nhau, nhưng tất cả các điểm bán lẻ của AEON Việt Nam đều đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng từ thực phẩm, gia dụng, mẹ và bé, thời trang…

Bên cạnh bán lẻ truyền thống, bán lẻ đa kênh cũng đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam. Tháng 10 vừa qua, Sapo – Nền tảng quản lý và bán hàng hợp kênh đã chính thức giới thiệu ra thị trường Nền tảng quản lý và bán hàng hợp kênh Sapo OmniAI, tận dụng sức mạnh của Headless Commerce và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra một phiên bản Sapo hoàn toàn vượt trội.

Với cốt lõi là công nghệ Headless Commerce, Sapo OmniAI là bước đột phá tiếp theo của Sapo, giải pháp tiên tiến cho phép doanh nghiệp từ một nền tảng quản lý mọi kênh bán hàng, bắt nhịp mọi xu hướng kinh doanh mới trên thị trường, đồng thời tập trung vào người mua mang lại trải nghiệm mua sắm đa kênh liền mạch.

Đây là hai trong số những điểm nổi bật trong bức tranh tương đối sôi động của thị trường bán lẻ Việt Nam, đặc biệt ở nửa cuối năm. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2024, ngành bán lẻ Việt Nam đã đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2024 ước đạt 4.921,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 77% tổng mức và tăng 8,3% so với năm trước.

Điểm sáng trong bức tranh bán lẻ năm 2024 chính là thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, doanh thu thương mại điện tử tăng cao, chiếm trung bình khoảng 20% trong tổng mức bán lẻ.

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết, những năm qua, thương mại điện tử tại Việt Nam đã khẳng định được vai trò tiên phong trong nền kinh tế số.

Mặc dù kinh tế toàn cầu và khu vực vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức song thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18-25% mỗi năm.

Năm 2023, thương mại điện tử Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng 25%, với quy mô doanh thu B2C đạt 20,5 tỷ USD. Năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng 20%, với quy mô doanh thu B2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng) vượt mốc 20,5 tỷ USD. Với kết quả khả quan nêu trên, dự báo, năm 2024, quy mô thị trường bán lẻ sẽ vượt mốc 25 tỷ USD.

Ngoài ra, các doanh nghiệp bán lẻ cũng đã đưa ra các chiến lược ưu tiên nhằm tái định vị hoạt động. Theo khảo sát của Việt Nam Report, có 79,2% số doanh nghiệp chọn bán hàng đa kênh.

Cùng với đó, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, kiểm soát chất lượng đầu vào (tăng 22,6% so với kết quả khảo sát năm 2023). Các doanh nghiệp bán lẻ cũng đã tăng cường mối liên kết với các thành viên trong chuỗi cung ứng, nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ logistics, hướng tới sự bền vững và ổn định.

Bên cạnh đó, hạ tầng thương mại được quan tâm, nhất là phân khúc thị trường nông thôn, giúp người dân mua sắm thuận tiện, văn minh thương mại, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam thông tin thêm, năm 2024 chứng kiến sự chuyển hoá giữa tỷ trọng bán lẻ hiện đại và bán lẻ truyền thống khi lần đầu tiên sau dịch Covid-19, tỷ lệ bán lẻ truyền thống tụt sâu hơn, đây là sự chuyển biến phù hợp với xu thế. Nếu như thời điểm trước dịch Covid-19, tỷ trọng của bán lẻ hiện đại là 24%, sau dịch giảm xuống 18-19% thì đến năm 2025, bán lẻ hiện đại tăng lên 25%. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ bán lẻ hiện đại chiếm 28-30%, tăng cao hơn so với các tỉnh, thành phố khác.

Bên cạnh đó, hiện nay, tỷ trọng các nhà bán lẻ nước ngoài đang chiếm khoảng 2/3 thị trường bán lẻ Việt Nam ở phân khúc bán lẻ hiện đại. Điều này giúp thị trường bán lẻ phát triển mạnh hơn, tiệm cận với các nước lớn trên thế giới bởi các nhà bán lẻ nước ngoài thường có tiềm lực kinh tế lớn. Song, điều này cũng gây sức ép nhất định đối với các doanh nghiệp nội.

Bán lẻ hiện đại như siêu thị, đại siêu thị đang ngày càng được người tiêu dùng quan tâm.

Kỳ vọng sức vươn của thị trường bán lẻ năm 2025

Năm 2025, dự báo thị trường bán lẻ sẽ sôi động hơn khi kinh tế Việt Nam có dư địa để tăng trưởng mạnh hơn sau 1 năm người dân thắt chặt chi tiêu do kinh tế khó khăn.

Để nâng cao sức cạnh tranh cho ngành bán lẻ, giúp doanh nghiệp tận dụng được tối đa cơ hội từ thị trường 200 tỷ USD, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần hướng tới việc thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển các mô hình bán lẻ hiện đại; trong đó, đầu tư vào công nghệ số để phát triển các mô hình bán lẻ đa kênh, tăng cường trải nghiệm người tiêu dùng và tối ưu hóa quản trị chuỗi cung ứng.

Mặt khác, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác; trong đó, khuyến khích sự hợp tác giữa doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước nhằm chia sẻ công nghệ, kinh nghiệm và xây dựng một hệ sinh thái bán lẻ hiện đại, bền vững.

Về phía doanh nghiệp, bà Đoàn Thị Hương Thanh, Giám đốc Pháp chế, Wincommerce đề nghị các bộ, ngành, địa phương đầu tư phát triển mạng lưới logistics quốc gia, đầu tư hệ thống kho bãi, vận tải và các trung tâm logistics hiện đại… nhằm giảm chi phí vận chuyển, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ.

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam nhận định thêm, năm 2025, các xu hướng mới từ việc áp dụng công nghệ trong thương mại điện tử, đến sự phân hóa hành vi tiêu dùng không chỉ hình thành lại thị trường, mà còn tạo ra cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp.

Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, bán hàng đa kênh, nắm chắc sự chuyển đổi xu hướng tiêu dùng của người dân để đáp ứng cho phù hợp. Phối hợp trực tiếp với các nhà sản xuất để lựa chọn sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành, cạnh tranh trên thị trường lành mạnh. Có các giải pháp để đối phó với các sản phẩm ngoại nhập giá rẻ đang chiếm lĩnh thị trường.

Năm 2025, Bộ Công thương phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng sẽ tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2024. Các giải pháp kích cầu tiêu dùng để đạt con số tăng trưởng 10% sẽ được Bộ Công thương phối hợp với các doanh nghiệp triển khai, là cơ hội khơi dậy tiềm năng lớn cho thị trường bán lẻ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Kỳ vọng thị trường bán lẻ

Năm 2025, ngành bán lẻ Quảng Ninh được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ nhờ nền tảng vững chắc của hệ thống phân phối, sự phục hồi của nền kinh tế trong và ngoài nước, cùng với sự mở rộng của các “ông lớn” trong lĩnh vực bán lẻ. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử và phương thức bán hàng đa kênh sẽ tạo ra những cơ hội tăng trưởng đầy...

Bức tranh của họa sĩ Lê Phổ được gõ búa hơn 10 tỷ đồng

Bức tranh "Tình mẫu tử" nằm trong phiên đấu giá “Vente duplex so unique”. Tác phẩm trên lụa của Lê Phổ được gõ búa hơn 10 tỷ đồng (400.000 euro). Phiên Vente duplex so unique của nhà đấu giá Millon chỉ đấu giá tác phẩm duy nhất của danh họa Lê Phổ mang tên Tình mẫu tử. Tác phẩm được Lê Phổ sáng tác vào khoảng 1935-1945. Theo nhà đấu giá Millon, bức tranh ước tính được gõ búa với giá...

Xuất nhập khẩu hàng hóa: Điểm sáng bức tranh kinh tế 5 tháng đầu năm

5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 156,5 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, đáng chú ý, xuất khẩu sang thị trường FTA đều có sự phục hồi tích cực. 5 điểm sáng trong bức tranh xuất nhập khẩu Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt gần 239 tỷ USD, tăng 15,1%,...

Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Chiếm đến hơn 65% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo được đánh giá là “điểm sáng” trong bức tranh FDI. Công nghiệp chế biến, chế tạo hấp dẫn FDI Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút được 9,27 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 4,5% so với cùng kỳ...

Bức tranh nhập khẩu cho tín hiệu tích cực

Sự phục hồi của sản xuất, xuất khẩu khiến nhu cầu nhập khẩu máy móc, nguyên phụ liệu tăng cao kéo theo kim ngạch nhập khẩu từ hầu hết các thị trường chủ lực đều tăng. Nhóm hàng cần nhập khẩu tăng mạnh Theo số liệu do Bộ Công thương công bố, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2024 ước đạt 30,26 tỷ USD, giảm 2% so với tháng trước. 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng...

Cùng tác giả

Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực

Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh viện Quân y 103. Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025); thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh...

Tổng Bí thư làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW về mục tiêu tăng trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền...

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Cùng chuyên mục

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Sầu riêng vướng quy định mới khiến xuất khẩu rau quả lao dốc

Quy định mới và kiểm tra chặt chẽ từ các thị trường khiến xuất khẩu sầu riêng giảm 80%, kéo kim ngạch rau quả hai tháng đầu năm ước còn 677 triệu USD. Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối diện với giai đoạn khó khăn khi kim ngạch giảm mạnh trong hai tháng đầu năm. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu ước tính đạt 677 triệu USD, giảm 17% so với cùng...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 19/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất. Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 8 tháng 1 năm 2025 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày...

Giá lợn hơi ngày 24.2: Tiếp tục tăng, sát mốc 80.000 đồng/kg

Giá lợn hơi trên cả nước ngày 24.2 tiếp tục tăng mạnh, thiết lập các mức giá cao kỷ lục và tiến gần đến mốc 80.000 đồng/kg. Miền Bắc Tại miền Bắc, giá lợn hơi duy trì ổn định, dao động trong khoảng 71.000 - 73.000 đồng/kg. Các tỉnh như Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình ghi nhận mức giá cao nhất khu vực, đạt 73.000 đồng/kg. Miền Trung - Tây Nguyên Khu vực miền Trung - Tây...

USD ‘diễn biến lạ’, Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

Sáng nay (24/2), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 liên tiếp nâng giá bán USD. Liên tục tăng giá USD bán can thiệp Từ ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tăng giá bán USD kể từ cuối tháng 10/2024 thêm...

Giá vàng trở lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng

Trưa nay 24-2, giá vàng miếng SJC đã quay lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng trở lại. Lúc 12h trưa, giá vàng thế giới tăng lên 2.940 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng giá vàng thế giới tương đương 91 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng đã kéo giá vàng trong nước đi lên. Công ty SJC sáng nay niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 91,8...

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất