Powered by Techcity

Bộ trưởng Nội vụ phân tích về cải cách chính sách tiền lương

Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, đến nay có 560 nghìn tỷ đồng để phục vụ cho cải cách tiền lương đến năm 2026, đây là một nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị.

Bo truong Noi vu phan tich ve cai cach chinh sach tien luong hinh anh 1
Ảnh minh họa. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ngày 24/10, thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã phân tích cải cách tiền lương.

Bộ trưởng Nội vụ cho biết để thực hiện chính sách cải cách tiền lương là sự nỗ lực vượt bậc của tất cả các cấp, các ngành. Nếu không, sẽ không thể có nguồn lực cho cải cách tiền lương.

Kỳ này Quốc hội chính thức thông qua chính sách cải cách tiền lương. Đây là điểm nhấn và là dấu ấn của Quốc hội kỳ này, vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời sự, tạo tâm trạng vui và phấn khởi đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và trong xã hội.

“Chúng ta đã nỗ lực, trong bối cảnh đất nước khó khăn, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, đặc biệt trong việc nắm bắt tình hình diễn biến, giải quyết vấn đề trước mắt, tính cho chiến lược lâu dài,” Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khẳng định.

Bộ trưởng đã phân tích về ba điểm nhấn, đầu tiên là nỗ lực tạo nguồn cho cải cách tiền lương. Theo bà, từ khi bắt đầu ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp cho đến nay, chúng ta liên tục gặp khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, hệ lụy tác động kép từ tình hình thế giới và trong nước.

Nền kinh tế khó khăn nhưng chúng ta vẫn quyết tâm phải “thắt lưng buộc bụng” để đến nay có đủ nguồn cho cải cách tiền lương như Thủ tướng báo cáo là đã có 560 nghìn tỷ đồng để phục vụ cho cải cách tiền lương đến năm 2026. Đây là một nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị.

Điểm nhấn thứ 2 là đã nỗ lực sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh gọn biên chế. Đây là cuộc cách mạng trong tinh giản biên chế từ trước đến nay. Từ đó tạo nguồn lực quan trọng để phục vụ cho cải cách tiền lương.

Điểm nhấn thứ ba là tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế công vụ, từ sửa luật, các nghị quyết của Quốc hội, đến ban hành các nghị định để cơ cấu, xây dựng lại nền công vụ phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.

“Cải cách tiền lương không những nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và gia đình của họ, mà còn một điều quan trọng nữa chính là nâng cao năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Cải cách tiền lương chính là động lực tăng trưởng kinh tế. Bởi khi lương được nâng lên, sẽ tác động đến cung cầu,” Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói.

Bo truong Noi vu phan tich ve cai cach chinh sach tien luong hinh anh 2
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Đồng thời, Bộ trưởng cho rằng cải cách tiền lương còn thực hiện một mục tiêu nữa đó là cơ cấu, sắp xếp lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, từ đó đáp ứng trở lại với yêu cầu cải cách tiền lương.

Đề cập đến vấn đề cải cách tiền lương, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết đây là một tư duy đột phá hoàn toàn, phù hợp với xu thế thế giới hiện này, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta hiện nay.

Xây dựng hệ thống bảng lương theo vị trí việc làm và theo chức danh lãnh đạo quản lý là vấn đề mới hoàn toàn. Bảng lương theo hệ số lương hiện nay tồn tại từ năm 2004. Qua 4 lần cải cách tiền lương, chưa lần nào cải cách đồng bộ, toàn diện, căn bản như lần này. Đây là một chính sách lương mới rất tiến bộ, công bằng, thực sự hài hòa và hợp lý.

Cải cách chính sách tiền lương lần này cơ cấu lại để tính tỷ lệ lương cơ bản, tỷ lệ phụ cấp và loại những cơ chế chính sách tiền lương đặc thù, chỉ còn lại bảng lương cơ bản, phụ cấp và bổ sung 10% mức lương cơ bản để cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện mục tiêu thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Những vấn đề này rất mới, phù hợp với xu thế công bằng, tiến bộ.

Tuy nhiên, sẽ có 36 đơn vị của một số ngành không còn được hưởng chính sách lương đặc thù. Nếu xây dựng bảng lương chạy ngang, một số cơ quan có thể bị giảm 50% lương. Theo tinh thần Nghị quyết 27, những cơ quan có bảng lương đặc thù sẽ được bảo lưu (không tăng thêm). Như vậy để hướng đến sự công bằng với người hưởng lương.

Bộ trưởng cho hay, nguồn lực chuẩn bị cải cách tiền lương mới thực hiện từ 1/7/2024, sau năm 2024 tiếp tục tăng 7% để bù trượt giá và tăng GDP và đảm bảo đến năm 2026. Sau năm 2026, nếu không nỗ lực, khó thực hiện tiếp.

Vì vậy, để có nguồn thực hiện chính sách cải cách tiền lương bền vững, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm, thời gian tới, cần tập trung vào một số nhiệm vụ chính. Nhiệm vụ hàng đầu là tạo nguồn lực tài chính bền vững. Thu ngân sách như thế nào, tiết kiệm chi ra sao để đảm bảo có nguồn cho tiền lương, chứ không phải chỉ lo cho giai đoạn này. Bởi, nguồn lực trả lương cho giai đoạn này là đã có quá trình tích lũy từ 2018 đến nay. Từ năm 2026 trở đi, nếu không tính đến tăng thu, tiết kiệm chi, rất khó khăn để tiếp tục trả lương theo chính sách tiền lương mới.

Ngoài ra, cần chú ý tuyên truyền để nâng cao nhận thức, chẳng hạn như với 36 cơ quan hưởng chính sách lương đặc thù tới đây chỉ hưởng lương bảo lưu như hiện hưởng, không tăng thêm. Quá trình tăng lương sẽ có giai đoạn chuyển lương cũ sang lương mới theo vị trí việc làm, không thể đồng bộ ngay mà sẽ có những vấn đề phát sinh.

“Điều chúng ta mong mỏi nhất khi cải cách tiền lương là đối với ngành Giáo dục, Y tế sẽ thực hiện được mục tiêu tăng lương cho họ. Khi đó, xã hội phấn khởi, viên chức, nhất là giáo viên, bác sỹ sẽ phấn khởi,” Bộ trưởng Nội vụ chia sẻ.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh đến một vấn đề “không thể làm khác được, đó là tiếp tục sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế để giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

Theo bà, số lượng công chức có thể khó tinh giản vì hiện nay đã giảm rất nhiều, sẽ có cơ chế tốt hơn để giảm số viên chức hưởng lương nhà nước, để có thêm nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Nội vụ: Nguồn nhân lực ngành lưu trữ sẽ theo phương châm “ít nhưng tinh thông”

Về nguồn nhân lực cho lưu trữ, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, vẫn phải thực hiện theo quy định của Chính phủ, nhưng sẽ theo phương châm “ít nhưng tinh thông”, đáp ứng được nhu cầu phát triển và sử dụng đội ngũ lưu trữ theo hướng chuyên nghiệp, chuyên môn hóa sâu. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý...

Bộ trưởng Nội vụ: Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ sợ sai

Mục tiêu cuối cùng của cải cách hành chính là để phục vụ cho người dân và doanh nghiệp, tạo ra được một môi trường lành mạnh, văn hóa, cải thiện các rào cản, điểm nghẽn để thu hút đầu tư. Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức công bố Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ...

Quán triệt tinh thần Nghị quyết 29 về lương nhà giáo khi thực hiện cải cách tiền lương

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, thời gian tới khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ quán triệt tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương, đó là ưu tiên xếp lương của nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, và điều này là nhất quán. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 7/11, sau khi kết thúc...

Bộ trưởng Nội vụ: Khơi dậy khát vọng cống hiến, dám nghĩ, dám làm

Sợ sai, không dám làm, đó là tình trạng đã và đang diễn ra trong một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức. Vấn đề này từng làm nóng nghị trường, gây lo lắng trong không ít cơ quan, đơn vị, gây bức xúc trong xã hộI. Để tạo cơ sở pháp lý cho cán bộ dám nghĩ, dám làm, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2023/NĐ-CP. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với...

Cùng tác giả

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc...

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia;...

Truyện thiếu nhi kinh điển Chile được dịch sang tiếng Việt

Tập một "Papelucho" - sách văn học thiếu nhi kinh điển của Chile - ra mắt độc giả trong nước ngày 20/12. Papelucho xuất bản lần đầu vào năm 1947 và hoàn thành 12 cuốn vào năm 1974. Bộ truyện kể lại những chuyến phiêu lưu của chú bé Papelucho tràn đầy năng lượng, giàu suy tư, hài hước và trí tưởng tượng. Cậu không ngần ngại dấn thân vào rắc rối, từ đó nảy ra những giải pháp lạ...

Quảng Yên: Cập nhật kiến thức mới cho 179 trưởng thôn, khu phố

Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trưởng thôn, khu phố trong nhiệm kỳ 2025-2027, nhất là trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trưởng thôn, khu phố tham gia hoạt động lần đầu, chiều 24/12, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thị xã Quảng Yên đã khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho 179 trưởng thôn, khu phố ở 19 xã, phường trên địa bàn thị xã. Tham...

Đại hội chi bộ điểm đầu tiên tại thành phố Hạ Long

Ngày 24/12, Chi bộ khu phố Đồn Điền trực thuộc Đảng bộ phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long, đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027. Đây là chi bộ được Đảng bộ phường Hà Khẩu chọn là đại hội điểm để rút kinh nghiệm cho đại hội các chi bộ trực thuộc Đảng bộ phường. Nhiệm kỳ qua, tập thể Chi bộ đã đoàn kết, thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hiệu quả công...

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh xử lý trên 1.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 28 tỷ đồng

Chiều 24/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, dự và chỉ đạo hội nghị.   Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai các chỉ đạo của Trung ương cũng như của tỉnh về các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị...

Cùng chuyên mục

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh xử lý trên 1.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 28 tỷ đồng

Chiều 24/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, dự và chỉ đạo hội nghị.   Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai các chỉ đạo của Trung ương cũng như của tỉnh về các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị...

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

Thúc đẩy phát triển thương mại bền vững ngành gỗ Việt Nam – Trung Quốc

Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ gỗ chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam (tương đương 2 tỷ USD trong năm 2023). Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu bao gồm dăm gỗ, gỗ ván và veneer, với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gỗ lớn thứ hai Theo số liệu từ Cục Xuất...

Khởi động thi công đường tỉnh 327

Ngày 24/12, tại TP Đông Triều, Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh đã khởi động, ra quân thi công xây dựng đường tỉnh 327 nối nút giao cổng tỉnh đến đường trục chính trung tâm TP Đông Triều. Đây là công trình do ngân sách tỉnh Quảng Ninh đầu tư, nhằm tiếp tục tạo đà phát triển mới cho thành phố trẻ Đông Triều, kiến tạo hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại,...

Xuất khẩu dệt may hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng, bởi năm qua ngành dệt may đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp của thị trường. Tiếp nối thành quả đã đạt được, ngành dệt may mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD năm 2025. Để đạt được con số nêu trên,...

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương. Xuất nhập khẩu xuất sắc về đích Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục mới với con số ước tính 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân...

Xuất khẩu thủy sản tiến tới mục tiêu 11 tỉ USD

Năm 2024 là lần thứ hai xuất khẩu thủy sản đạt mốc 10 tỉ USD, trong đó con tôm mang về 4 tỉ USD, cá tra 2 tỉ USD, cá ngừ 1 tỉ USD. Năm 2025, ngành thủy sản đang hướng tới mục tiêu đạt 11 tỉ USD. Tại lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức tối 23-12, Thứ trưởng Bộ Nông...

29 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo bao bì sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024

Trong 68 tác phẩm tham gia Cuộc thi sáng tạo bao bì, nhãn mác hàng hóa, giỏ quà và câu chuyện sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024, Ban Giám khảo cuộc thi đã chấm điểm và thống nhất trao giải cho 29 tác phẩm. Cụ thể, 14 tác phẩm đoạt giải (1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 8 giải khuyến khích) nội dung thi câu chuyện sản phẩm; 3 tác phẩm đoạt giải nội dung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất