Powered by Techcity

Bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1221/QĐ-TTg về việc giao bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn nguồn ngân sách trung ương và giao mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023 của 03 chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn nguồn ngân sách trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn nguồn ngân sách trung ương năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao bổ sung 92.765 triệu đồng để thực hiện Tiểu dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao bổ sung 20.108 triệu đồng thực hiện Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Ủy ban Dân tộc được giao bổ sung 67.027 triệu đồng thực hiện Tiểu dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc.

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam được giao bổ sung 3.288 triệu đồng thực hiện Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc nhiệm vụ truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.

Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn nguồn ngân sách trung ương năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho 16 tỉnh (Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Thuận, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, Sóc Trăng, Cà Mau) để thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn.

Cụ thể, giao tỉnh Tuyên Quang 82.682 triệu đồng; tỉnh Phú Thọ 91.051 triệu đồng; tỉnh Bắc Giang 35.466 triệu đồng; tỉnh Lai Châu 30.592 triệu đồng; tỉnh Điện Biên 79.934 triệu đồng…

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ giao mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023 của 03 chương trình mục tiêu quốc gia cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án, tổ chức thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn năm 2023

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan: Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chỉ đạo thực hiện phân bổ, giao bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn nguồn ngân sách trung ương năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đảm bảo đúng quy định Luật Đầu tư công, Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội, Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định có liên quan.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân 16 tỉnh (Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Thuận, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, Sóc Trăng, Cà Mau) chỉ đạo thực hiện phân bổ, giao bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn nguồn ngân sách trung ương năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho các cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc bảo đảm phù hợp với các quy định Luật Đầu tư công, Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội, Nghị quyết số 93/2023/QH15 ngày 22 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội, Hiệp định cam kết với nhà tài trợ và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ từng chương trình mục tiêu quốc gia theo địa bàn quản lý; kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án, tổ chức thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn năm 2023 đảm bảo đúng quy định pháp luật; cá thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu, gắn kết quả giải ngân với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thủ trưởng các bộ, cơ quan trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, cơ quan thanh tra, kiểm toán và các cơ quan liên quan khác về tính chính xác của thông tin số liệu, mức vốn phân bổ cho từng dự án theo quy định của pháp luật.

Báo cáo kết quả phân bổ trước ngày 30/10/2023

Thủ tướng Chính phủ giao các cơ quan trung ương (bao gồm: Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam), Ủy ban nhân dân 16 tỉnh (bao gồm: Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Thuận, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, Sóc Trăng, Cà Mau) phân bổ chi tiết dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn nguồn ngân sách trung ương bổ sung năm 2023 cho các cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc theo nội dung, dự án thành phần và danh mục dự án đầu tư công (nếu có); báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, cơ quan chủ chương trình, chủ dự án thành phần kết quả phân bổ trước ngày 30 tháng 10 năm 2023.

Các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo cập nhật kết quả phân bổ, giao và tổ chức thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 (bao gồm: vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, vốn tự cân đối của ngân sách địa phương) của các chương trình mục tiêu quốc gia về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, cơ quan chủ chương trình trước ngày 20 hằng tháng.

Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn đảm bảo đúng mục tiêu, hiệu quả và tiến độ thực hiện, giải ngân vốn theo quy định.

Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chủ dự án thành phần: Giám sát, đôn đốc tiến độ phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn và tổ chức thực hiện các nội dung thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đảm bảo tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn trong năm 2023; tổng hợp tiến độ thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 25 hằng tháng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan chủ Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan liên quan về tính chính xác của số liệu, nội dung báo cáo đề xuất; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc tình hình phân bổ, giao kế hoạch và thực hiện kế hoạch đầu tư vốn giao bổ sung trong năm 2023 của các chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng quy định.

Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo tiến độ phân bổ, giải ngân dự toán chi đầu tư giao bổ sung trong năm 2023 của các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng, năm 2025 ưu tiên chi đầu tư phát triển

Năm 2025, để đảm bảo hiệu quả thu chi ngân sách, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành trung ương phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm so với năm 2024 để giảm bội chi ngân sách. Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/10/2024, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo về tình hình thực...

Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024

Ngày 19/7, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh đánh giá tình hình triển khai nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm; phương hướng thực hiện các tháng cuối năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghiêm Xuân Cường chủ trì hội nghị. Năm 2024, tổng vốn ngân sách tỉnh bố trí thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là...

Đề xuất đầu tư hơn 122 nghìn tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030

Đối với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Chính phủ đề xuất huy động nguồn lực thực hiện khoảng 122.250 tỷ đồng cho giai đoạn 2025-2030, trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp được bố trí tối thiểu khoảng 77 nghìn tỷ đồng (chiếm 63%). Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 3/6, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra...

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện, do đó cần thiết phải đề xuất điều chỉnh một số nội dung tại chủ trương đầu tư chương trình. Kết quả giải ngân có nhiều chuyển biến song...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Tại phiên họp thường kỳ tháng 5/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Từ ngày 13 đến 15/5, Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Theo chương trình dự kiến, Ủy ban Thường vụ...

Cùng tác giả

Điện, thư, thông điệp chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường

Nhân dịp đồng chí Lương Cường được Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lãnh đạo các nước Trung Quốc, Campuchia, Cuba, Nga đã gửi các điện, thư, thông điệp chúc mừng. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ Trung Quốc-Việt...

Đưa Việt Nam thành điểm đến, mắt xích trong chuỗi cung ứng các sản phẩm Halal

Thủ tướng khẳng định Việt Nam định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam trở thành một ngành thế mạnh, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu. Chiều 22/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự Hội nghị “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam.” Hội nghị do Bộ...

Ngân hàng Nhà nước báo cáo Quốc hội về giá vàng, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp để xử lý cơ bản các tổ chức tín dụng yếu kém. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 13, Quốc hội khóa XV (lĩnh vực ngân...

Thông cáo báo chí số 2, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ ba, ngày 22/10/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe: (i) Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc,...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa được bán tối đa 20% công suất

Điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu không dùng hết được bán lên hệ thống quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt, theo Nghị định của Chính phủ. Ngày 22/10, Chính phủ ban hành Nghị định 135 về khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Quy định này áp dụng với các nguồn năng lượng mặt trời tự dùng lắp đặt trên mái nhà ở, cơ quan công sở,...

Cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước báo cáo Quốc hội về giá vàng, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp để xử lý cơ bản các tổ chức tín dụng yếu kém. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 13, Quốc hội khóa XV (lĩnh vực ngân...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa được bán tối đa 20% công suất

Điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu không dùng hết được bán lên hệ thống quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt, theo Nghị định của Chính phủ. Ngày 22/10, Chính phủ ban hành Nghị định 135 về khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Quy định này áp dụng với các nguồn năng lượng mặt trời tự dùng lắp đặt trên mái nhà ở, cơ quan công sở,...

Hàng giả, hàng nhái tràn lan: Rủi ro lớn từ giao dịch trên mạng xã hội, website chưa được quản lý

Hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ,... tràn lan trên mạng xã hội, website chưa được đăng ký với Bộ Công Thương gây rủi ro lớn cho người tiêu dùng. Livestream bán hàng giả, hàng nhái Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên môi trường điện tử như: các website bán hàng, mạng xã hội ngày càng phát triển, thu hút đông đảo lượng khách hàng tham gia. Song song với đó, cũng xuất hiện nhiều...

Ngành đường sắt khuyến cáo hành khách mua vé Tết Ất Tỵ 2025 cần làm điều này gấp

Ngành Đường sắt khuyến cáo sau khi hành khách mua vé Tết Ất Tỵ cần truy cập ngay website www.dsvn.vn để kiểm tra tính hợp lệ của vé, nhằm kịp thời xử lý hỗ trợ. Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, ngành đường sắt đã tổ chức bán vé từ ngày 1/10/2024. Sau 3 tuần mở bán vé, tổng số vé đã bán hơn 73.000 vé. Số vé còn trong dịp...

Việt Nam nhập khẩu sầu riêng tăng đột biến 1.057%

So với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu sầu riêng trong 8 tháng năm nay tăng đột biến 1.057%, tức gấp gần 11,6 lần. Báo cáo của Bộ NN-PTNT mới đây cho thấy, tính đến hết tháng 9 năm nay, sản lượng sầu riêng của nước ta đã đạt 984.800 tấn, tăng mạnh 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tháng 10 mới vào vụ thu hoạch loại “trái cây vua” này ở những vùng trồng có sản...

Giá USD ngân hàng lên kịch trần

Giá USD ngân hàng hôm nay lên kịch trần 24.452 đồng, bằng mức kỷ lục thiết lập hồi giữa năm. Ngày 22/10, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm tại 22.240 đồng, tăng 12 đồng so với hôm qua. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch USD trong vùng giá từ 23.028 đồng đến tối đa 25.452 đồng. Các ngân hàng thương mại hôm nay cũng...

Diện mạo 2025 qua những con số

Để thực hiện các mục tiêu trên, Chính phủ tập trung vào 11 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. 1. Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn...). 2. Giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn...

Tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam

Theo số liệu cập nhật mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), quy mô nền kinh tế Việt Nam đã tăng từ 346 tỉ USD, xếp thứ 37 trên thế giới năm 2020 lên 433 tỉ USD, xếp thứ 34 thế giới năm 2023. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nằm ở nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. "Ngôi sao" tăng trưởng của ASEAN Theo đánh giá trong báo cáo mới đây...

Lo ngại hàng hóa ‘leo thang’

Không chỉ rau xanh mà thịt heo, gà, thủy hải sản… và nhiều mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng khác đều tăng giá khiến người tiêu dùng lo lắng. Mỗi thứ tăng một chút Khi ngành điện vừa thông báo tăng giá điện, ngay lập tức nhiều mặt hàng ăn uống nhảy giá theo. Trưa 21/10, chị Nguyễn Thị Thanh (30 tuổi, ngụ quận 10), dạo mấy vòng quanh khu chợ gần nhà mà vẫn chưa mua được thực phẩm...

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như có sự đầu tư bài bản, hiệu quả. Thị trường Halal tăng trưởng ngay cả trong đại dịch Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là "hợp pháp" hoặc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất