Powered by Techcity

Bình Phước: Về miền di sản Bù Đăng

Tính đến tháng 10-2024, tỉnh Bình Phước có 7 di sản được ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, huyện Bù Đăng có 4 di sản gồm: Tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’tiêng; lễ hội Cầu bông của người Kinh; nghề dệt thổ cẩm của người M’nông; nghề đan gùi và nghề dệt thổ cẩm của người S’tiêng. Ngoài ra, Bù Đăng còn là nơi duy trì nghệ thuật đánh cồng chiêng, đây là một bộ phận không thể thiếu trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại).

Một góc khu vực trung tâm huyện Bù Đăng ngày nay – Ảnh: Từ Huy

Bù Đăng đang giữ trong mình những viên ngọc quý của nền văn hóa đa bản sắc các dân tộc trên đất nước Việt Nam; góp phần quan trọng vào chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển huyện.

Mỗi di sản là một câu chuyện thú vị

Huyện Bù Đăng hiện có 13 đội cồng chiêng với khoảng 70 nghệ nhân biết nghệ thuật trình diễn cồng chiêng. Nghệ thuật trình diễn cồng chiêng được người S’tiêng, M’nông gọi là Goong Xơn Gănt. Nghệ thuật trình diễn cồng và chiêng khác nhau. Mỗi bài có tiết tấu không giống nhau, nên các thành viên trong đội phải am hiểu để phối hợp nhịp nhàng, ăn ý. PGS. TS, giảng viên cao cấp Buôn Krông Tuyết Nhung, Trường đại học Tây Nguyên cho biết: Cồng chiêng không chỉ có ý nghĩa về âm nhạc mà còn được coi là “hồn thiêng của dân tộc”, là “bản sắc”, “cội nguồn” cần trân trọng, gìn giữ và phát huy. Song song với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, chủ thể văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã và đang tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc này.

Trình diễn cồng, chiêng là loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào S”tiêng ở Bù Đăng – Ảnh: Từ Huy

Ngày 4-8-2022, nghề dệt thổ cẩm của người M’nông ở Bình Phước được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Người M’nông ở các xã Đắk Nhau, Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn, huyện Bù Đăng rất tự hào khi nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc mình được vinh danh. Hơn 15 năm hướng dẫn, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ địa phương, nghệ nhân An Đê ở thôn Sơn Hòa, xã Thọ Sơn chia sẻ: “Muốn theo nghề phải kiên trì và đam mê. Nhiều học trò của mình nay có người theo chồng đi xứ khác, có người đi làm ăn xa…, chỉ còn số ít ở lại thôn vẫn duy trì nghề dệt”. Bà An Đê mong muốn truyền dạy nghề dệt cho nhiều phụ nữ để gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc.

Phụ nữ M’nông giữ gìn nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình – Ảnh: Từ Huy

Hiện toàn huyện Bù Đăng có hơn 100 hộ đồng bào M’nông có phụ nữ biết dệt thổ cẩm và đang duy trì nghề. Với họ, dệt thổ cẩm không chỉ tạo ra sản phẩm mà còn để được ngồi lại với nhau, chuyện trò, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống, gắn kết tình làng nghĩa xóm, cộng đồng bên khung dệt đầy sắc màu. Đây cũng là việc làm thiết thực bảo tồn nghề truyền thống dân tộc.

Đối với người S’tiêng, nghề đan gùi và dệt thổ cẩm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có ý nghĩa quan trọng, tôn vinh nghề truyền thống và các chủ thể di sản văn hóa. Qua đó, nâng cao nhận thức người dân, trách nhiệm của các cấp, ngành, khuyến khích tổ chức, cá nhân chung tay bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại địa phương.

Những hình ảnh về sự tiếp nối và phát triển của nghề đan gùi và dệt thổ cẩm của người S’tiêng trên đất Bù Đăng – Ảnh: Từ Huy

Bù Đăng hiện có một số tổ hợp tác đan gùi, tổ dệt thổ cẩm. Sản phẩm từ những tổ hợp tác, làng nghề này vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng hằng ngày của bà con trong vùng vừa thúc đẩy phát triển du lịch. Ông Điểu Lon, Tổ trưởng Tổ làng nghề, Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo cho hay: Những người lớn tuổi trong thôn, sóc hầu như ai cũng biết nghề. Người biết nhiều, làm giỏi chỉ dạy cho người biết ít hoặc chưa biết. Cứ vậy tạo ra sản phẩm, lưu giữ được nghề truyền thống cho thế hệ con cháu.

Ngoài những di sản về dân ca, dân nhạc, nghề thủ công truyền thống, Bù Đăng còn chứa đựng di sản về tri thức dân gian. Theo lời các già làng kể lại, ngày xưa, thần Lé Lôn đã dạy cho người S’tiêng biết lên rừng tìm lá để ủ men, biết ủ rượu trong ché cho chín. Thời đó, người dân chưa biết uống rượu cần như bây giờ mà chỉ biết ăn rượu. Sau đó, thần Úy Uông – vị thần sấm sét đã mách cho con người cách vót cần, đổ nước vào ché để uống. Với người S’tiêng, rượu cần không chỉ là thức uống đơn thuần mà còn gắn với những truyền thuyết, điều thiêng liêng. Rượu cần luôn hiện diện trong sinh hoạt văn hóa đời thường cũng như trong các lễ hội, sự kiện của gia đình, cộng đồng. Vì thế, nhiều người cho rằng uống rượu cần S’tiêng là uống cả một nét văn hóa lâu đời.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận “Tri thức dân gian, kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’tiêng” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Địa phương đã đẩy mạnh truyền thông và quảng bá sản phẩm không chỉ trong tỉnh mà còn mở rộng ra cả nước. Đặc biệt năm 2022, Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo đã có dịp quảng bá thương hiệu rượu cần tới bạn bè Campuchia và Hàn Quốc tại chương trình giao lưu văn hóa với các nước.

Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng – Ảnh: Từ Huy

 UBND huyện Bù Đăng đã ban hành kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2020-2025, trong đó có hình thành tuyến du lịch 2 ngày, 1 đêm, kết nối các điểm du lịch trong huyện. Và rượu cần của người S’tiêng là sản phẩm trong chuỗi hoạt động du lịch đó.

Bộ cồng chiêng được trưng bày tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo – Ảnh: Từ Huy

Không như các loại hình nghệ thuật khác, trình diễn cồng chiêng mang ý nghĩa nghi lễ và tâm linh. Những năm gần đây, huyện Bù Đăng đã khảo sát, củng cố các đội cồng chiêng, xây dựng thành sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện và trình diễn tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo.Từ năm 2018 đến nay, huyện đã tổ chức hơn 150 chương trình trình diễn cồng chiêng tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo và ở các huyện, thị, thành phố trong, ngoài tỉnh. Đặc biệt, huyện đã đưa đội trình diễn cồng chiêng của sóc Bom Bo tham gia chương trình giao lưu văn hóa dân tộc với văn hóa Hàn Quốc và lưu diễn tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Hà Nội). Bên cạnh đó, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã tổ chức liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số, phục dựng lễ hội truyền thống…

Ông Vũ Văn Mười, Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng cho biết: Thời gian qua, Bù Đăng luôn ưu tiên, dành nhiều nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn văn hóa các dân tộc, nhất là đồng bào S’tiêng; đầu tư xây dựng các làng nghề dệt thổ cẩm, chế biến rượu cần, đan gùi, đồng thời mở các lớp tập huấn cho thành viên làng nghề… Đặc biệt, năm nay tổ chức lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo”, với nhiều chương trình đặc sắc, diễn ra trong 3 ngày từ 8 đến 10-11.

Với những nỗ lực của các cấp, ngành thời gian qua, đồng bào nơi đây đã được xây nền ý thức vững chắc trong giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình; đưa Bù Đăng trở thành một “bảo tàng di sản” đặc sắc, là điểm dừng chân lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản

Ngày 4/12, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và phu nhân đã hội kiến Nhà Vua Naruhito và Hoàng hậu tại Hoàng cung. Trong không khí thân thiện, Nhà vua Nhật Bản đã bày tỏ cảm ơn vì sự hỗ trợ của Việt Nam đối với hậu quả của trận động đất ở bán đảo Noto. Nhà vua Nhật Bản cũng gửi lời chia buồn về những thiệt hại do cơn bão tại Việt Nam vào tháng...

Tổng Bí thư tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản và cá nhân Chủ tịch Maeda Tadashi đối với phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Chiều 4/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Tổng...

Chưa hoàn thành thủ tục cấp phép, Temu tạm dừng hoạt động bán hàng tại Việt Nam

Đại điện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số cho biết đã yêu cầu sàn thương mại điện tử xuyên biên giới-Temu tạm dừng việc bán hàng tại Việt Nam cho đến khi hoàn thành các thủ tục cấp phép. Trao đổi với PV, đại điện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số cho biết đã yêu cầu sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu tạm dừng bán hàng tại Việt Nam cho đến...

Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Thủ tướng yêu cầu các dự án luật cần đảm bảo vừa có thể quản lý được nhưng cũng cần đảm bảo thông thoáng để huy động các nguồn lực trong xã hội, phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước. Ngày 4/12, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024 để xem xét 6 đề nghị xây dựng luật và 1 dự thảo pháp lệnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh...

Bình Dương vượt Hà Nội về thu hút FDI

Bình Dương vượt qua Hà Nội để vươn lên thứ hai cả nước về thu hút vốn ngoại, với 42,39 tỷ USD, trong khi TP HCM vẫn là đầu tàu về thu hút FDI. Theo số liệu thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến hết tháng 11, Hà Nội thu hút được gần 42,2 tỷ USD, đứng thứ ba cả nước về "điểm đến" của nhà đầu tư ngoại. Nhưng so...

Cùng chuyên mục

Nghiệt ngã cho Suboi ở Rap Việt

Sau vòng Bứt phá ở Rap Việt mùa 4, kịch bản nghiệt ngã lặp lại với Suboi khi đội của cô trắng tay. Phải nhờ đến nón vàng từ Thái VG, Suboi mới có thí sinh vào chung kết. Sau thất bại đáng tiếc của Saabirose trước Queen B, đội Suboi rơi vào tình thế hiểm nguy khi chỉ còn Shayda, V High và Dacia. Đúng như dự đoán, bất chấp nỗ lực của những thí sinh còn lại, đội...

Đàm Vĩnh Hưng rút đơn kiện chồng ca sĩ Bích Tuyền

Ca sĩ Bích Tuyền xác nhận với phóng viên rằng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã rút đơn kiện chồng mình là ông Gerard Williams. Trưa 4-12, ca sĩ Bích Tuyền thông tin với phóng viên rằng Đàm Vĩnh Hưng đã rút đơn kiện chồng mình. Ông Gerard Williams kiện Đàm Vĩnh Hưng đòi bồi thường 1 đồng vì danh dự. Trả lời trong buổi livestream trên kênh Dũng Taylor TV trưa 4-12, ông Gerard Williams chia sẻ ông bị hụt hẫng,...

Đón đọc báo Hạ Long số 713 phát hành ngày 5/12/2024

Trung tâm Truyền thông tỉnh phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh biên tập, xuất bản báo Hạ Long số 713, phát hành ngày 5/12/2024. Báo Hạ Long 16 trang, gồm nhiều tin, bài về các hoạt động và đời sống văn học nghệ thuật diễn ra trên địa bàn tỉnh; những sáng tác mới của các văn nghệ sĩ cùng nhiều nội dung hấp dẫn khác. - Trang 1, mục “Diễn đàn văn nghệ” báo có bài “Thơ...

Nhà văn Quỳnh Dao qua đời

Truyền thông Đài Loan đưa tin Quỳnh Dao qua đời ở nhà riêng vào ngày 4/12. Bà là tác giả của rất nhiều tiểu thuyết đình đám. Stheadline đưa tin nhà văn nổi tiếng Quỳnh Dao đã qua đời ở nhà riêng thuộc quận Đạm Thủy, Đài Loan vào ngày 4/12. Tại hiện trường, đội cứu thương phát hiện Quỳnh Dao không còn thở, không còn nhịp tim. Nữ nhà văn đã qua đời trước khi được đưa đến bệnh...

Lại thêm bài hát nhạc Việt bị chê nhảm nhí

Đoạn hát gieo vần chữ "c" trong ca khúc "Đánh bắt xa bờ" của ca sĩ Trương Thảo Nhi gây tranh cãi. Nhiều khán giả chê lời hát nhảm nhí, phải đọc phụ đề khi xem MV. Ca khúc mới phát hành - Đánh bắt xa bờ - do ca sĩ Trương Thảo Nhi sáng tác và thể hiện đang tạo tranh luận. “Ta say mê được chơi/ Ta chơi không nghỉ ngơi/ Mời anh vào ghé chơi xơi cơm em...

Đường đua phim Tết Việt: Gương mặt cũ, cần nội dung mới

Đường đua phim Tết Việt 2025 có 3 dự án được công bố với những gương mặt diễn viên, ê kíp sản xuất quen thuộc. Liệu nội dung phim Tết có gì mới thu hút người xem? Cuộc đua của 3 phim “Bộ tứ báo thủ”, “Yêu nhầm bạn thân”, “Nụ hôn bạc tỉ” là 3 phim chính thức công bố gia nhập đường đua mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025. Có thể thấy các nhà sản xuất phim, đạo diễn và...

Phim kinh dị Việt thắng trăm tỷ nhưng bao giờ mới vượt Thái Lan?

Dù một số phim kinh dị Việt thắng, Jean Yeo, đạo diễn, NSX người Singapore nhận định việc thiếu kinh phí và kinh nghiệm là hai yếu tố khiến tác phẩm trong nước chưa thể vươn tầm khu vực. Linh miêu, tác phẩm thứ hai của đạo diễn Lưu Thành Luân sau Quỷ cẩu, đã dẫn đầu phòng vé 2 tuần liên tiếp. Thực chất, sự thành công trên mặt trận thương mại của bộ phim là điều có thể...

‘Những người làm phim truyền hình truyền thống nên học hỏi Lê Tuấn Khang’

Đạo diễn Trần Ngọc Phong lý giải: "Lê Tuấn Khang sử dụng chung công thức trong các video là chở bà Sáu đi ăn đám giỗ bên cồn và gặp chướng ngại vật suốt hành trình...'. Sức hút của cái tên Lê Tuấn Khang đến từ tính cách thật thà, làm video về cuộc sống miền quê bình dị và một phần nhờ vào sự cố đêm trao giải TikTok Awards 2024. Tính đến 10h ngày 3-12, kênh TikTok của Lê...

Khán giả Mỹ không thèm đến rạp phim nữa, tại sao?

Việc đến rạp phim một cách ngẫu hứng đang ngày càng giảm, đặc biệt kể từ sau khi đại dịch COVID-19 làm thay đổi toàn bộ hành vi của khán giả. Điều này không chỉ làm giảm lượng người xem phim mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của các rạp phim. Trước đây, khán giả "ngẫu hứng" - những người chỉ đến rạp phim mà không có kế hoạch cụ thể và chọn xem những bộ phim bất...

Cuộc sống của “chị đẹp” Thu Phương sau hôn nhân đầu đổ vỡ

Đi qua những đổ vỡ của cuộc hôn nhân đầu tiên, nữ ca sĩ Thu Phương đang có cuộc sống hạnh phúc bên ông bầu Dũng Taylor. Cùng với Mỹ Linh, Thu Phương là 1 trong 2 “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2023” trở lại sân chơi năm 2024. Màn thể hiện lôi cuốn và bùng nổ những tập qua khiến Thu Phương nổi bật không kém các "chị đẹp" tài năng khác. Bên cạnh sự nghiệp ngày càng thăng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất