Powered by Techcity

Bình Phước: Đồng xanh trong nắng hạn

Vừa cuốc dặm lại ruộng lúa giữa trưa sau hơn 10 ngày sạ, bà Thị Khai ở ấp Bù Tam, xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp vừa cho hay: “Bây giờ chỉ có tháo nước cho cây lúa khỏi ngập. Mương nước ở đằng kia, nó chảy suốt ngày nên không còn sợ thiếu nước nữa! Những năm trước, muốn làm lúa vụ hai thì phải nối ống bơm từ ao lên, có năm được ăn, có năm không vì không có nước. Bây giờ thì không còn lo chuyện thiếu nước nữa. Năm vừa rồi nhà mình làm được 3 vụ lúa. Vụ mùa vừa rồi, 7 sào ruộng của mình thu được 70 bao”.

Niềm vui trong nắng

Đồng ruộng ấp Bù Tam, xã Hưng Phước rộng chừng 50 ha nằm sau con đập vừa mới hoàn thành tích nước phục vụ tưới tiêu trong năm 2023. Mặc dù đang cao điểm mùa khô nhưng các nông hộ đồng bào S’tiêng ở ấp Bù Tam vẫn xuống giống cho vụ mùa đầu tiên trong năm. Canh tác cây lúa trên cánh đồng này đã hơn 40 năm, bà Thị Khai cũng như người dân trong ấp Bù Tam cảm nhận rất rõ giá trị nguồn nước từ kênh mương nội đồng thuộc công trình thủy lợi Bù Tam đối với ruộng lúa như thế nào. Trước đây, cánh đồng này chỉ làm được 1 vụ trong năm. Những nông hộ chịu khó thì làm được 2 vụ nhưng phụ thuộc thời tiết có mưa hay không. Còn hiện tại, đồng bào ấp Bù Tam đã làm được 3 vụ lúa trên cánh đồng từ thuở xa xưa của mình. Không chỉ 3 vụ, năng suất lúa của đồng bào cũng tăng từ 2,5 tấn/ha lên 5 tấn/ha. Đó là kết quả rõ rệt, nhìn thấy và cầm nắm được của đồng bào S’tiêng thuộc ấp Bù Tam đối với công trình thủy lợi Bù Tam. Công trình được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí gần 51 tỷ đồng, dung tích hồ chứa 2,8 triệu mét khối. Đi cùng với công trình hồ đập còn có 4,5km kênh mương nội đồng dẫn nước tưới tiêu cho 295 ha đất nông nghiệp. Chính từ kênh mương nội đồng và hồ đập này đã giúp toàn bộ diện tích lúa nước cũng như các loại cây trồng khác trên địa bàn xã Hưng Phước không còn đối diện với khô hạn mỗi khi mùa khô đến.

Với việc đầu tư hệ thống kênh mương nối dài từ công trình thủy lợi sau Cần Đơn giúp người dân ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp có nguồn nước dồi dào phục vụ sản xuất lúa

Tranh thủ giờ nghỉ trưa, nhà nông Trần Văn Bình ở ấp Thanh Tâm, thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp ráng cày cho xong 2 sào đất để chuẩn bị tỉa bắp sau 2 vụ lúa. “Mình xen canh rau màu để kiếm thêm thu nhập thay cho cây lúa. Chỉ có mùa này mới trồng được rau màu vì không sợ ngập úng. Mùa mưa, vùng đất này thường bị ngập nên chỉ trồng lúa là thích hợp. Còn mùa khô trồng rau màu thu nhập cao hơn. Nguồn nước thì có công trình thủy lợi sau Cần Đơn nên không sợ thiếu nước tưới. Không chỉ nước tưới tiêu, ngay cả nước sinh hoạt, người dân ở đây cũng nhờ vào nguồn nước từ công trình thủy lợi sau Cần Đơn” – lão nông Trần Văn Bình cho hay.

Tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện Bù Đốp hiện có hơn 23.600 ha. Mặc dù đang cao điểm mùa khô, toàn bộ diện tích đất gieo trồng trên địa bàn huyện vẫn đảm bảo đủ nước tưới. Để chủ động nguồn nước tưới tiêu trong cao điểm mùa khô, ngay từ đầu năm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp phòng, ban của huyện đã xây dựng các phương án chống hạn. Đặc biệt là tuyên truyền để người dân chủ động tưới tiết kiệm và tích trữ nước ngay từ cuối mùa mưa.

Hồ đập hoá đồng xanh

Bù Đốp hiện có 7 công trình hồ đập thủy lợi phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt của người dân. Để phát huy hiệu quả các công trình, những năm gần đây, Bù Đốp đã chủ động nạo vét lòng hồ và tích cực xây dựng, khơi thông hệ thống kênh mương nội đồng dẫn nước đến đồng ruộng. Ngoài công trình thủy lợi hồ đập Bù Tam mới đưa vào hoạt động và phát huy tác dụng ngay trong mùa khô, còn có công trình thủy lợi đập tràn M26 ở ấp Điện Ảnh, xã Phước Thiện. Sau hơn 10 năm xây dựng, công trình đã bị bồi lắng không thể phát huy tác dụng trong mùa khô. Đặc biệt năm 2016, cơn hạn lịch sử đi qua làm con đập khô cạn, ruộng lúa, cây trồng trên lưng đồi thuộc xã Phước Thiện rơi vào cảnh khô héo do thiếu nước tưới.

Bà Thị Khai đang dặm vụ lúa đông xuân trên cánh đồng thuộc ấp Bù Tam

Trước thực trạng đó, năm 2017, huyện Bù Đốp đã đầu tư nạo vét, nâng cấp dung tích hồ chứa lên 200.000m3 và xây mới 1,64km kênh mương nội đồng để phục vụ tưới tiêu cho 40 ha ruộng lúa trên địa bàn xã Phước Thiện. Nhờ vậy, hơn 33 ha ruộng lúa của ấp Điện Ảnh, xã Phước Thiện nâng từ 1 lên 3 vụ trong năm. Đối với công trình thủy lợi sau Cần Đơn, huyện Bù Đốp cũng đầu tư xây mới 6km kênh mương nội đồng nối dài, nâng tổng chiều dài kênh mương nội đồng của công trình thủy lợi sau Cần Đơn lên 25km, phục vụ tưới tiêu cho gần 3.000 ha cây trồng trên địa bàn các xã Thanh Hòa, Tân Thành và Tân Tiến.

Trong năm 2023, toàn huyện đã tu sửa, nạo vét 17,8km kênh mương nội đồng trên địa bàn các xã Tân Tiến, Thanh Hòa, Hưng Phước, Thiện Hưng và thị trấn Thanh Bình. Huyện Bù Đốp hiện có 7 xã, thị trấn đều có nguồn nước tưới tiêu từ các công trình thủy lợi đưa tới đồng ruộng. Đi cùng giải pháp nâng cao chất lượng các công trình thủy lợi, huyện còn đẩy mạnh công tác đầu tư, vận động người dân lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm để phát huy tối đa hiệu quả trong canh tác nông nghiệp. Việc lắp đặt hệ thống tưới thông minh không chỉ giúp người dân tiết kiệm được nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp mà còn nâng cao giá trị cho nông sản. Đặc biệt, trước hiện tượng biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường, hệ thống tưới thông minh còn giúp người dân chủ động ứng phó nắng hạn trong mùa khô. Nhờ vậy, ngay trong cao điểm mùa khô, những cánh đồng trên địa bàn huyện Bù Đốp vẫn ngút ngàn xanh trong nắng cháy chói chang.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bình Phước: Ðổi thay ở huyện vùng biên

Huyện Bù Gia Mập thành lập và hoạt động từ ngày 1-11-2009 gồm 18 xã. Tháng 8-2015, Bù Gia Mập chia tách để thành lập huyện Phú Riềng. Từ đó đến nay, huyện Bù Gia Mập có 8 xã, dân số 85 ngàn người, trong đó hơn 36% hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Sau 15 năm thành lập, huyện đã vượt khó đi lên, đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã...

Niên vụ cà phê 2023-2024: Niềm vui được mùa, được giá

Bước vào niên vụ 2023-2024, nông dân Bình Phước rất phấn khởi vì cà phê được mùa, giá thu mua trên thị trường lại đang cao kỷ lục, dao động quanh mức 100-110 ngàn đồng/kg nhân. Giá tăng cao ngay từ đầu vụ là tín hiệu vui cho người trồng cà phê. Qua đó, giúp nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và có điều kiện tái đầu tư sản xuất, ổn định diện tích cây...

Bình Phước: Độc đáo cốm dẹp của đồng bào Khmer

Vào những ngày này, tại xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Đồng bào Khmer tất bật ra đồng gặt lúa nếp để làm món cốm dẹp (phiên âm tiếng Khmer là Om Bóc) - một trong những món ăn độc đáo không thể thiếu trong lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer. Không chỉ là món ăn dân dã, cốm dẹp còn mang ý nghĩa tâm linh...

Bài cuối: Đổi mới sáng tạo để phát triển

“Các thế hệ đi trước đã dốc sức xây dựng thương hiệu, đưa hạt điều Bình Phước đến với chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Những doanh nghiệp, nông dân trồng điều thế hệ sau cần phát huy tốt các giá trị CDĐL hạt điều Bình Phước mang lại. Doanh nghiệp chúng tôi tin tưởng, bảo vệ và phát huy thương hiệu này” - Phó Chủ tịch Hội Điều Bình Phước, Giám đốc Công ty TNHH Vinahe Nguyễn Hoàng Đạt...

Bài 2: “Cầm vàng đừng để vàng rơi”

Khi ngày càng có nhiều thương hiệu, những quy chuẩn mới ra đời, doanh nghiệp chạy theo các tiêu chuẩn của từng thị trường khác nhau trên thế giới, cùng với sự tuyên truyền mờ nhạt khiến sản phẩm hạt điều Bình Phước có chỉ dẫn địa lý (CDĐL) dù giá trị ưu việt vẫn khó tìm được chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng và trên thị trường. Chưa khẳng định được chỗ đứng Từ những giá trị...

Cùng tác giả

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Không có chuyện UNESCO xem xét loại Vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới" - Đây là khẳng định của Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tại TP Hạ Long vào chiều 24/12.    Trong những ngày gần đây, một số trang báo trong nước có chia sẻ, dẫn lời bài đăng của hãng...

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

‘Tái sinh’ của ca sĩ Tùng Dương lọt nhiều bảng xếp hạng, xuất hiện loạt cover

Tùng Dương cho phép nhiều ca sĩ cover lại ca khúc Tái sinh với mong muốn tạo ra giá trị và sự tươi mới cho tác phẩm. Thời gian qua, ca khúc Tái sinh của nam ca sĩ Tùng Dương đã gây "bão" trên mạng xã hội, được đông đảo khán giả yêu thích. Ca khúc này là sáng tác của Tăng Duy Tân, được Tùng Dương phát hành trong album Multiverse - Vũ trụ âm nhạc. Với giai điệu sâu...

Cùng chuyên mục

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

Thúc đẩy phát triển thương mại bền vững ngành gỗ Việt Nam – Trung Quốc

Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ gỗ chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam (tương đương 2 tỷ USD trong năm 2023). Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu bao gồm dăm gỗ, gỗ ván và veneer, với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gỗ lớn thứ hai Theo số liệu từ Cục Xuất...

Khởi động thi công đường tỉnh 327

Ngày 24/12, tại TP Đông Triều, Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh đã khởi động, ra quân thi công xây dựng đường tỉnh 327 nối nút giao cổng tỉnh đến đường trục chính trung tâm TP Đông Triều. Đây là công trình do ngân sách tỉnh Quảng Ninh đầu tư, nhằm tiếp tục tạo đà phát triển mới cho thành phố trẻ Đông Triều, kiến tạo hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại,...

Xuất khẩu dệt may hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng, bởi năm qua ngành dệt may đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp của thị trường. Tiếp nối thành quả đã đạt được, ngành dệt may mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD năm 2025. Để đạt được con số nêu trên,...

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương. Xuất nhập khẩu xuất sắc về đích Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục mới với con số ước tính 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân...

Xuất khẩu thủy sản tiến tới mục tiêu 11 tỉ USD

Năm 2024 là lần thứ hai xuất khẩu thủy sản đạt mốc 10 tỉ USD, trong đó con tôm mang về 4 tỉ USD, cá tra 2 tỉ USD, cá ngừ 1 tỉ USD. Năm 2025, ngành thủy sản đang hướng tới mục tiêu đạt 11 tỉ USD. Tại lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức tối 23-12, Thứ trưởng Bộ Nông...

29 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo bao bì sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024

Trong 68 tác phẩm tham gia Cuộc thi sáng tạo bao bì, nhãn mác hàng hóa, giỏ quà và câu chuyện sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024, Ban Giám khảo cuộc thi đã chấm điểm và thống nhất trao giải cho 29 tác phẩm. Cụ thể, 14 tác phẩm đoạt giải (1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 8 giải khuyến khích) nội dung thi câu chuyện sản phẩm; 3 tác phẩm đoạt giải nội dung...

Cà-phê Việt Nam trước cơ hội chi phối thị trường toàn cầu

Tính đến thời điểm này, kim ngạch xuất khẩu cà-phê của Việt Nam đã vượt cả năm 2023 và thiết lập mốc kỷ lục mới là 4,84 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2024. Tháng 11/2024, giá bình quân cà-phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 5.818 USD/tấn, mức cao nhất từ trước đến nay. Với những thành tựu này, Việt Nam đang đứng trước cơ hội chi phối thị trường cà-phê toàn cầu thời gian tới. Theo Cục...

Tin nổi bật

Tin mới nhất