Powered by Techcity

Bình Liêu phát triển du lịch trải nghiệm văn hoá

Tại Hội thảo “Bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu” do huyện Bình Liêu phối hợp với Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển tổ chức ngày 10/5/2024, Tiến sĩ Lý Viết Trường, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, cho rằng: Phát triển du lịch bền vững dựa trên quảng bá di sản là một hướng đi phù hợp với sự phát triển của thời đại. Sở hữu thế mạnh về di sản văn hóa, đặc biệt là những di sản văn hóa phi vật thể, huyện Bình Liêu đang nắm giữ chiếc chìa khoá để du lịch phát triển bền vững và mang lại lợi ích cho cả cộng đồng.

Nghệ nhân dân gian ở Bình Liêu truyền dạy hát then cho giới trẻ.
Nghệ nhân dân gian ở Bình Liêu truyền dạy hát Then cho giới trẻ.

Bình Liêu là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan sinh thái tươi đẹp, với những cung đường, thác nước, ngọn núi và bãi đá hùng vĩ cũng là địa bàn sinh sống của rất nhiều dân tộc, mỗi tộc người lại có những giá trị văn hóa riêng biệt tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng đa dạng và đặc sắc. Theo thống kê của huyện Bình Liêu, hiện nay, địa phương có 22 di sản thuộc loại hình tập quán xã hội, bao gồm nghệ thuật trình diễn, nghề thủ công truyền thống, ngôn ngữ, ẩm thực, trang phục, nhà cửa, trò chơi dân gian.

Nói riêng về dân ca, thì người Tày có diễn xướng Then đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, người Sán Chỉ có hát Soóng cọ, người Dao có hát Pả dung… Huyện còn có các lễ hội đặc sắc như Hội đình Lục Nà, Hội hát tháng Ba của dân tộc Sán Chỉ, Ngày hội Kiêng gió của dân tộc Dao (4/4 âm lịch)… 

Phụ nữ Sán Chỉ tham gia trò chơi dân gian đánh quay tại Hội Sóong cọ huyện Bình Liêu năm 2024.
Phụ nữ Sán Chỉ tham gia trò chơi dân gian đánh quay tại Hội Soóng cọ huyện Bình Liêu năm 2024.

Với những tiềm năng đó, huyện đã xác định chủ trương phát triển du lịch dựa trên thế mạnh văn hóa. Ngày 31/7/2015, Huyện ủy Bình Liêu ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HU “Về phát triển du lịch huyện Bình Liêu giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030” đặt mục tiêu xây dựng sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng, đa dạng, đậm đà bản sắc văn hoá của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, kết nối với các trung tâm du lịch lớn trong và ngoài tỉnh để thu hút du khách.

Huyện đã thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống phục vụ phát triển du lịch, xây dựng các đề án gắn với phát triển du lịch như: Đề án bảo tồn văn hóa các dân tộc trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Đề án bảo tồn bản văn hóa người Tày thôn Đồng Thanh, xã Hoành Mô, xây dựng bản văn hóa người Dao tại Sông Moóc, xã Đồng Văn.

Bình Liêu là một điểm nhấn trong tuyến du lịch do tỉnh quy hoạch. Tuyến thứ nhất, từ thị trấn Bình Liêu – xã Húc Động – xã Đồng Văn – Cửa khẩu Hoành Mô. Tuyến thứ hai, từ thị trấn Bình Liêu – xã Lục Hồn – Cửa khẩu Hoành Mô – xã Đồng Văn. Tuyến thứ ba, thị trấn Bình Liêu – đường tuần tra biên giới – Cửa khẩu Hoành Mô.

UBND tỉnh đã có Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 7/3/2023 về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch bền vững gắn với giảm nghèo và phát triển kinh tế – xã hội huyện Bình Liêu đến năm 2030. Đề án tạo ra sự gắn kết các điểm tham quan với các tour du lịch của huyện và của tỉnh, trong đó có các tuyến đã được thiết kế vào các tuyến du lịch. Các tuyến du lịch văn hóa sinh thái gồm có tuyến số 1: Thị trấn Bình Liêu – Trung tâm du khách – đình Lục Nà – Điểm du lịch cộng đồng người Tày, bản Cáu – Cột mốc 1300/1305 – Cửa khẩu Hoành Mô và tuyến số 4: Thị trấn Bình Liêu – Trung tâm du khách nhà văn hóa xã Lục Hồn – đình Lục Nà – Bản Cáu – Cột mốc 1300/1305 – Điểm du lịch cộng đồng người Dao, bản Sông Moóc – chợ Đồng Văn – Cao Ba Lanh – thác Sông Moóc – Cao Ly – Vườn hoa Cao Sơn – thác Khe Vằn – Điểm du lịch cộng đồng người Sán Chỉ, bản Lục Ngù – Cơ sở miến dong.

Kết nối nội tỉnh có tuyến số 1: Vịnh Hạ Long – Trung tâm du khách nhà văn hóa xã Lục Hồn – đình Lục Nà – Điểm cộng đồng người Tày – thác Sông Moóc – Cao Ba Lanh. Kết nối liên tỉnh có tuyến số 6: Khu du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương) – Khu du lịch Yên Tử (Uông Bí) – Vịnh Hạ Long – Trung tâm du khách nhà văn hóa xã Lục Hồn – đình Lục Nà – Bản người Tày – Cao Xiêm.

Tại Hội thảo “Bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu”, Thạc sĩ Lý Thị Chiên, Hội Di sản văn hoá Việt Nam, đề xuất cơ quan chức năng địa phương cần phối hợp với các tổ chức, cá nhân làm du lịch và các công ty lữ hành nghiên cứu xây dựng các gói sản phẩm du lịch có hát Then. 

Tiến sĩ Trần Quốc Hùng, Học viện Dân tộc, cho rằng, cần huy động tối đa nguồn lực đầu tư từ ngân sách và các nguồn lực xã hội hóa tham gia vào việc đầu tư tạo một mô hình điểm, mẫu mực để nhân rộng ra toàn huyện. Đồng thời, việc xây dựng Làng Văn hóa – du lịch dân tộc Tày được thực hiện trên cơ sở bám sát Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Bình Liêu, Quy hoạch phát triển du lịch và các chương trình mục tiêu quốc gia khác trên địa bàn, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi đang triển khai trên địa bàn, để thực hiện đồng bộ, không chồng chéo nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa phải đảm bảo đạt chuẩn nông thôn mới và các quy hoạch chiến lược trên địa bàn huyện đã được phê duyệt Dự án hỗ trợ các hộ gia đình tham gia xây dựng và hoạt động du lịch cộng đồng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng – Quảng Ninh”

Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, sáng 19/11, tại TP Hải Phòng, Bảo tàng Quảng Ninh và Bảo tàng Hải Phòng đã phối hợp tổ chức lễ khai mạc triển lãm "Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh". Triển lãm giới thiệu đến công chúng 92 hình ảnh tư liệu, bản trích; hơn 200 hiện vật là các bộ xương cá, vỏ sò, vỏ ốc, đồ gốm sứ tìm thấy tại...

Then Tày – Một sản phẩm du lịch cộng đồng đặc sắc

Nghệ thuật diễn xướng dân gian hát then không những hay bởi điệu hát, bởi tiếng đàn mà nó còn hấp dẫn bởi những giá trị nghệ thuật vô cùng đặc sắc và sự tích hợp của giá trị tâm linh cần được nghiên cứu tạo thành một sản phẩm du lịch có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tại hội thảo “Bảo tồn và phát huy diễn xướng then trong...

Thưởng thức “Giao lộ thời gian” trên Vịnh Hạ Long

Ngày 22/6/2024, số đầu tiên của "Giao lộ thời gian" đã được phát sóng trên các nền tảng của FPT Play. Đây là lần đầu tiên APC Corporation bắt tay cùng truyền hình FPT Play đưa "Giao lộ thời gian" lên du thuyền đẳng cấp Ambassador di chuyển trên Vịnh Hạ Long.  Chương trình “Giao lộ thời gian” với những màn đổi hit ấn tượng của các nghệ sĩ nhiều thế hệ được phát vào tối thứ bảy tuần thứ...

Then sẽ có những đóng góp tích cực cho du lịch cộng đồng

Vừa qua, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với UBND huyện Bình Liêu tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng”. Hội thảo đã định vị Then Tày trong dòng chảy lịch sử - văn hoá Việt Nam, đề xuất phương hướng bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị...

Phát huy hiệu quả Trung tâm Văn hoá – Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc

Trung tâm Văn hóa - Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc là nơi du khách có thể tìm hiểu những nét riêng đời sống văn hóa các tộc người của các huyện, thị xã, thành phố vùng Đông Bắc. Trung tâm nằm ở thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên, được đưa vào sử dụng từ tháng 7/2017 với tổng kinh phí đầu tư hơn 200 tỷ đồng. Công trình có tổng diện tích mặt bằng quy hoạch là...

Cùng tác giả

Cà-phê Việt Nam trước cơ hội chi phối thị trường toàn cầu

Tính đến thời điểm này, kim ngạch xuất khẩu cà-phê của Việt Nam đã vượt cả năm 2023 và thiết lập mốc kỷ lục mới là 4,84 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2024. Tháng 11/2024, giá bình quân cà-phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 5.818 USD/tấn, mức cao nhất từ trước đến nay. Với những thành tựu này, Việt Nam đang đứng trước cơ hội chi phối thị trường cà-phê toàn cầu thời gian tới. Theo Cục...

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần vào hồi 21 giờ 09 phút ngày 23/12 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau một thời gian lâm bệnh. Theo tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đại tướng Nguyễn Quyết, sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các...

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Cùng chuyên mục

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Thấy gì qua cách đăng ký mở sản phẩm du lịch ở Quảng Ninh?

Nhiều sản phẩm du lịch năm nào cũng được đăng ký và không làm được, nhưng tiếp tục được đăng ký, trong khi nhiều sản phẩm mới lại không hấp dẫn. Hiện đã có tàu du lịch chạy thông tuyến vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nhưng tàu không ghé vào đâu được vì chưa có điểm, bến dừng chân. Ảnh: Nguyễn Hùng Đến thời điểm này, hầu hết những sản phẩm du lịch liên quan đến vịnh Hạ Long, Bái Tử...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ. Du lịch ứng dụng công nghệ Theo các chuyên gia, những sáng kiến chuyển đổi số do Chính...

Chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế – Kinh đô xưa, Vận hội mới

Tối 22/12, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong, Phó Trưởng Ban...

Du lịch khởi sắc mạnh mẽ ở huyện miền núi Bình Liêu

Nhờ đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thôn bản, điểm đến, khai thác các thế mạnh về thiên nhiên và văn hóa, phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc, du lịch Bình Liêu thời gian qua đã có sự khởi sắc mạnh mẽ. Nếu như năm 2015 chỉ đón trên 33.000 lượt khách, thì năm 2024 huyện đón trên 220.000 lượt khách tham quan. Nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế -...

Tour tàu xuyên Việt giá hơn 200 triệu đồng mỗi khách

Chuyến tàu hạng sang với giá vé lên tới hơn 200 triệu đồng mỗi khách khởi hành từ ga Sài Gòn, đưa 13 khách quốc tế đi xuyên Việt trong 7 ngày 6 đêm. Theo đại diện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Việt Nam, chuyến tàu hỏa cao cấp xuyên Việt đầu tiên mang ký hiệu SE61, khởi hành từ ga Sài Gòn ngày 18/12, dừng tại ga Phan Thiết hôm 19/12. Tàu sau đó di chuyển...

Khai thác du lịch từ nghệ thuật hát xẩm

Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh, Trung tâm Xúc tiến quảng bá Di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam (VICH) phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh vừa tổ chức giới thiệu trải nghiệm nghệ thuật hát xẩm trung tuần tháng 12/2024. Đây cũng là gợi mở để xây dựng một sản phẩm, trải nghiệm du lịch mới mẻ, hấp dẫn. Theo đó, trong khuôn khổ Triển lãm “Sắc màu văn hóa di sản phi vật thể Quảng...

Độc đáo homestay Hương Hồi Quế

Homestay là loại hình lưu trú đặc thù không còn xa lạ tại Bình Liêu. Hầu hết các homestay của Bình Liêu đều được hướng dẫn phát triển theo hướng để du khách được cùng ăn, cùng nghỉ, cùng sinh hoạt và trải nghiệm như một người dân bản địa thực thụ. Nằm ở vị trí thuận lợi tại thôn Khe Tiền (xã Đồng Văn) homestay Hương Hồi Quế mới hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo thêm...

Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2025

Việt Nam đặt mục tiêu phục hồi hoàn toàn như trước dịch vào năm 2025, với 18 triệu lượt khách quốc tế và đóng góp trực tiếp 6-8% vào GDP. Mục tiêu được đưa ra trong buổi hội thảo "Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn" sáng nay. Cục phó Du lịch Quốc gia Phạm Văn Thủy cho biết du lịch Việt thời...

Dân châu Á đắn đo giá cả khi du lịch, khách Việt thoải mái hơn

Mặc dù nhạy cảm với giá cả ít hơn so với khu vực, 37% du khách người Việt vẫn coi giá cả là yếu tố quan trọng khi chọn chỗ ở, xếp trên các yếu tố khác như sự thoải mái và các sáng kiến bền vững. Theo khảo sát của Traveloka, phần lớn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, yếu tố nhạy cảm về giá cả đóng vai trò quan trọng. Gần một nửa số du khách...

Tin nổi bật

Tin mới nhất