Powered by Techcity

Bình Liêu – Miền văn hóa đậm đà bản sắc

Hiện thực hóa chủ trương của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, đồng thời triển khai có hiệu quả và sáng tạo các nghị quyết về phát triển văn hóa, con người có tính dẫn dắt của tỉnh, những năm qua văn hóa Bình Liêu đã được bảo tồn và phát huy tốt, thực sự là trụ cột vững chắc cho sự phát triển, tiến bộ của cộng đồng các dân tộc.

Phụ nữ Dao Thanh Phán duyên dáng trong trang phục truyền thống của dân tộc.

Huyện miền núi, biên giới Bình Liêu có 96% dân số là đồng bào DTTS, cao nhất nước, chủ yếu là dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ… Mỗi dân tộc có những phong tục, tập quán riêng, đã được nhận định là di sản quý báu cần được bảo tồn và phát huy để trở thành động lực cho sự phát triển bứt phá và toàn diện của huyện nói chung, cộng đồng các DTTS nói riêng.

Nhờ triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp xây dựng, phát triển văn hóa, con người, bám sát các chỉ đạo, chương trình của trung ương, các nghị quyết của tỉnh, văn hóa Bình Liêu được bảo tồn, phát huy, đang trở thành “tài nguyên” riêng có, lợi thế cạnh tranh cho vùng đất phên dậu của Tổ quốc. Văn hóa đóng vai trò quan trọng giúp Bình Liêu “thay da đổi thịt”, chuyển mình từ một vùng quê nghèo thành một vùng NTM với diện mạo bừng sáng.

Từ năm 2018, thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU của Tỉnh ủy “Về xây dựng văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”, đến năm 2023 thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU của Tỉnh uỷ “Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững”, Bình Liêu đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch hành động cụ thể có tính sáng tạo, phù hợp với  thực tiễn; lồng ghép, gắn kết bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn với thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống cộng đồng các dân tộc huyện Bình Liêu giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030”.

Tiêu biểu năm 2018, huyện bắt đầu triển khai phong trào mặc trang phục truyền thống dân tộc trong cơ quan chính quyền và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện. Phong trào sau đó được triển khai trong toàn hệ thống giáo dục của huyện, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của thế hệ trẻ về trang phục truyền thống và nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Cùng với đó, huyện đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền nội dung nghị quyết, chỉ đạo cập nhật, bổ sung hệ giá trị lịch sử, văn hóa, con người Bình Liêu, Quảng Ninh vào tài liệu giáo dục địa phương; phát động các cuộc thi, hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, tuyên truyền 8 đặc trưng của con người Quảng Ninh “Bản lĩnh, Tự cường, Kỷ cương, Đoàn kết, Nghĩa tình, Hào sảng, Sáng tạo, Văn minh”, đồng thời hướng dẫn xây dựng và phát huy hình ảnh con người Bình Liêu với các đặc điểm “Nhân ái, Giản dị, Giàu bản sắc văn hóa”.

CLB văn nghệ xã Lục Hồn tập luyện hát then, đàn tính.

Tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân có không gian sinh hoạt, trao đổi văn hóa, từ đó sáng tạo thêm các giá trị văn hóa mới, huyện huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao. Đến nay, 100% trung tâm văn hóa – thể thao cấp xã, nhà văn hóa thôn, khu phố của huyện được trang bị cơ sở vật chất theo quy định. Huyện thu hút xã hội hóa đầu tư Khu Liên hợp thể thao 14.750m2, tổng vốn đầu tư 8 tỷ đồng. Huyện hiện có 7 CLB nghệ thuật dân gian cấp xã, 28 CLB cấp thôn, khu với 600 thành viên thường xuyên biểu diễn phục vụ các sự kiện, ngày lễ của địa phương, đất nước trong năm.

Công tác phục dựng và tổ chức các hội, lễ hội truyền thống được quan tâm. Lễ hội đình Lục Nà, Hội Kiêng gió, Hội Soóng cọ, Hội Mùa vàng, Hội Hoa sở không chỉ được duy trì, là nét đẹp sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa của cộng đồng, mà đang dần trở thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Nhiều phong tục, tập quán của các DTTS được phục dựng, thực hiện hồ sơ ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia: Hát then của người Tày, hát soóng cọ của người Sán Chỉ, tục kiêng gió của người Dao, lễ mừng cơm mới của người Tày. Đặc biệt, “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” Quảng Ninh mà người Tày Bình Liêu là đại diện, đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tết sớm trên bản Dao

Đã thành thông lệ, hàng năm, bắt đầu từ giữa tháng Chạp là đồng bào các dân tộc Dao trên địa bàn huyện Bình Liêu lại rộn ràng đón Tết sớm của dân tộc. Theo phong tục của người Dao, Tết sớm sẽ được tổ chức ăn Tết tại nhà trưởng họ (nhà tổ) – nơi thờ cúng tổ tiên của mỗi dòng họ người Dao. Sau khi tổ chức xong tại nhà tổ, các gia đình mới được...

Hạ Long hồi sinh những di sản văn hoá

TP Hạ Long sở hữu 96/638 di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh. Trải qua nhiều thăng trầm, không ít di tích đã bị xuống cấp, mai một. Mặc dù thành phố đã dành một khoản kinh phí cho công tác tu bổ, nhưng chưa đủ để trùng tu, tôn tạo, mở rộng các di tích. Thành phố đang có phương án đẩy mạnh huy động xã hội hóa, đồng thời có lộ trình tu bổ, tôn...

Trẩy hội đầu năm với trò chơi dân gian

Từ xa xưa, trò chơi dân gian là hoạt động không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến xuân về để gắn kết cộng đồng trong không khí vui tươi, rộn ràng của những ngày đầu năm mới. Kéo co, đánh quay, ném còn, bịt mắt bắp vịt… những trò chơi dân dã đã ăn sâu vào tiềm thức tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Tại Quảng Ninh nơi có 43 thành phần dân tộc cùng...

Sôi nổi các hoạt động vui chơi dịp Tết

Ngoài các hoạt động chăm lo vật chất, các cấp, ngành, địa phương của tỉnh tổ chức nhiều hoạt động lễ hội, vui chơi, giải trí lành mạnh, hấp dẫn. Qua đó, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân và du khách trong dịp đầu xuân năm mới. Từ những ngày giáp Tết, nhiều hoạt động vui chơi đã diễn ra sôi nổi, phong phú mang đến cho người dân, du khách cơ hội tìm hiểu,...

Gìn giữ văn hóa từ không gian Tết xưa

Hoạt động tái hiện không gian Tết xưa tại bảo tàng, trường học, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, các địa điểm công cộng đã không còn xa lạ những năm trở lại đây, song niềm vui, háo hức đón Tết cổ truyền thì năm nào cũng vậy. Dù chỉ là check-in lưu giữ khoảnh khắc sum vầy bên gia đình, bạn bè trước thềm Tết Nguyên đán, trải nghiệm gói bánh chưng, đi chợ quê hay muốn...

Cùng tác giả

Sức hút mạnh mẽ của du lịch với du khách dịp Tết Ất Tỵ 2025

Dịp Tết Nguyên đán 2025 hứa hẹn chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của ngành du lịch khi lượng khách du lịch trong nước, nước ngoài, Việt kiều và khách quốc tế đến Việt Nam tăng nhanh. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng với các chuỗi tour, tuyến, dịch vụ phục vụ người dân, du khách dịp Tết. Từ 23 tháng Chạp đến mùng 10 Tết Ất Tỵ 2025, hệ thống Lữ hành Saigontourist trên toàn...

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 28,9% khối lượng, tăng 6,07% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với cùng kỳ. Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 12,52 triệu tấn, trị giá trên 3,04 tỷ USD, giá trung bình...

Giá vàng phi mã, USD hạ nhiệt

Sáng nay (23/1), giá vàng trong nước tăng vọt trên mốc 88 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá USD hạ nhiệt. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 86,2 - 88,2 triệu đồng/lượng, tăng 700.000 đồng/lượng so với giá vàng sáng qua. Đây cũng là mức giá niêm yết mua vào - bán ra của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng khác cũng điều chỉnh tăng mạnh...

Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 55 tại Thuỵ Sĩ, chiều 22/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành APF

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của Cộng đồng Pháp ngữ, đó là hòa bình, dân chủ và đa dạng văn hóa-ngôn ngữ, đoàn kết, hợp tác và phát triển. Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) khai mạc chiều 22/1 tại thành phố Cần Thơ. Đây là sự kiện quan trọng do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức,...

Cùng chuyên mục

Diva Hồng Nhung mắc ung thư

Hồng Nhung chia sẻ cô vừa trải qua phẫu thuật ung thư vú. Nữ diva nói cô muốn dùng tiếng nói, kêu gọi phụ nữ đi khám bệnh sớm để vượt qua căn bệnh. Ngày 22/1, Hồng Nhung đăng video nằm trên giường bệnh, chia sẻ thông tin vừa trải qua phẫu thuật ung thư vú. “Tôi đang ở phòng hồi sức sau ca phẫu thuật ung thư vú. Khi tôi nhận chẩn đoán ung thư, tôi muốn giấu bệnh, không...

‘Joker 2’ bị đề cử 7 Mâm Xôi Vàng

"Joker: Folie à Deux" - Joaquin Phoenix, Lady Gaga đóng chính - nhận đề cử Phim tệ nhất, dẫn đầu các hạng mục Mâm Xôi Vàng 2025. Trong danh sách công bố những tác phẩm, cá nhân bị đánh giá thấp năm nay, Joker: Folie à Deux là một trong năm dự án bị xếp vào hạng mục Phim tệ nhất, cùng Borderlands, Madame Web, Megalopolis và Reagan. Phần hai lấy bối cảnh Arthur Fleck (Joaquin Phoenix đóng) bị giam giữ...

Bất ngờ từ Hồ Quỳnh Hương

Chọn dãy núi thiêng Yên Tử là nơi gửi gắm tâm huyết dành cho tác phẩm đầu năm 2025 - MV "Yên Tử trong đêm", Hồ Quỳnh Hương hiếm hoi hát mang âm hưởng ca trù. Ca sĩ nói có bất ngờ cho khán giả sau dịp Tết. Mặc áo dài hát ở thời tiết 13 độ C Với Yên Tử trong đêm, khán giả hiếm hoi được nghe Hồ Quỳnh Hương hát hơi hướm ca trù. Không ít khán giả...

Phim ‘Hẹn ước ngày Xuân’ tôn vinh văn hóa bản địa vùng cao Tây Bắc

Đan xen trong câu chuyện tình yêu đôi lứa, bộ phim truyền hình "Hẹn ước ngày Xuân" còn gắn liền với văn hóa bản địa và nghề trồng chè shan tuyết truyền thống của bà con vùng cao Tây Bắc. “Tiểu tam đáng ghét nhất của màn ảnh Việt” Cù Thị Trà sẽ hóa thân vào vai một cô gái người Mông trong phim Tết “Hẹn ước ngày Xuân” do Ban Truyền hình tiếng dân tộc, Đài Truyền hình Việt...

3 chị đẹp được dự đoán trở thành quán quân ‘Đạp gió’ mùa 2

Hành trình của "Chị đẹp đạp gió 2024" đang đi đến hồi kết, trong 17 chị đẹp vào vòng cuối, có 3 người được khán giả dự đoán là có cơ hội chiến thắng rất cao. Sau 3 tháng với 5 đêm công diễn, hành trình Chị đẹp đạp gió 2024 đang hướng tới đêm trao giải diễn ra tối 25/1. Từ 30 chị đẹp, hiện chỉ còn 17 người chơi đi tiếp vào chung kết. Trong gala trao giải, đội...

Kỳ vọng và áp lực đổi mới của chương trình Táo quân 2025

Xuất phát điểm là một chương trình truyền hình được sản xuất theo thể loại sân khấu kịch chính luận, chương trình Táo Quân được yêu thích và đặt lên vai nhiều kỳ vọng. Kỳ vọng Đứng trước sảnh của cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô tối 16.1, chị Hồng tất tả hỏi giá vé chợ đen của các hội nhóm phe vé đang “quần thảo” đi lại khắp khu sân rộng. Chị Hồng muốn mua một cặp vé để...

Văn Mai Hương tham gia Chị đẹp đạp gió ở Trung Quốc

Tên Văn Mai Hương xuất hiện trong danh sách nghệ sĩ tham gia Đạp gió 2025 do Sina đăng tải. Tuy nhiên, đại diện của nữ ca sĩ chưa phản hồi. Ngày 21/1, Sina đưa ra danh sách nghệ sĩ tham gia Đạp gió 2025. Tên của Văn Mai Hương xuất hiện trong danh sách và thông tin này đang gây bàn tán. Một nguồn tin chia sẻ với Tri Thức – Znews, Văn Mai Hương sẽ tham gia chương...

Biểu diễn luân phiên chương trình “Quảng Ninh chào đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” tại các địa phương trong tỉnh

Đoàn Nghệ thuật Quảng Ninh đã xây dựng chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề mừng Đảng mừng Xuân Ất Tỵ 2025 "Quảng Ninh chào đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".  Đây là chương trình Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh chỉ đạo Đoàn Nghệ thuật Quảng Ninh tổ chức thực hiện với 12 tiết mục ca múa nhạc đặc sắc. Chương trình thể hiện tình cảm, niềm tin yêu của Đảng bộ, chính quyền...

Tết sớm trên bản Dao

Đã thành thông lệ, hàng năm, bắt đầu từ giữa tháng Chạp là đồng bào các dân tộc Dao trên địa bàn huyện Bình Liêu lại rộn ràng đón Tết sớm của dân tộc. Theo phong tục của người Dao, Tết sớm sẽ được tổ chức ăn Tết tại nhà trưởng họ (nhà tổ) – nơi thờ cúng tổ tiên của mỗi dòng họ người Dao. Sau khi tổ chức xong tại nhà tổ, các gia đình mới được...

Loạt lời thoại của Táo Giao thông 2011, 2018 gây bão vì thành thật

Chia sẻ với phóng viên, NSƯT Chí Trung nói, bản thân anh cũng bất ngờ khi được gọi là “Táo tiên tri”, khi nhiều lời thoại ở Táo Quân trở thành sự thật. Trên các nền tảng mạng xã hội, loạt lời thoại của Táo Giao thông Chí Trung được chia sẻ rầm rộ. Táo Giao thông được đặt biệt danh mới là “Táo tiên tri”. Theo đó, trong chương trình Gặp nhau cuối năm – Táo Quân 2018, trong màn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất