Powered by Techcity

Bế mạc Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh khóa XIV: Thông qua 28 nghị quyết quan trọng

Sau 3 ngày làm việc khoa học, nghiêm túc, dân chủ, thẳng thắn trao đổi, thảo luận, tranh luận, chất vấn với tinh thần trách nhiệm cao trước cử tri và nhân dân, hôm nay, ngày 8/12, kỳ họp thứ 16 (kỳ họp thường lệ cuối năm), HĐND tỉnh khóa XIV đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra, thông qua 28 nghị quyết theo thẩm quyền với sự đồng thuận, thống nhất rất cao từ các đại biểu HĐND tỉnh.

Quang cảnh kỳ họp.

Tại kỳ họp, đã có 72 lượt ý kiến phát biểu tham gia vào các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết. Trong đó có 54 lượt ý kiến phát biểu của đại biểu HĐND tỉnh được chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiên cứu kỹ các nội dung kỳ họp. Trong phiên chất vấn, trên tinh thần sôi nổi, thẳng thắn, đi vào những vấn đề trọng tâm, đang nổi lên trong công tác quản lý, điều hành, đã có 12 ý kiến chất vấn các Ủy viên UBND tỉnh, được cử tri, nhân dân theo dõi, đánh giá cao tập trung vào 3 nhóm vấn đề chính gồm: Công tác giải ngân vốn đầu tư công; công tác quản lý Nhà nước đất đai, triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh về lĩnh vực đất đai, môi trường; các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, phòng chống ma túy trong học đường…

Báo cáo tổng hợp các ý kiến của đại biểu qua các phiên thảo luận, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Các ý kiến tham gia tại kỳ họp được đánh giá rất chất lượng, suy nghĩ, đi thẳng vào vấn đề, đúng, trúng, kết nối đời sống thực của người dân, đem lại cho cử tri cái nhìn rõ ràng, chi tiết và đa chiều về nhiều vấn đề nổi cộm của đời sống kinh tế – xã hội, nhận được nhiều sự quan tâm của cả hệ thống chính trị.

Đặc biệt, việc tương tác giữa đại biểu theo dõi kỳ họp trực tuyến và người trả lời chất vấn qua các kênh truyền thông rất thiết thực, kết nối với đời sống thực của người dân về những vấn đề cụ thể, đến những vấn đề lớn của tỉnh. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn, chất lượng các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết chất lượng kỳ họp.

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu bế mạc Kỳ họp.

Đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo tiếp thu, giải trình làm rõ một số ý kiến. Đồng thời đưa ra các giải pháp trong điều hành kinh tế năm 2024 và những năm tiếp theo của UBND tỉnh với các nhiệm vụ trọng tâm về tăng cường xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy phát triển theo chiều sâu, bền vững, tăng trưởng xanh, bao trùm, toàn diện; đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững, nâng cao chất lượng mọi mặt đời sống của nhân dân. 

Chủ tọa Kỳ họp đã điều hành thông qua 28 nghị quyết với sự thống nhất của 100% đại biểu HĐND tỉnh dự họp, thể hiện rõ trách nhiệm trước Đảng bộ, chính quyền, cử tri và nhân dân toàn tỉnh. Trong đó có nhiều nội dung quan trọng, cần thiết không chỉ bảo đảm cho sự ổn định, đổi mới phát triển của tỉnh trong năm 2024, mà còn của cả giai đoạn.

Đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo tiếp thu, giải trình làm rõ một số ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh.

Cụ thể, HĐND tỉnh đã quyết nghị thông qua nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; quyết định biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; chính sách hỗ trợ một số đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân trên địa bàn tỉnh; chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công vốn ngân sách tỉnh; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách cấp tỉnh; quy định mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh…

Phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, nhấn mạnh: Kỳ họp đã hoàn thành tốt đẹp toàn bộ nội dung chương trình đề ra. HĐND tỉnh đã xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, biểu quyết thông qua các nghị quyết đã đủ rõ chín muồi với sự đồng thuận cao. Đây là những quyết sách rất quan trọng và rất cần thiết bảo đảm cho việc phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 – năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi mục tiêu của cả giai đoạn 2020 – 2025.

Tại kỳ họp này, đã tiến hành chặt chẽ việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu bảo đảm: Dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch; đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm. Cũng tại kỳ họp HĐND tỉnh đã thực hiện quy trình bầu chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối.

Đại biểu nghiên cứu Nghị quyết trước khi thông qua.

Với những kết quả đạt được trong năm 2023 và từ đầu nhiệm kỳ đến nay trước những thử thách chưa từng có càng khẳng định vai trò, vị trí, vị thế của tỉnh Quảng Ninh đã “vươn lên trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc”, tiếp tục củng cố vững chắc niềm tin trong Nhân dân, tạo sự đồng thuận sâu rộng trong xã hội, tạo ra thế và lực mới, giữ vững đà phát triển, đổi mới sáng tạo quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2024 và của cả giai đoạn 2020 – 2025.

Năm 2024, năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức dự báo có thể nhiều hơn. Tại kỳ họp này HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua các nghị quyết quan trọng thể chế hóa các chủ trương của Đảng nhằm thực hiện tốt mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy phát triển theo chiều sâu, bền vững, tăng trưởng xanh, bao trùm, toàn diện; đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, giữ vững đà tăng trưởng bền vững hai con số…

Đồng chí yêu cầu UBND tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị khẩn trương quán triệt, nghiêm túc triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm 2024, tuyệt đối không được có tâm lý thỏa mãn với kết quả đạt được ban đầu, chủ quan, duy ý chí, lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, nhất là phải quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%, GRDP bình quân đầu người đạt trên 10.000 USD; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 55.600 tỷ đồng; giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch đầu năm đến ngày 31/12/2024 đạt 100%, hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng các công trình, dự án động lực; giữ vững vị trí đứng đầu các chỉ số phản ánh chất lượng cải cách hành chính, cải thiện mội trường đầu tư, kinh doanh, thu hút ít nhất 3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đại biểu biểu quyết thông qua các nghị quyết.

Để hoàn thành toàn diện mục tiêu nêu trên đòi hỏi phải chủ động khắc phục khó khăn, có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, khát vọng vươn lên mạnh mẽ, chỉ có nhìn về phía trước tiến lên; trong đó cần tập trung vào những định hướng lớn đó là: Nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Tỉnh ủy; pháp luật của nhà nước, nghị quyết của HĐND tỉnh gắn với nâng cao trách nhiệm và sự gương mẫu của người đứng đầu, kịp thời chấn chỉnh tình trạng một bộ phận cán bộ có biểu hiện sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, trì trệ, chủ quan, duy ý chí hoặc rập khuôn máy móc… siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường đổi mới sáng tạo, bảo vệ cán bộ “5 thật”, “6 dám”.

Cùng với đó, chú trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tập trung xây dựng chính quyền địa phương các cấp liêm chính, hành động, phục vụ, thực sự “của dân, do dân, vì dân”, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành thu, chi ngân sách và đầu tư công gắn trách nhiệm người đứng đầu là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng; khắc phục triệt để những yếu kém trong khâu tư vấn, khảo sát, thiết kế, chuẩn bị đầu tư, đấu thầu…

Tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống vẻ vang và vị thế rất quan trọng của Quảng Ninh, nâng cao tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tiếp tục đổi mới tư duy, nếp nghĩ, cách làm, xác định tầm nhìn trong chủ trương và hành động phát huy có hiệu quả nội lực của tỉnh: Đó là, địa chính trị, địa kinh tế, địa nhân văn “có một, không hai” sơn kỳ, thủy tú; là nguồn lực ngân sách địa phương quy mô ngày càng lớn; là tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, có tiềm năng khác biệt, nhiều lợi thế so sánh để khai thác, sử dụng phát triển kinh tế tổng hợp; là giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh; là nguồn lực khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân trong nước quy mô rất lớn; là cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội ngày càng đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là năng lực vượt trội của hạ tầng giao thông, đô thị, du lịch, dịch vụ, y tế…; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nhanh, bền vững với phát triển văn hóa, con người toàn diện, xây dựng nền văn hóa đặc sắc Quảng Ninh trở thành sức mạnh nội sinh, nguồn lực và động lực phát triển; giữa đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa gắn với nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị, xây dựng NTM nâng cao và phát triển kinh tế nông thôn, tiếp tục thu hẹp chênh lệch vùng miền, khoảng cách giàu nghèo; mở rộng quy mô, phạm vi bao phủ đi đôi với nâng cao chất lượng bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội theo tiêu chí “hạnh phúc”.

Với truyền thống, sức mạnh đoàn kết, thống nhất, “kỷ luật và đồng tâm”, năng động, sáng tạo, kết quả đạt được trong năm 2023 và từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã tạo ra sức mạnh mới, động lực mới, khí thế mới chúng ta vững tin rằng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024 và cả giai đoạn 2020-2025, tiếp nối vun đắp những giá trị cốt lõi của Quảng Ninh: “Thiên nhiên tươi đẹp – Văn hóa đặc sắc – Xã hội văn minh – Hành chính minh bạch – Kinh tế phát triển – Nhân dân hạnh phúc” bằng tinh thần kiên định, nhất quán, kế thừa và đổi mới đưa Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ hơn nữa, toàn diện hơn nữa, trở thành một tỉnh tiêu biểu của cả nước về mọi mặt; tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại; nhân dân ngày càng hạnh phúc.




Các Nghị quyết được HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp thứ 16, Khóa XIV

(1) Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2024.

(2) Nghị quyết về việc quyết định biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; phê duyệt tổng số lượng người làm việc hưởng lương ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định số lượng cán bộ, công chức cấp xã, phê duyệt bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục mầm non và phổ thông công lập tỉnh Quảng Ninh năm 2024.

(3) Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ một số đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân trên địa bàn tỉnh.

(4) Nghị quyết về việc quy định một số chính sách thu hút bác sỹ về làm việc tại một số đơn vị thuộc tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025.

(5) Nghị quyết hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc thường xuyên một số các địa bàn thuộc tỉnh Quảng Ninh.

(6) Nghị quyết hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2025.

(7) Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công vốn ngân sách tỉnh Quảng Ninh.

(8) Nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công.

(9) Nghị quyết về dừng chủ trương một số dự án đầu tư công.

(10) Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách cấp tỉnh.

(11) Nghị quyết về dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương, phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh và cơ chế, biện pháp điều hành ngân sách địa phương năm 2024.

(12) Nghị quyết về việc phê chuẩn tổng quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và quyết toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2022.

(13) Nghị quyết thông qua danh mục các dự án, công trình thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh đợt 4 năm 2023; Điều chỉnh tên, diện tích dự án, diện tích thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và hủy bỏ chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với một số dự án, công trình đã được HĐND tỉnh thông qua.

(14) Nghị quyết về việc hủy bỏ danh mục các dự án, công trình chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất đã được HĐND tỉnh thông qua nhưng quá 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất, chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất.

(15) Nghị quyết quy định mức chi đối với một số nội dung chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

(16) Nghị quyết quy định mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Quảng Ninh.

(17) Nghị quyết về việc thông qua Quy định hệ số điều chỉnh giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024.

(18) Nghị quyết quy định nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều đối với các tuyến đê do tỉnh Quảng Ninh quản lý.

(19) Nghị quyết quy định mức chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

(20) Nghị quyết bãi bỏ Nghị quyết số 94/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thí điểm áp dụng một số chính sách đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh.

(21) Nghị quyết phát triển thanh niên tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030.

(22) Nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.

(23) Nghị quyết về Kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh năm 2024.

* Các nghị quyết Đoàn Thư ký không trình bày tại kỳ họp và được gửi đến đại biểu xin ý kiến:

(24) Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh.

(25) Nghị quyết về kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 158/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh và kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

* Các Nghị quyết liên quan đến công tác cán bộ:

(26) Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu.

(27) Nghị quyết xác nhận kết quả bầu bổ sung Chủ tịch UBND tỉnh.

(28) Nghị quyết xác nhận kết quả miễn nhiệm Ủy viên UBND tỉnh đối với ông Điệp Văn Chiến, nguyên Chánh thanh tra tỉnh và ông Đinh Thọ Phúc, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hải Hà: Lễ hội Trà Đường Hoa đã sẵn sàng chào đón du khách

Sau một thời gian chịu ảnh hưởng bão số 3 (YAGI) với sức sống mãnh liệt, các nương chè ở Hải Hà đã nhanh chóng phục hồi trở lại và phát triển mạnh mẽ. Những búp chè xanh non, luống chè uốn lượn ôm ấp đồi chè điệp trùng trải dài xanh mướt mát; những góc view, điểm check-in đã khôi phục đẹp trở lại rất phù hợp cho các chuyến du lịch cuối tuần tại đồi chè. Đến với...

Khai mạc Tuần hàng Việt về huyện Đầm Hà năm 2024

Tối 17/10, tại huyện Đầm Hà, Trung tâm Xúc tiến và phát triển công thương tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Đầm Hà tổ chức khai mạc Tuần hàng Việt về huyện Đầm Hà năm 2024. Tuần hàng Việt về huyện Đầm Hà diễn ra từ ngày 17 đến 20/10/2024 với trên 30 gian hàng của hơn 20 doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh và trên 100 sản phẩm trưng bày, tiêu...

Doanh nghiệp du lịch vượt khó

Chỉ trong vòng mấy năm gần đây, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch liên tục phải đối mặt với những khó khăn lớn. Khi đại dịch Covid-19 lan tràn là sự thiếu vắng nguồn khách và những yêu cầu khắt khe trong công tác phòng chống dịch, đổi mới để tồn tại, phát triển. Sau dịch không bao lâu thì siêu bão Yagi lại ập đến, tàn phá nặng nề cơ sở vật chất, đòi hỏi các doanh...

Làm mới sản phẩm phục vụ khách tàu biển quốc tế

Bên cạnh nhưng tin vui liên tục về các đoàn khách Ấn Độ, Philipines…, cuối năm, Hạ Long cũng là điểm đến của các dòng khách quốc tế khác, đặc biệt là khách du lịch tàu biển đang trên đà phục hồi. Theo đánh giá của các chuyên gia, du lịch tàu biển đang có sự hồi phục sau đại dịch Covid-19. Thị trường tàu biển Quảng Ninh cũng đang có sự khởi sắc. Thông thường theo lịch trình, du...

Bảo tàng Quảng Ninh hướng đến dòng khách trải nghiệm văn hoá

Bảo tàng Quảng Ninh không những là mô hình tiêu biểu trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách, đóng góp quan trọng vào sự phát triển du lịch, công nghiệp văn hóa của Quảng Ninh. Du khách xem Bảo vật Quốc gia trống đồng Quảng Chính tại Bảo tàng Quảng Ninh. Trong các ngành công nghiệp văn hóa, các lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển...

Cùng tác giả

Lo ngại hàng hóa ‘leo thang’

Không chỉ rau xanh mà thịt heo, gà, thủy hải sản… và nhiều mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng khác đều tăng giá khiến người tiêu dùng lo lắng. Mỗi thứ tăng một chút Khi ngành điện vừa thông báo tăng giá điện, ngay lập tức nhiều mặt hàng ăn uống nhảy giá theo. Trưa 21/10, chị Nguyễn Thị Thanh (30 tuổi, ngụ quận 10), dạo mấy vòng quanh khu chợ gần nhà mà vẫn chưa mua được thực phẩm...

Cuốn sách đặc biệt chữa lành trái tim phụ nữ dịp 20/10

"Đời vội vã càng nên sống chậm" là cuốn sách mới nhất của nhà văn Hoàng Anh Tú dành cho phụ nữ, đặc biệt chữa lành cho trái tim phụ nữ dịp 20/10. Với 6 chương là hơn 100 bài viết trong cuốn sách "Đời vội vã càng nên sống chậm", vào vai một người bạn biết lắng nghe, sẵn sàng lắng nghe và biết cho lời khuyên đúng lúc, đúng chỗ, nhà văn Hoàng Anh Tú biết bạn đọc...

Cung đường ‘ngựa chùn bước, người nhức chân’ ở Hà Giang, đẹp như Thụy Sĩ thu nhỏ

Tuy địa hình hiểm trở với nhiều khúc cua liên tiếp nhưng cung đường ở Hà Giang này khiến bất kỳ ai đi qua cũng cảm thấy choáng ngợp vì cảnh đẹp như tranh. Cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 120km, dốc Chín Khoanh (nối 2 xã Sủng Là và Phố Cáo) là một phần của dốc Bắc Sum, nằm trên quốc lộ 4C – tuyến đường huyết mạch của tỉnh Hà Giang. Không chỉ được xem là...

Bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường

Sáng 22/10, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể Lễ bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường. Cùng dự có các đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các ban, bộ ngành...

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như có sự đầu tư bài bản, hiệu quả. Thị trường Halal tăng trưởng ngay cả trong đại dịch Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là "hợp pháp" hoặc...

Cùng chuyên mục

Bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường

Sáng 22/10, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể Lễ bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường. Cùng dự có các đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các ban, bộ ngành...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào gửi thư chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường

Nhân dịp đồng chí Lương Cường được Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith đã gửi thư chúc mừng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith khẳng định việc đồng chí Lương Cường được bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước thể hiện sự tin tưởng...

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Bài phát biểu khai mạc Kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: "Kính thưa đồng...

Tiên Yên: Chú trọng tạo nguồn phát triển đảng viên

Trong bối cảnh phát triển đảng viên mới ở nhiều đảng bộ gặp khó khăn, bằng nhiều giải pháp, 9 tháng năm 2024, Đảng bộ huyện Tiên Yên đã phát triển đảng viên mới vượt chỉ tiêu, đạt 104% so với kế hoạch tỉnh giao và là điểm sáng trong công tác xây dựng Đảng của tỉnh. Đảng bộ huyện Tiên Yên hiện có có 29 chi, đảng bộ cơ sở với 3.050 đảng viên. Năm 2024, Đảng bộ huyện...

MTTQ các cấp: Củng cố khối đại đoàn kết trong đồng bào DTTS

Những năm qua MTTQ các cấp của Quảng Ninh tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đối với công tác dân tộc, hướng về cơ sở. Thông qua các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, với nhiều sự đổi mới, sáng tạo về nội dung, hình thức, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh đã triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích...

Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chiều 21/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường tiến hành thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước đối với ông Lương Cường bằng hình thức biểu quyết điện tử. Thứ Hai, ngày 21/10/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc...

Toàn văn Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025. Sáng 21/10, tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, dự kiến kế...

Sửa Luật Điện lực hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0

Chiều 21/10, tiếp tục nội dung Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên đã trình bày trước Quốc hội về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Tiếp tục nội dung Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 21/10, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Theo Tờ trình, sau khi được ban hành, việc thực thi Luật Điện lực...

Đồng chí Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước

Chiều 21/10, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chiều 21/10, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV đã bầu Đại tướng Lương Cường - Thường trực Ban...

Toàn văn phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước của đồng chí Lương Cường

Chiều 21/10, sau Lễ tuyên thệ, đồng chí Lương Cường đã có bài phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Chung tôi trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu. Kính thưa đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam! Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam! Kính thưa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất