Powered by Techcity

Bảo vệ “lá phổi xanh”

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh có nhiều cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Qua đó, góp phần quan trọng vào mục tiêu chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”; cân bằng hài hòa giữa phát triển công nghiệp, khai khoáng và bảo vệ môi trường.

g
Bản làng xã Đại Dực, huyện Tiên Yên nằm xen giữa màu xanh cây rừng.

Giữ “lá phổi xanh”

Theo Luật Lâm nghiệp, bảo vệ rừng chính là việc giữ gìn, ngăn chặn bằng mọi cách để rừng phát triển một cách tự nhiên không bị chặt phá hủy hoại môi trường sống bao gồm các nhiệm vụ bảo vệ hệ sinh thái rừng; bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng. Thời gian qua, công tác bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh được các cấp, các ngành và lực lượng chức năng triển khai với nhiều giải pháp.

Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng (TP Hạ Long) với diện tích tự nhiên 15.593,8ha được ví như “lá phổi xanh” của tỉnh, có giá trị to lớn về bảo tồn đa dạng sinh học và giàu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Theo kết quả điều tra đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, có 546 loài, thuộc 332 chi của 97 họ các loài cây thân gỗ. Đây là môi trường sống của 64 loài thực vật quý hiếm thuộc 52 chi, 38 họ, trong đó có 43 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam; 31 loài được ghi trong Danh mục sách đỏ của IUCN.

g
Cán bộ kiểm lâm phối hợp với người dân tuần tra, bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng. 

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính “sống còn” đối với Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng là công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn nạn phá rừng và giữ được rừng nguyên sinh. Nhận thức tầm quan trọng này, tập thể lãnh đạo, cán bộ của Khu bảo tồn thường xuyên tuần tra, giữ gìn, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích quản lý, nhất là vùng lõi với nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm đang sinh trưởng. Ông Ngọc Lê Huy, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, chia sẻ: Ngoài công việc tuần tra, bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm còn thường xuyên phối hợp với chính quyền các xã kết nối với người dân sinh sống trên địa bàn để nắm bắt thông tin và tuyên truyền để người dân cùng tham gia quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ màu xanh của rừng hiệu quả, giảm dần tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.

Ông Nguyễn Thanh Khương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm (Sở NN&PTNT) cho biết: Trên địa bàn tỉnh đã dừng khai thác gỗ tự nhiên từ năm 2004, trước 10 năm khi có Quyết định số 2242/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020. Điều này khẳng định rõ quan điểm chỉ đạo nhất quán của tỉnh về bảo vệ, phát triển bền vững rừng, phục vụ cho phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái. Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu tỉnh chỉ đạo các địa phương, sở, ngành liên quan, chủ rừng ưu tiên các biện pháp khoanh nuôi, phục hồi, bảo vệ rừng nhằm đảm bảo duy trì, phát triển ổn định diện tích rừng tự nhiên hiện có, giám sát chặt chẽ đối với các dự án chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác.

g
Các lực lượng chức năng phối hợp, triển khai phương án diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2023.

Để nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng, ngành Kiểm lâm tỉnh cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý, giám sát, bảo vệ rừng. Nổi bật là ứng dụng phần mềm theo dõi diễn biến tài nguyên rừng đã giúp cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh và các Hạt Kiểm lâm ở cơ sở có được những thông tin chính xác về vị trí lô, khoảnh, chủ rừng, loại rừng mà không cần đến máy định vị GPS. Phần mềm này được tích hợp trên điện thoại thông minh, giúp cho việc thực địa của cán bộ kiểm lâm khi kiểm tra vị trí, khoanh vẽ diện tích lô rừng ngoài thực địa một cách nhanh chóng, chính xác, giảm thiểu việc sử dụng bản đồ giấy, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Ngoài ra, Chi cục Kiểm lâm còn khuyến khích các hạt kiểm lâm thường xuyên truy cập vào hệ thống cảnh báo cháy rừng của trang thông tin điện tử Cục Kiểm lâm để sớm phát hiện, xử lý nhanh các vụ cháy rừng. Đồng thời, sử dụng phần mềm cảnh báo cháy rừng cập nhật theo giờ giúp nâng cao khả năng tương tác, phối hợp giữa các phòng chức năng của Chi cục Kiểm lâm tỉnh với hạt kiểm lâm, ban quản lý rừng ở trong tỉnh…

Nhờ vậy, diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh được bảo vệ tốt, trong đó có gần 71.000ha rừng tập trung được bảo vệ nghiêm ngặt tại các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, đơn vị quốc phòng và các công ty lâm nghiệp; còn lại trên 51.350ha được quản lý, bảo vệ bởi các doanh nghiệp, UBND các xã và cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật.

Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh

Đối với Quảng Ninh, rừng không chỉ có vị trí đặc biệt quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ đầu nguồn, vùng ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế thiên tai, tạo nguồn sinh thủy, đảm bảo chiến lược an ninh nguồn nước, mà còn đóng vai trò quan trọng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa du lịch phát triển bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng, là vành đai xanh bảo vệ biên giới. Quan điểm xuyên suốt của tỉnh Quảng Ninh là: Phát triển lâm nghiệp phải đồng bộ từ trồng rừng, cải tạo rừng, quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; sử dụng hợp lý, tiết kiệm bền vững tài nguyên rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường rừng… đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển KT-XH nhanh, bền vững của tỉnh.

g
Cán bộ Hạt Kiểm lâm TP Móng Cái kiểm tra diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn.

Đồng thời, quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh nguồn nước và nâng cao chất lượng rừng trồng. Trong đó, chú trọng trồng rừng gỗ lớn, lâm đặc sản, đáp ứng nhu cầu lâm sản tại chỗ và làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu; huy động mọi nguồn lực xã hội để đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển rừng; chú trọng hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, phát triển rừng phòng hộ ven viển, hoàn thành việc chuyển đổi diện tích rừng sản xuất sang rừng phòng hộ, rừng đặc dụng theo đúng quy hoạch; gắn phát triển lâm nghiệp bền vững với các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống cho những người làm nghề rừng…

Với quan điểm đó, tỉnh có nhiều quyết sách quan trọng mang tính chiến lược nhằm phát triển bền vững rừng. Sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 13-CT/TW (ngày 12/1/2017) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TU (ngày 28/11/2019) “Về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước ban hành được nghị quyết chuyên đề về phát triển lâm nghiệp bền vững.

HĐND tỉnh cũng ban hành nhiều nghị quyết liên quan đến rừng, như: Khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung; chính sách đặc thù khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững; khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp… Các nghị quyết, chương trình hành động của tỉnh được các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện, cụ thể hóa bằng các giải pháp khả thi, phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với tình hình thực tế của tỉnh và từng địa phương, đơn vị. Qua đó, đã tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong toàn Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; góp phần nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong triển khai các dự án phát triển KT-XH và sự vào cuộc của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Lãnh đạo huyện Ba Chẽ thăm mô hình trồng rừng gỗ lớn ở xã Nam Sơn.
Lãnh đạo huyện Ba Chẽ thăm mô hình trồng rừng gỗ lớn ở xã Nam Sơn.

Trong 3 năm gần đây, tổng diện tích trồng rừng tập trung trên địa bàn tỉnh đạt 38.451ha (1.973ha rừng phòng hộ; 36.478ha rừng sản xuất) bình quân mỗi năm trồng 12.817ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 55%. Đặc biệt, với chủ trương chuyển đổi sang trồng cây gỗ lớn, cây lâu năm, từ năm 2022 đến nay toàn tỉnh đã trồng được 3.364ha lim, giổi, lát (năm 2022 trồng 2.288,8ha; năm 2023 trồng 1.075,2ha). Sở NN&PTNT đã hoàn thành xây dựng Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trình UBND tỉnh phê duyệt, trong đó có phương án trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng bằng lim, lát, giổi và xây dựng bản đồ phân vùng định hướng trồng gỗ lớn, cây bản địa cho từng huyện, thị xã, thành phố với tổng diện tích phân vùng định hướng trồng các loại cây trên là 58.625ha.

Ngày 3/8/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2216/QĐ-UBND về phê duyệt kết quả nhiệm vụ lập Đề án Phát triển bền vững một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến 2030, trong đó có danh mục và hướng dẫn kỹ thuật một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao phát triển dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh để các địa phương, người dân, doanh nghiệp tham gia trồng rừng gỗ lớn và trồng xen các loại cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng áp dụng. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, đến nay có 5 địa phương xây dựng Đề án phát triển rừng trồng lim, giổi, lát giai đoạn 2020-2025: Móng Cái, Bình Liêu, Tiên Yên, Hạ Long, Ba Chẽ. Các địa phương khác đang triển khai thực hiện.

Theo ông Vũ Duy Văn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, khi rừng được bảo vệ và phát triển; vốn rừng được đảm bảo và ngày càng nâng cao giá trị thì chủ rừng, lao động nghề rừng, các đơn vị doanh nghiệp, các lĩnh vực kinh tế gắn với rừng có quyền và hoàn toàn có thể làm giàu từ rừng. Thực tế hiện nay đất rừng, nghề rừng mang lại nguồn lợi đáng kể cho người dân. Theo khảo sát của Sở NN&PTNT, rừng mang lại việc làm cho khoảng 60.000 lao động, thu nhập trung bình gần 5 triệu đồng/người/tháng.

Cũng theo ông Văn, trên địa bàn tỉnh hiện tiếp tục xây dựng và thực hiện các giải pháp phát triển lâm nghiệp bền vững có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với định hướng, yêu cầu, điều kiện thực tiễn tại địa phương, đảm bảo phát huy tối đa tiềm năng và hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ: Tiếp tục tập trung thực hiện các nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển lâm nghiệp bền vững; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển lâm nghiệp bền vững, trong đó chú trọng kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; công tác quản lý giống cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các chủ rừng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả KT-XH việc trồng rừng cây gỗ lớn và chuyển đổi rừng trồng cây gỗ nhỏ sang trồng cây gỗ lớn; vận động người dân tích cực, chủ động đăng ký tham gia chương trình trồng rừng cây gỗ lớn, ổn định sinh kế và làm giàu từ rừng; khuyến khích và thu hút có hiệu quả nguồn lực xã hội để đầu tư trồng rừng cây gỗ lớn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Giữ “rừng vàng” theo lời Bác dặn

Trong lần về thăm tỉnh Quảng Ninh dịp Tết Ất Tỵ 1965, trên đường từ Hòn Gai về  Uông Bí, Bác Hồ đã dừng chân tại khu rừng thông Yên Lập. Tại nơi đây, Người đã căn dặn: “Không được phá rừng, phải trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, những năm qua Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã ra sức...

TP Uông Bí: Chuẩn bị các điều kiện cho vụ trồng rừng mới

Sau hơn 2 tháng cơn bão đi qua, đến nay TP Uông Bí đã hoàn thành 3 đợt phê duyệt hỗ trợ đối với những hộ trồng rừng bị thiệt hại với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng. Hiện các hộ dân và các công ty lâm nghiệp vẫn đang tích cực thực hiện tận thu, dọn dẹp phòng chống cháy rừng (PCCR), chuẩn bị hiện trường trồng rừng vụ mới. Phường Vàng Danh là một trong những địa...

Khôi phục sản xuất lâm nghiệp

Bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại cho ngành Lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh ước trên 6.400 tỷ đồng với hơn 117.000ha rừng bị gãy đổ từ 30-100%. Để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm khôi phục sản xuất lâm nghiệp, tỉnh đã có nhiều chính sách, chỉ đạo các địa phương tích cực thực hiện việc rà soát, kiểm đếm, lập danh sách hỗ trợ, giúp người dân, các công ty...

Quyết liệt triển khai các giải pháp bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng

Chiều 8/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở TT&TT tỉnh và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí thường kỳ kết hợp với hội nghị Giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Tại hội nghị Thông tin báo chí thường kỳ, đại diện lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm, Sở NN&PTNT đã thông tin nhanh tới đại diện các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh về thiệt hại về...

Các địa phương đẩy nhanh tiến độ kiểm đếm và triển khai đợt cao điểm thu dọn, vệ sinh rừng

Sáng 5/10, đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã đi kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; phát động đợt cao điểm thu dọn, vệ sinh rừng, tận thu, tận dụng lâm sản trên diện tích rừng bị thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn một số địa phương trong tỉnh. Kiểm tra tại khu 7, phường Hồng Hà, TP Hạ Long, trước đó vào 12h ngày 4/10 đã xảy...

Cùng tác giả

Đề xuất lùi thời gian thu thuế bán hàng online thêm 3 tháng

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cho người bán hàng online đóng thuế theo phương pháp khoán và lùi thời điểm áp dụng đến tháng 7-2025. Dựa trên ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, VCCI vừa đưa ra hàng loạt góp ý đến Bộ Tài chính về Dự thảo nghị định quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của...

Nhìn từ cuộc đấu truyền thông phim Việt

Khủng hoảng truyền thông khiến doanh thu "Bộ tứ báo thủ" không như kỳ vọng. Chuyên gia nhận định Trấn Thành có nhiều bài học sau trong cuộc đua giúp Thu Trang, Hoàng Nam hưởng lợi. Cuộc đua phim Việt mùa Tết về cơ bản đã ngã ngũ. Tính đến trưa 19/2, Bộ tứ báo thủ đạt 328,7 tỷ đồng dù doanh thu chậm dần sau mùa Tết. Trấn Thành, như thường lệ, tiếp tục đứng đầu đường đua phim Tết...

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, trong đó có yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số...

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Quyết sách quan trọng cho giai đoạn phát triển mới

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kiến tạo không gian phát triển mới. Sau 6,5 ngày làm việc, ngày 19/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp. Đây cũng là cơ sở để Chính phủ nỗ lực cao nhất trong việc xây dựng các...

Chủ tịch nước Lương Cường: Tăng cường lòng tin chính trị giữa các nước Đông Nam Á

Chiều 19/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ, Đại biện các nước Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Timor-Leste tại Hà Nội. Vui mừng lần đầu gặp Đại sứ, Đại biện các nước Đông Nam Á trên cương vị mới, Chủ tịch nước Lương Cường gửi lời chúc tốt đẹp tới các nhà lãnh đạo cấp cao của các nước ASEAN; nhấn mạnh Việt Nam coi các nước Đông...

Cùng chuyên mục

Đề xuất lùi thời gian thu thuế bán hàng online thêm 3 tháng

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cho người bán hàng online đóng thuế theo phương pháp khoán và lùi thời điểm áp dụng đến tháng 7-2025. Dựa trên ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, VCCI vừa đưa ra hàng loạt góp ý đến Bộ Tài chính về Dự thảo nghị định quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của...

Lý do bất ngờ khiến Việt Nam chưa thể xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Sau 6 tháng ký nghị định thư, dù có 7 doanh nghiệp được phê duyệt nhưng đến giữa tháng 2, Việt Nam chưa xuất lô sầu riêng đông lạnh nào sang Trung Quốc. Trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung cho biết bộ đang tạo mọi điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng đông lạnh trong năm 2025. Hiện có 7 doanh nghiệp của Việt Nam được Trung Quốc công...

Giá xăng có thể tăng 0,6-2,2% nếu liên bộ không trích lập quỹ bình ổn

Viện Dầu khí dự báo giá bán lẻ xăng E5 RON 92 có thể tăng 453 đồng (2,2%) lên mức 21.043 đồng/lít, còn xăng RON 95-III tăng nhẹ 0,6% lên mức 21.196 đồng/lít trong kỳ điều hành ngày mai 20/2. Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy tại kỳ điều hành ngày 20/2, giá xăng có thể tăng 0,6-2,2% nếu Liên bộ Tài chính-Công Thương không trích...

Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VII Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh

Sáng 19/2, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VII, nhiệm kỳ 2022-2027 triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2025, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục sử dụng hiệu quả hoạt động hỗ trợ quảng bá hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hội viên và Hiệp hội; phát triển hội viên mới; đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Hiệp hội...

TKV triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025

Ngày 19/2, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, do thời tiết diễn biến phức tạp, công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của TKV phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó điển hình là tác động...

Thị trường bất động sản năm 2025: Những động lực từ không gian phát triển mới

Theo chuyên gia, thời gian tới, cấu trúc phát triển thay đổi từ không gian mặt đất sang không gian ngầm, không gian số,... sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho thị trường bất động sản. Trong bối cảnh các luật mới mang tính nền tảng (đặc biệt như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản) có hiệu lực từ năm 2024, đang dần “ngấm” vào cuộc sống, cùng với việc cải cách bộ...

Ô tô điện được đề xuất áp lệ phí trước bạ 0% thêm 2 năm nữa

Bộ Tài chính đề xuất duy trì lệ phí trước bạ lần đầu 0% với ô tô điện chạy pin đến 28-2-2027, tức kéo dài thêm 2 năm so với quy định hiện hành. Đề xuất duy trì lệ phí trước bạ với ô tô điện chạy pin đến hết tháng 2-2027 Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành cho dự thảo lần 2 nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định số 10 năm...

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh và Sở Thương mại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ký kết bản ghi nhớ về...

Ngày 19/2, tại Hà Nội, trong khuôn khổ cuộc Hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên (Việt Nam) và Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh và Sở Thương mại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã ký kết Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác ngành sản xuất. Theo Bản ghi nhớ được ký kết, hai bên sẽ cùng...

Giá nhà trên thu nhập Việt Nam gấp hơn 1,6 lần bình quân thế giới

Theo TS Cấn Văn Lực, năm 2024, tỷ số giá nhà trên thu nhập bình quân hộ gia đình Việt Nam là 23,7 - gấp hơn 1,6 lần mức trung bình của thế giới. Thông tin này được TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia chia sẻ tại Diễn đàn Bất động sản mùa Xuân thường niên diễn ra ngày 19/2. Giá nhà cao...

TP Hạ Long quyết tâm rút ngắn 30% tiến độ thi công các dự án đầu tư công

Sáng 19/2, Thường trực Thành ủy Hạ Long đã làm việc với các đơn vị, nhà thầu thi công để nghe báo cáo tiến độ, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong triển khai một số dự án đầu tư công trọng điểm trên địa bàn, nhằm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 18,8% của thành phố trong năm 2025. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, chủ trì. TP Hạ Long hiện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất