Powered by Techcity

Bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học biển

Những năm qua, Quảng Ninh luôn coi trọng thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ “nâu” sang “xanh” bền vững. Trong đó, công tác bảo vệ môi trường, nhất là bảo vệ, phục hồi đa dạng sinh học biển được xác định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

g
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham gia thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản (ngày 31/3/2024).

Quảng Ninh sở hữu chiều dài bờ biển trên 250km, diện tích vùng biển khoảng 6.000km2 – đây là lợi thế lớn, điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, Quảng Ninh là một trong những địa phương có đa dạng sinh học biển lớn, với nhiều kiểu hệ sinh thái, loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu; trong đó, nhiều hệ sinh thái đặc trưng, nhiều loài sinh vật có giá trị kinh tế cao.

Nhận thức rõ lợi thế về biển, Quảng Ninh đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ môi trường biển, cùng với đó là tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, phục hồi đa dạng sinh học trên vùng biển. Ngày 1/9/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 18-CT/TU về tăng cường công tác quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt, năm 2018, tỉnh ban hành Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý hiếm.

Cùng với đó, nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành được tỉnh ban hành, như: Nghị quyết số 12-NQ/TU (ngày 12/3/2018) về bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2022; Nghị quyết số 10-NQ/TU (ngày 26/9/2022) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước giai đoạn 2022-2030…

Cá heo bơi tại vị trí hang Luồn, vùng biển vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh sáng 29/3/2024. Ảnh: Bùi Trọng Anh
Cá heo bơi tại vị trí hang Luồn, vùng biển vịnh Hạ Long sáng 29/3/2024. Ảnh: Bùi Trọng Anh

Đến nay, tại khu vực vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, các ngành chức năng của tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; duy trì công tác giám sát chất lượng môi trường vịnh, cũng như giám sát việc chấp hành những quy định bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân hoạt động tại khu vực vịnh; giám sát chặt chẽ nguồn thải xuống vịnh. Tỉnh đã đầu tư 40 hệ thống máy móc, 3 thiết bị xử lý nước thải, 10 thùng rác nổi cỡ lớn, 117 thùng rác tại các điểm tham quan… Các tàu chở khách du lịch trên địa bàn cũng chủ động đầu tư hệ thống xử lý nước thải; lắp đặt các thiết bị phân ly dầu – nước trên 100% tàu du lịch; thu gom rác thải tập kết về đất liền sau mỗi chuyến hành trình. Các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra những hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; ra quân thu gom rác thải rắn sinh hoạt tại các luồng, tuyến, khu vực dịch vụ, chân đảo, bãi cát… 

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về thay thế hoàn toàn phao xốp bằng vật liệu nổi HDPE trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, thời gian qua các địa phương ven biển của tỉnh đã tập trung ra quân tổ chức thực hiện chuyển đổi phao xốp, cũng như di dời, giải tỏa hoạt động nuôi trồng thủy sản trái phép ảnh hưởng đến môi trường biển. Đến nay, 9 địa phương ven biển của tỉnh đã chuyển đổi được hơn 6,015 triệu phao xốp sang vật liệu nổi hợp chuẩn quy, đạt 97,8% kế hoạch.

Hiện nay, Quảng Ninh đã quy hoạch hơn 45.000ha khu vực biển dành cho nuôi biển, tổng diện tích đã đưa vào khai thác nuôi thủy sản hiện đạt trên 42.300ha, theo hướng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, gắn với phát triển du lịch dịch vụ, công nghiệp và bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo. Bên cạnh đó, tỉnh khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt 5 khu vực có đa dạng sinh học cao, tập trung các loài quý hiếm, đặc hữu trên vịnh Hạ Long, bảo tồn các loại thực vật quý; cấm đánh bắt thủy sản trong vùng bảo vệ tuyệt đối; triển khai 14 dự án thuộc đề án cải thiện môi trường tỉnh; chấm dứt hoạt động bốc xếp, chuyển tải hàng hóa rời clinke, xi măng, dăm gỗ; di dời toàn bộ nhà bè trên vịnh…

Rạn san hô ở khu vực đảo Cô Tô.
Rạn san hô ở khu vực đảo Cô Tô (huyện Cô Tô).

Đồng thời, tiếp tục cải tạo hành lang sinh thái ven biển, tập trung triển khai các dự án cải tạo, phục hồi, trồng mới rừng ngập mặn ven biển và điều tra tài nguyên biển; phục hồi và phát triển hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển tại vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vùng biển Cô Tô – đảo Trần; từng bước thả rạn nhân tạo, phấn đấu đến năm 2030 trồng phục hồi thêm khoảng 30-50ha. Ngoài ra, các địa phương trong tỉnh đã tích cực thả giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản, cũng như tạo sự cân bằng cho hệ sinh thái biển. Các địa phương trong tỉnh nỗ lực thực hiện công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trong đó các hình thức đánh bắt tận diệt đã được ngăn chặn và xử lý triệt để. 

Đặc biệt, thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 1/9/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, công tác tuần tra, kiểm soát ngăn chặn các hành vi xâm hại nguồn lợi thủy sản được các lực lượng chức năng của tỉnh phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, nên những năm qua đã phát hiện, ngăn chặn hàng ngàn vụ, việc ngư dân sử dụng các công cụ khai thác thủy sản bằng hình thức tận diệt, hành vi buôn bán, vận chuyển giống thủy sản không rõ nguồn gốc… Qua triển khai, ý thức, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp có nhiều chuyển biến; nhận thức của người dân, nhất là ngư dân đối với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được nâng lên rõ rệt; ngày càng xuất hiện nhiều những gương người tốt, việc làm hay trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản thể hiện qua các hành động chung tay làm sạch môi trường biển, bảo vệ, giải cứu các loài thủy sinh nguy cấp, quý hiếm như rùa biển, cá voi…

Kết quả tích cực từ môi trường biển những năm qua là minh chứng cho hướng đi đúng đắn của Quảng Ninh. Theo nhận định của các chuyên gia, môi trường biển trên địa bàn Quảng Ninh đã và đang được cải thiện tích cực, ngày càng trong sạch hơn và nguồn thức ăn dồi dào trở lại chính là lý do khiến một số loại động vật quý hiếm như rùa, vích, cá heo, cá voi quay lại sinh sống, săn mồi. Việc các loài sinh vật đại dương quý hiếm liên tục xuất hiện trên vùng biển Quảng Ninh là tín hiệu đáng mừng cho thấy hệ sinh thái, môi trường biển của tỉnh đang ngày càng cải thiện tốt lên…



Nguồn

Cùng chủ đề

Người đưa điệu Then Tày Bình Liêu vượt trùng dương

Sau hơn 2 tháng mang điệu Then Tày đến với nước Pháp xa xôi, anh Tô Đình Hiệu, Giám đốc Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Bình Liêu, vẫn chưa hết xúc động khi giữa Paris hoa lệ, Nice xinh đẹp, âm thanh ngọt ngào, sâu lắng của điệu hát Then, tiếng đàn Tính lại được khán giả đón nhận, tán thưởng đến thế. Then Tày là nguồn sống của tôi Tự hào được sinh ra trong lòng bản...

Bảo tồn và phát huy tốt giá trị di sản gắn với du lịch

Quảng Ninh có hơn 600 di tích - danh thắng cùng với hàng trăm di sản văn hoá phi vật thể hàm chứa nhiều giá trị to lớn. Chú trọng công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản theo quy định và gắn với phát triển du lịch, dịch vụ của địa phương, trong những năm qua, nhiều di sản đã được đầu tư với quy mô lớn, tạo cảnh quan đẹp mắt,...

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tháp Chăm gần nghìn năm ở Quy Nhơn

Tháp Đôi là một công trình kiến trúc Chămpa gồm 2 tháp nằm cạnh nhau, có niên đại cuối thể kỷ XII đầu thế kỷ XIII, cũng là 1 trong 8 cụm tháp Chăm cổ trên đất Bình Định. Nguồn

Bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số gắn với du lịch

Quảng Ninh có 43 dân tộc, trong đó có 42 dân tộc thiểu số (DTTS) với 162.531 người, chiếm 12,31% dân số cả tỉnh. Trong những năm qua, bám sát định hướng trong phát triển văn hóa, con người của tỉnh, các địa phương vùng miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS) của tỉnh đã chủ động, từng bước khai thác hiệu quả những tiềm năng về văn hóa bản địa, bản sắc dân tộc, tạo nền tảng cho...

Tái tạo màu xanh trên núi đá Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long được các nhà khoa học đánh giá là nơi có sự đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái (HST) điển hình của vùng biển nhiệt đới và đa dạng về thành phần loài, nguồn gen. Sau sự tàn phá của bão Yagi, điểm dễ nhìn thấy nhất nơi đây là thảm thực vật xanh tốt trên các đảo có nhiều cây bị bật gốc, đổ gãy, vò nát, chỉ còn cành trơ trụi,...

Cùng tác giả

Phát hiện, xử lý gần 200 vụ gian lận thương mại trước Tết

Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22/10/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 1004/KH-QLTT, chỉ đạo các Đội QLTT triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Sau hơn 2 tháng triển khai, toàn Cục đã kiểm tra, xử lý 194 vụ vi phạm, với tổng số tiền hơn 8,1 tỉ đồng. Trong...

Ai được lợi nhất khi Soobin Hoàng Sơn và HIEUTHUHAI cạnh tranh?

Soobin Hoàng Sơn và HIEUTHUHAI đều sở hữu lượng fan đông đảo, có ca khúc nổi tiếng và độ nhận diện cao. Soobin Hoàng Sơn và HIEUTHUHAI là hai gương mặt đông fan, nổi bật bước của các show truyền hình đình đám Anh trai vượt ngàn chông gai, Anh trai say hi. Sau khi chương trình khép lại, cả hai nam nghệ sĩ đều thăng hạng danh tiếng, có mức cát-xê cao, được mời biểu diễn/tham dự nhiều sự kiện...

Thách thức mới từ các thị trường xuất khẩu nông sản

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD. Tuy nhiên các ngành hàng nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi mới đây nhiều thị trường liên tiếp đưa ra những thay đổi về quy định đối với hàng nông sản xuất khẩu, yêu cầu các địa phương, người sản xuất, doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật và tuân thủ. Theo Văn phòng Thông báo và...

Anh tài thống trị nhạc Tết Việt

Nhạc Tết 2025 trở nên sôi động khi có nhiều nghệ sĩ cùng tham gia cũng như thực hiện quảng bá, và có một số nghệ sĩ phủ sóng rộng rãi hơn hẳn. Giống với mùa nhạc Giáng sinh ở thị trường US-UK, Việt Nam cũng có mùa “nhạc xuân” mỗi dịp năm hết Tết đến. Không được các nghệ sĩ thực hiện quảng bá quá rầm rộ, nhưng lợi thế của nhạc Tết là có khả năng tự lan...

Năm 2024, du lịch toàn cầu gần như trở lại mức trước khi xảy ra đại dịch

Lượng khách du lịch quốc tế đã tăng 11% vào năm 2024, với 1,4 tỷ người đi du lịch quốc tế. Theo dữ liệu của World Tourism Barometer do Tổ chức Du lịch Liên Hợp quốc (UN Tourism) công bố ngày 21/1 trước triển lãm du lịch quốc tế FITUR tại Madrid của Tây Ban Nha cho thấy, số lượng khách du lịch đã phục hồi lên 99% mức ghi nhận được vào năm 2019 ngay trước đại dịch Covid-19. Tổng...

Cùng chuyên mục

Phát hiện, xử lý gần 200 vụ gian lận thương mại trước Tết

Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22/10/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 1004/KH-QLTT, chỉ đạo các Đội QLTT triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Sau hơn 2 tháng triển khai, toàn Cục đã kiểm tra, xử lý 194 vụ vi phạm, với tổng số tiền hơn 8,1 tỉ đồng. Trong...

Thách thức mới từ các thị trường xuất khẩu nông sản

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD. Tuy nhiên các ngành hàng nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi mới đây nhiều thị trường liên tiếp đưa ra những thay đổi về quy định đối với hàng nông sản xuất khẩu, yêu cầu các địa phương, người sản xuất, doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật và tuân thủ. Theo Văn phòng Thông báo và...

Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2025 đạt doanh thu trên 11,2 tỷ đồng

Sau 6 ngày diễn ra (từ ngày 17/1 đến hết ngày 22/1, tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 đã thu hút trên 50.000 lượt khách, doanh thu ước đạt trên 11,2 tỷ đồng. Tại hội chợ, nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được người tiêu dùng ưa chuộng và có sức tiêu thụ tốt như: giò chả và lợn Móng Cái; miến dong Bình Liêu;...

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 28,9% khối lượng, tăng 6,07% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với cùng kỳ. Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 12,52 triệu tấn, trị giá trên 3,04 tỷ USD, giá trung bình...

Giá vàng phi mã, USD hạ nhiệt

Sáng nay (23/1), giá vàng trong nước tăng vọt trên mốc 88 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá USD hạ nhiệt. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 86,2 - 88,2 triệu đồng/lượng, tăng 700.000 đồng/lượng so với giá vàng sáng qua. Đây cũng là mức giá niêm yết mua vào - bán ra của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng khác cũng điều chỉnh tăng mạnh...

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng gần 1 triệu đồng/lượng, đạt mức cao nhất 3 tháng

Giá vàng nhẫn hôm nay (22/1) tiếp tục tăng mạnh gần 1 triệu đồng, lên 87,2 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất 3 tháng nay. Theo đó, lúc 10h30 sáng nay, giá vàng nhẫn được Doji niêm yết ở mức 86 - 87,5 triệu đồng/lượng, tăng 800.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng nay. Giá vàng nhẫn được SJC niêm yết ở mức 85,8 - 87,5 triệu đồng/lượng, tăng 600.0000 đồng/lượng. Không chỉ giá vàng nhẫn mà giá vàng miếng...

Thứ trưởng Bộ Công thương kiểm tra công tác đảm bảo cung ứng xăng, dầu trên địa bàn tỉnh

Chiều 22/1, tại TP Hạ Long, đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã có cuộc kiểm tra công tác đảm bảo cung ứng xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Công ty Xăng dầu B12 . Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh Quảng Ninh. Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu phục vụ nhu cầu của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025,...

Bộ NN-PTNN đề xuất áp thuế suất 1% với khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi

Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có công văn gửi Tổng cục Hải quan đề nghị xem xét lại thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi. Ngày 4/1, Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai và một số doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất thức ăn chăn nuôi có văn bản kiến nghị gửi tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghiêm Xuân Cường kiểm tra công tác chuẩn bị lễ phát động Tết trồng cây tại huyện Tiên Yên

Ngày 22/1, đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Tiên Yên. Theo kế hoạch, lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ sẽ được tổ chức vào ngày 3/2/2025 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán) tại khoảnh 10,...

Xuất khẩu phụ thuộc FDI: Cần ‘cú huých’ cho doanh nghiệp nội

Xuất khẩu phụ thuộc quá nhiều vào khu vực doanh nghiệp có vốn FDI là vấn đề không mới, nhưng luôn nhận được sự quan tâm rất lớn tại Việt Nam thời gian qua. Khu vực FDI chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu Theo thống kê, những năm gần đây, giá trị xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn có sự ‘lấn át’ so với khu vực doanh nghiệp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất