Powered by Techcity

Bảo tàng VQG Bái Tử Long: Điểm chạm khám phá công viên di sản ASEAN

Bảo tàng Vườn quốc gia (VQG) Bái Tử Long nằm tại thôn 8, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn là nơi trưng bày hàng nghìn mẫu vật liên quan tới đa dạng sinh học tại VGQ Bái Tử Long. Ngoài ra, đây còn là nơi ươm trồng nhiều loài thực vật bản địa quý hiếm, là địa chỉ có giá trị giáo dục và triển lãm cao về đa dạng sinh học và là điểm chạm thông tin với những du khách đang trông đợi được khám phá VQG Bái Tử Long.

Bảo tàng đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bái Tử Long là nơi trưng bày hàng nghìn mẫu động thực vật cả trên cạn và dưới nước

Bảo tàng VQG Bái Tử Long còn gọi là Nhà Bảo tàng VQG Bái Tử Long gồm khu trưng bày, sân mô hình và vườn sưu tập thực vật. Khu trưng bày VQG Bái Tử Long hiện đang trưng bày và bảo tồn hàng nghìn mẫu vật bao gồm thực vật, động vật và sinh vật biển. Trong đó, có 356 tiêu bản thực vật rừng, 23 mẫu động vật rừng, 61 mẫu côn trùng, 12 mẫu thủy sinh nước ngọt, 3 mẫu động vật lưỡng cư. Về sinh vật biển, nhà bảo tàng đang trưng bày 1.633 cá thể thuộc 326 loài, được phân thành 11 loại mẫu từ động vật thân mềm, giáp xác, da gai, cá biển, san hô, rùa biển đến cá heo.

Tại nhà bảo tàng, nhiều mẫu động thực vật quý hiếm, có tên trong Sách đỏ Việt Nam, có phân bố tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long. Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, cán bộ Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, VQG Bái Tử Long chia sẻ: Hầu hết các mẫu là do các cán bộ của Vườn thu thập trong quá trình tuần tra, thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hoặc do người dân địa phương phát hiện và báo lại với các cơ quan chức năng.

Một số loài thực vật được trưng bày tại Nhà bảo tàng

Dưới sự hướng dẫn của những cán bộ Vườn, câu chuyện của những loài sinh vật cứ nối dài khiến du khách say mê. Tắc kè đá nghe tên tưởng là một loài động vật nhưng kỳ thực đây lại là loài thực vật quý hiếm, phân bố chủ yếu tại đảo Trà Ngọ lớn. Loài cây này sinh trưởng trên núi đá thuộc khu vực áng Cái Lim. Rễ cây có cấu tạo phù hợp để sống bám vào núi đá. Cây có 2 loại lá, gọi là lá bất phụ (có màu nâu) và lá hữu phụ (có màu xanh). Các mẫu thực vật được phân loại và sắp xếp theo bộ, ngành, lớp và trưng bày một cách khoa học để người xem có thể phần nào hệ thống và hình dung ra sự đa dạng sinh học của VQG.

Ấn tượng hơn cả là những mô hình về động vật đã được xử lý thành tiêu bản, phục vụ du khách tham quan, tìm hiểu. Trong khi việc quan sát thấy các loài động vật trong tự nhiên là một điều rất khó khăn thì thông qua các tiêu bản này, du khách sẽ thấy được sự hiện diện của các loài động vật quý hiếm vừa ở trên cạn, vừa ở dưới nước tại VQG Bái Tử Long. Các tiêu bản gấu, xương cá heo, vích là xác động vật trôi dạt hoặc được cán bộ kiểm lâm của Vườn phát hiện, chuyển về đất liền để thực hiện công tác trưng bày, quản lý.

Chia sẻ về loài cá heo không vây, một loài cá heo quý hiếm còn sinh sống tại VQG Bái Tử Long, anh Nguyễn Hải Phong, chuyên viên Phòng Bảo tồn Biển và ngập nước cho biết: “Trong nhà bảo tàng hiện có trưng bày 2 mẫu xương của cá heo không vây, cũng là loài động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Cá heo không vây thuộc loài cá heo chuột, phân bố chủ yếu tại khu vực ven biển, sống cả nước ngọt và nước mặn và chủ yếu vùng nước nông biển ven bờ. Mẫu cá heo không vây đang được trưng bày tại nhà bảo tàng được xử lý từ xác cá heo trôi dạt vào khu vực đảo Ba Mùn.”

Xương của loài cá heo không vây quý hiếm được phát hiện tại VQG Bái Tử Long

Mặc dù số lượng mẫu khá đồ sộ nhưng theo lời các cán bộ của VQG Bái Tử Long, nhà bảo tàng mới thu thập và trưng bày và phản ánh được 10% mức độ đa dạng sinh học của Vườn. Cùng với trưng bày các mẫu vật, trong khuôn viên của Nhà bảo tàng còn có vườn ươm thực vật, nơi các cán bộ của VQG Bái Tử Long ươm trồng nhân giống thành công nhiều loài thực vật đặc trưng, quý hiếm phục vụ nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen và chia sẻ với các VQG có cùng chức năng. Đến nay, VQG Bái Tử Long đã ươm trồng và nhân giống thành công 5 loài thực vật gồm: kim giao núi đá, tùng la hán, trâm mùi, tùng đen; duy trì chăm sóc 6.000 cây của 11 loài, gồm trai lý, tùng la hán, kim ngân, trâm đỏ, lá khôi tía, kim giao núi đá, lim xanh…

Nhằm phục vụ công tác trưng bày, tuyên truyền và giáo dục về đa dạng sinh học tại VQG Bái Tử Long, ngay trong khuôn viên Nhà bảo tàng, Ban quản lý VQG Bái Tử Long đang cho xây dựng mô hình vườn quốc gia thu nhỏ gồm hệ thống các đảo đất, đảo đá và phần diện tích biển, ước tính mô hình có diện tích gần 1000m2.

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Gian hàng triển lãm và chương trình nghệ thuật của tỉnh Quảng Ninh tham gia Lễ hội Việt Nam tại Sapporo 2024, Nhật Bản...

Tham gia Lễ hội Việt Nam tại Sapporo 2024 (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản), tỉnh Quảng Ninh tham gia 2 gian hàng triển lãm và biểu diễn các chương trình nghệ thuật. Công tác chuẩn bị được các đơn vị tích cực triển khai, hứa hẹn đem lại nhiều ấn tượng với người dân địa phương. Với slogan “Việt Nam vẻ đẹp bất tận và “Hạ Long, nơi bình minh vẫy gọi”, gian hàng giới thiệu một số hình ảnh Di...

Tăng cường hợp tác về nguồn nhân lực giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Hokkaido (Nhật Bản)

Chiều 9/8, đoàn công tác của tỉnh Quảng Ninh do đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn, đã tham dự Diễn đàn về nguồn nhân lực Hokkaido - Việt Nam. Cùng tham dự chương trình có đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ban, ngành địa phương trong tỉnh. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ hội Việt Nam tại...

Thông qua Tuyên ngôn Hạ Long tại Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới lần thứ 43 (WFUCA 43)

Ngày 6/8/2024, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới lần thứ 43 (WFUCA 43) đã thống nhất thông qua Tuyên ngôn Hạ Long với chủ đề "Kinh tế sáng tạo - Kết nối Văn hoá vì Hoà bình và Phát triển bền vững" Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới (WFUCA) lần thứ 43 là sự kiện đặc biệt quan trọng được Liên hiệp các Hội...

Để nghệ thuật biểu diễn hấp dẫn du khách

Những show diễn ở Quảng Ninh không chỉ tạo ra sự hấp dẫn với du khách mà còn góp phần phát triển văn hóa, du lịch của địa phương. Quảng Ninh đã sớm xây dựng được kế hoạch tổ chức các sự kiện, hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Một số hoạt động du lịch về đêm cũng đang được triển khai hiệu quả, như: Múa rối nước, Carnaval Hạ Long, chương trình nghệ thuật “Hạ Long thần tiên”, các...

Thúc đẩy du lịch vùng cao Hạ Long

Trên quan điểm phát triển kinh tế dựa vào 3 trụ cột thiên nhiên - văn hóa - con người, TP Hạ Long tăng cường lãnh đạo, đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sức mạnh nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy các vốn quý về văn hóa, coi đây là nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh, động lực cho du lịch phát triển. Để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vùng đồng...

Cùng chuyên mục

Chung tay gìn giữ, bảo vệ di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên

Tại Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO diễn ra vào tháng 9/2023 đã thông qua hồ sơ đề cử, công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng) là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây thực sự là niềm vinh dự, tự hào cho Việt Nam nói chung, Quảng Ninh - Hải Phòng nói riêng khi sở hữu...

Chùa tháp trên dãy Yên Tử sơn

Nằm trong Quần thể di tích - danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc đang đề cử UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới, có hệ thống hàng chục ngôi chùa lớn, nhỏ thuộc dòng Phật giáo Trúc Lâm. Các ngôi chùa có vị trí, vai trò khác biệt mà qua nghiên cứu cho thấy nhiều nét thú vị. Hệ thống chùa tháp thuộc dòng Phật giáo Trúc Lâm kéo dài trên...

Kỳ vọng vào khu bảo tồn biển quốc gia Bái Tử Long

Hiện nay, Ban Quản lý Vườn Quốc gia (VQG) Bái Tử Long đang thực hiện các trình tự thủ tục để xét công nhận phần diện tích mặt nước của VQG là khu bảo tồn biển. Khi được công nhận, đây sẽ là khu bảo tồn biển quốc gia đầu tiên của Quảng Ninh, góp phần tháo gỡ nút thắt về công tác quản lý, từ đó phát huy các giá trị đa dạng sinh học gắn với phát...

Quảng Ninh có 4 món ăn, đặc sản vào Top 100 đặc sản Việt Nam

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã ban hành Quyết định số 48/KLVN-TOP/2022 về việc xác lập Top 100 món ăn đặc sản và Top 100 đặc sản, quà tặng nổi bật của 63 tỉnh, thành Việt Nam (lần V, 2021-2022) trong Hành trình tìm kiếm quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam. Trong đó, Quảng Ninh có 2 món ăn là cà sáy luộc Tiên Yên và xôi chả mực Hạ Long được chọn vào...

Chả tôm Quảng Yên

Từ xưa, chả tôm không chỉ là một đặc sản của biển dành cho con người vùng quê bên cửa sông Bạch Đằng, mà còn là một món quà ẩm thực dành đãi và biếu khách nơi xa. Nó đã đi vào phong tục và tình cảm của cư dân các xã phường vùng Hà Nam. Đến Quảng Ninh, về thị xã Quảng Yên, du khách sẽ có dịp thưởng thức món đặc sản dân dã này của biển. Nhưng...

Khau nhục Sơn Dương

Từ món ăn truyền thống của người Sán Dìu ở xã Sơn Dương (TP Hạ Long), HTX Nông, lâm và ngư nghiệp Việt Hưng đã chuẩn hóa, xây dựng quy trình và tạo thương hiệu riêng cho sản phẩm khau nhục Sơn Dương. Bà Nguyễn Thúy Hà, Giám đốc Hợp tác xã Nông, lâm và ngư nghiệp Việt Hưng (TP Hạ Long) chia sẻ: Là HTX đóng trên địa bàn xã Sơn Dương, chúng tôi mong muốn đóng góp và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất