Powered by Techcity

Bài 2: Động lực phát triển cho vùng khó

Giảm khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền từ việc đầu tư hạ tầng giao thông mới cho vùng khó là mục tiêu chiến lược đang được Quảng Ninh tập trung thực hiện. Với cách làm bài bản, đến nay Quảng Ninh không chỉ là trung tâm kết nối liên vùng, mà còn là địa phương phát triển giao thông đồng bộ, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững.

Dù sở hữu nhiều công trình giao thông nổi bật, tiêu biểu, tuy nhiên do địa hình chiếm hơn 70% là đồi núi, nhiều năm trước nhìn chung Quảng Ninh vẫn có những khó khăn. Đặc biệt, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tuy được quan tâm đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa có nhiều công trình có tính động lực, đột phá. 

Đường nối Đại Dực – Đại Thành (Tiên Yên) đã rút ngắn quãng đường di chuyển từ 40km xuống còn 7km.

Với mục tiêu mọi người dân Quảng Ninh đều được thụ hưởng thành quả phát triển, tăng trưởng bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh, phúc lợi… Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã xác định một trong 3 khâu đột phá là “Xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh”.

Theo đó, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách riêng có về an sinh, phúc lợi xã hội, đặc biệt là Nghị quyết số 06-NQ/TU (ngày 17/5/2021) về phát triển bền vững kinh tế – xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, nhất quán quan điểm “giao thông đi trước một bước”; “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”; lấy phát triển, hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo liên thông tổng thể, từ đó thúc đẩy kết nối, liên kết vùng đi trước, tạo ra không gian và các điều kiện mới cho thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển du lịch, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân, thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền.

Tỉnh đã ưu tiên nguồn lực, tập trung hoàn thiện tổng thể kết cấu hạ tầng giao thông các địa phương: Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Hạ Long, với gần 20 công trình giao thông động lực, thiết yếu, kết nối nội huyện, liên huyện. Điển hình là đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ trung tâm xã Đại Dực sang trung tâm xã Đại Thành cũ ở huyện Tiên Yên; cải tạo, nâng cấp đường liên xã Húc Động – Đồng Văn, Cao Ba Lanh kết nối đến QL8C thuộc địa bàn huyện Bình Liêu; nâng cấp, chống ngập lụt tại tỉnh lộ 330 trên địa bàn huyện Ba Chẽ; cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 342, đường nối trung tâm TP Hạ Long với các xã Đồng Lâm, Đồng Sơn…

Ông Loan Mạnh Hùng (thôn Hồng Tiến, xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ) tự nguyện chặt cây, bàn giao mặt bằng sớm để triển khai mở rộng đường 342 đoạn qua địa bàn xã.

Mỗi dự án đều mang mục tiêu kết nối liên thông, tổng thể về giao thông phục vụ phát triển sản xuất, thu hút đầu tư, phát triển du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững… Trong đó, tuyến đường giao thông nối từ xã Đại Dực sang xã Đại Thành cũ ở Tiên Yên sẽ rút ngắn thời gian và quãng đường đi lại giữa 2 khu vực từ 40km xuống còn hơn 7km; kết nối điểm du lịch thác Khe Vằn và tuyến du lịch Húc Động – Cao Ly – Khe Tiền – Sông Moóc A, Sông Moóc B – đỉnh Cao Ba Lanh tạo thành chuỗi liên thông các điểm du lịch đặc sắc cho huyện Bình Liêu. Hay dự án nâng cấp chống ngập lụt tại tỉnh lộ 330 trên địa bàn huyện Ba Chẽ sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng gián đoạn giao thông xã Đồn Đạc đi xã Đạp Thanh trong mùa mưa lũ…

Những tuyến đường cụ thể, công trình hạ tầng thực tế phù hợp mong mỏi của từng địa phương như “luồng gió” mới thổi bùng lên khát vọng phát triển. Trong đó, các công trình giao thông mới đã và đang được tỉnh quan tâm đầu tư sẽ đáp ứng yêu cầu kết nối liên thông, tổng thể, hình thành mạng lưới giao thông thông suốt, thuận lợi không chỉ nội huyện và liên huyện mà còn kết nối với hạ tầng giao thông động lực của tỉnh. Từ đó, mở rộng không gian, tạo ra các điều kiện phát triển mới, biến tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương thành nguồn tổng lực chung cho tỉnh; phục vụ phát triển sản xuất, tăng điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, thu hút đầu tư, phát triển du lịch, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân và đặc biệt sẽ giảm khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch vùng miền.

Để đi từ trung tâm TP Hạ Long đến các xã Đồng Lâm, Đồng Sơn trung bình thường mất hơn 1 giờ đồng hồ di chuyển trên cung đường dài hơn 20km nhỏ hẹp, nhiều khúc cua nguy hiểm, thì đến cuối năm 2023, thời gian này sẽ rút ngắn ½ khi dự án cải tạo tỉnh lộ 342 nối Sơn Dương – Đồng Lâm – Đồng Sơn hoàn thành. Tương tự để di chuyển từ Đại Dực sang Đại Thành (huyện Tiên Yên) nay chỉ còn 15 phút thay vì 1,5 giờ như trước đây…

Đường nối Sơn Dương – Đồng Sơn (TP Hạ Long) đang được tập trung thi công, hoàn thành vào cuối năm 2023 sẽ rút ngắn thời gian di chuyển xuống 1/2 so với trước đây.

Với 67 xã, thị trấn vùng đồng bào DTTS, biên giới, hải đảo, người dân sống rải rác ở trên 85% diện tích của tỉnh, những tuyến đường như trên là ước mơ bao đời của người dân nơi đây. Kết quả đó là nhờ tỉnh tập trung nguồn lực ưu tiên để hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, kỹ thuật, kinh tế – xã hội đồng bộ từ cụ thể hóa Nghị quyết 06-NQ/TU. Giai đoạn 2021-2025, dự kiến tỉnh chi trên 2.600 tỷ đồng để triển khai các mục tiêu này. Đây là nguồn lực rất lớn để từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội vùng khó của tỉnh, từ đó khai thác hiệu quả lợi thế đặc thù, khác biệt của từng địa phương trong giai đoạn mới; tạo ra nguồn lực tổng hợp và tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển toàn diện thực chất, tăng sức cạnh tranh cao gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP. 

Ông Chìu Sinh Phát, Trưởng thôn Pắc Cáy, xã Đồn Đạc (huyện Ba Chẽ) cho biết: Hạ tầng giao thông được thuận lợi, kết nối đến tận các thôn bản đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, nông sản người dân làm ra được thương lái đến tận nơi thu mua, giải quyết kịp thời đầu ra, vì thế đời sống nhân dân trong thôn được nâng lên. Bà con nhân dân rất phấn khởi, từ đó có nhiều tư duy, cách làm mới trong phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất, mở ra cơ hội thoát nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong huyện và tỉnh.

Nhờ có hạ tầng giao thông tốt, cùng các chính sách dân tộc, hỗ trợ vùng khó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng miền núi, biên giới, hải đảo ngày càng được nâng lên rõ rệt.

Hạ tầng giao thông tốt, các chính sách dân tộc, hỗ trợ vùng khó, hỗ trợ giáo dục, y tế, việc làm được đẩy mạnh thực hiện đã giúp người dân vùng khó, vùng đồng bào DTTS thụ hưởng đầy đủ, kịp thời những chương trình, dự án, chính sách của tỉnh và Trung ương. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng miền núi, biên giới, hải đảo ngày càng được nâng lên rõ rệt; nhận thức, ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân cũng thay đổi, nhiều hộ dân đã tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo. Đến nay, thu nhập bình quân vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh đạt 56,2 triệu đồng/người, tăng 10,1 triệu đồng so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1.056 hộ (năm 2021) xuống còn 170 hộ (năm 2022), trung bình mỗi năm giảm 41,95%. Trong đó, số hộ đồng bào DTTS nghèo giảm từ 957 hộ xuống còn 155 hộ (vượt chỉ tiêu Nghị quyết 06-NQ/TU).

Với những cách làm sáng tạo, quyết liệt, Quảng Ninh đã trở thành điểm sáng trong cả nước về giảm nghèo, mang lại cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS những giá trị mới, nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân, giảm chênh lệch vùng miền.



Nguồn

Cùng chủ đề

HĐND tỉnh giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật đảm bảo ATGT thuỷ nội địa tại TP Cẩm Phả

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 18/10, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, làm trưởng đoàn, đi khảo sát trực tiếp việc chấp hành các quy định pháp luật trong công tác đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và công tác quản lý, đăng kiểm, đăng ký phương tiện giao thông đường thuỷ trên địa bàn TP Cẩm Phả. TP Cẩm Phả có đường bờ...

HĐND tỉnh khảo sát việc chấp hành pháp luật đảm bảo ATGT đường thuỷ nội địa

Ngày 17/10, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, làm trưởng đoàn, đi khảo sát trực tiếp việc chấp hành các quy định pháp luật trong công tác đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và công tác quản lý, đăng kiểm, đăng ký phương tiện giao thông đường thuỷ trên địa bàn TX Đông Triều và TX Quảng Yên. Tuyến đường thủy nội địa của TX ...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo đảm an toàn giao thông tại Quảng Ninh

Chiều 13/4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến năm 2023 do đồng chí Dương Thanh Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh. Làm việc với đoàn có các...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khảo sát thực tế tại huyện Vân Đồn

Chiều 12/4, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến năm 2023 đã có buổi khảo sát thực tế tại Vân Đồn. Đoàn công tác do đồng chí Dương Thanh Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện làm trưởng đoàn. Tiếp và...

Giao thông kết nối phát triển du lịch

Sau 10 năm kiến tạo, hạ tầng giao thông của Quảng Ninh đã cơ bản đồng bộ, trở thành động lực quan trọng cho các ngành kinh tế phát triển. Đặc biệt tiềm năng về du lịch được khai thác hiệu quả, sức cạnh tranh tăng cao, đưa tỉnh trở thành một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, trung tâm du lịch quốc tế. Những tháng đầu năm 2024 Quảng Ninh ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ từ...

Cùng tác giả

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Jennie (Blackpink) trở lại vị trí Top 1 danh tiếng

Nhờ màn tái xuất bùng nổ với “Mantra", Jennie (Blackpink) quay trở lại vị trí Top 1 bảng xếp hạng danh tiếng nữ thần tượng Kpop sau 9 tháng. Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hàn Quốc vừa công bố bảng xếp hạng danh tiếng thương hiệu tháng 10 của các thành viên nhóm nhạc nữ Kpop. Bảng xếp hạng được xác định thông qua phân tích mức độ tham gia của người tiêu dùng, phạm vi phủ sóng truyền thông và...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Cùng chuyên mục

Khát vọng khởi nghiệp xanh bền vững

Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh" năm 2024 cho thấy sự nỗ lực, tinh thần khởi nghiệp sáng tạo và cống hiến của những người phụ nữ đã không ngại khó khăn, thử thách để xây dựng các dự án khởi nghiệp mang tính đột phá và tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi xanh. Đây không chỉ là thành quả của sự cố gắng không ngừng, mà còn là minh chứng cho...

Dịch vụ lắp đặt điều hòa tại Quảng Ninh chuyên nghiệp, giá tốt

Khi đời sống con người được cải thiện, điều hòa trung tâm cũng ngày càng trở nên phổ biến. Theo quy luật cung cầu của thị trường, có không ít nhà thầu tham gia vào lĩnh vực này. Dịch vụ lắp đặt điều hòa tại Quảng Ninh thu hút rất nhiều nhà thầu triển khai, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Nếu bạn đang tìm hiểu về dịch vụ này, hãy cùng Sefico khám...

Quà Tết Nut Corner – Nâng tầm thương hiệu, cam kết chất lượng

Với những ưu điểm nổi bật, Nut Corner xứng đáng trở thành giải pháp quà Tết lý tưởng không thể bỏ qua trong dịp đầu xuân năm mới. Thị trường quà Tết năm 2025 ngày càng trở nên sôi động bởi năm nay, Tết sẽ đến sớm hơn. Việc tìm kiếm doanh nghiệp cung cấp giải pháp quà tặng phù hợp với ngân sách, nâng tầm thương hiệu được các công ty thực hiện trong những tháng cuối năm. Trong...

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Thủ tướng yêu cầu huy động chuyên gia, lực lượng chuyên môn, cán bộ khuyến nông cơ sở đến từng hộ dân, cơ sở sản xuất bị thiệt hại do bão, lũ để trực tiếp hướng dẫn người dân khôi phục sản xuất. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 108/CĐ-TTg ngày 18/10/2024 về việc đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp...

Dồn lực giải ngân những tháng cuối năm

9 tháng năm 2024, tỷ lệ giải ngân tại Quảng Ninh chưa đạt như kỳ vọng. Hơn 2 tháng cuối năm là thời hạn niên độ giải ngân năm sẽ kết thúc, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và các mục tiêu của tỉnh, Quảng Ninh đang dồn lực cho công tác này. Khởi động cho kế hoạch giải ngân đầu tư công năm 2024, Quảng Ninh đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng, ban hành nghị quyết, kế hoạch,...

Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam: Chìa khoá cạnh tranh với hàng nhập ngoại

Việc hàng nước ngoài tràn vào Việt Nam với giá cạnh tranh là chuyện bình thường, đòi hỏi hàng Việt phải tự nâng cao chất lượng để chinh phục người tiêu dùng. Hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam với giá rẻ Là một bà nội trợ, hàng tháng, nhu cầu mua sắm của chị Hoàng Thị Mai (Cầu Giấy), rất lớn. Trước đây, chị thường đến siêu thị để mua hàng, nhưng hiện nay, chị thích mua hàng qua các...

Hàng Việt xuất khẩu bị ‘vạ lây’ hàng Trung Quốc?

Nhiều ngành hàng Việt đang đối diện với các vụ kiện điều tra phòng vệ thương mại hoặc chống lẩn tránh thuế, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Theo các doanh nghiệp, cần sớm có giải pháp hạn chế nguy cơ hàng Việt bị đưa vào tầm ngắm điều tra chống lẩn tránh thuế. Chỉ sau hơn 5 tháng chính thức điều tra chống bán phá giá với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ VN, mới đây...

Giá bán rau, thịt, cá… tại chợ tăng, người dân đi siêu thị để ‘săn’ khuyến mãi

Giá bán nhiều mặt hàng như rau củ, thịt, cá... tại các chợ đang có xu hướng tăng. Tuy vậy, nhiều siêu thị khẳng định nguồn cung thực phẩm thiết yếu cho cuối năm không thiếu, và vẫn cố gắng duy trì áp dụng khuyến mãi. Giá nhiều loại thực phẩm có xu hướng tăng khiến nhiều người tiêu dùng chịu áp lực lớn với bài toán chi tiêu nên chọn tăng đi siêu thị để kỳ vọng săn được...

Hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia sâu rộng và cam kết mạnh mẽ với quốc tế về các chương trình hành động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Để thực hiện các cam kết này, cần có sự chung tay hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị. Cùng với việc tạo cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất xanh, Việt Nam...

Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón các loại trong 9 tháng

9 tháng năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón, tương đương gần 530,66 triệu USD, tăng 8,5% về khối lượng, tăng 8% về kim ngạch so với cùng kỳ. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2024 cả nước xuất khẩu trên 1,29 triệu tấn phân bón các loại, tương đương gần 530,66 triệu USD, giá trung bình 410,3 USD/tấn, tăng 8,5% về khối lượng, tăng 8% về...

Tin nổi bật

Tin mới nhất