Powered by Techcity

Bài 1: Hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối

Thực hiện chiến lược phát triển KT-XH, những năm qua, Quảng Ninh không chỉ tập trung khai thác, phát huy tốt yếu tố nội lực mà còn tăng cường thúc đẩy, khai thác hiệu quả hợp tác liên kết vùng, kết nối miền núi với miền xuôi… Điều này đã góp phần hình thành hệ thống hạ tầng liên thông, tổng thể, đồng bộ, góp phần quan trọng trong nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí, dàn trải.

Giao thông đi trước mở đường

Giao thông được ví như mạch máu của nền kinh tế, có hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách… luôn cho thấy lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, ổn định và bền vững. Đó là quan điểm kế thừa, xuyên suốt của Quảng Ninh trong nhiều năm qua, kể từ khi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng năm 2011 đã đề ra Chiến lược phát triển KT-XH của đất nước, trong đó chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm là tập trung thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng), chìa khóa quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Cầu Bạch Đằng – Công trình tiêu biểu, đột phá về phát triển hạ tầng giao thông của Quảng Ninh.

Với quan điểm “3 không” (không nói không, không nói khó và không nói có nhưng không làm), Quảng Ninh đã sớm nhận định được những mâu thuẫn, thách thức, “nút thắt” do hạ tầng giao thông… để tìm cách gỡ bỏ. Cùng với Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh được trung ương xác định là một đỉnh của tam giác kinh tế phía Bắc. Tuy nhiên, với những người đã từng đến, sống ở Quảng Ninh thời kỳ đầu thế kỷ 21 đều biết rằng, hạ tầng giao thông Quảng Ninh khá đơn điệu và sơ sài, ngăn cách và tốn nhiều thời gian trong mỗi hành trình di chuyển giữa các khu vực.

Để  cởi bỏ “nút thắt” về hạ tầng giao thông, trong bối cảnh nguồn ngân sách còn hạn hẹp Quảng Ninh đã tìm tòi con đường đi riêng cho mình bằng những ý tưởng táo bạo, riêng có, dùng đầu tư công như vốn mồi, dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội hướng tới mục tiêu phát triển. Tư duy “có đại lộ là có đại phú”, năm 2012, tỉnh đề xuất và mạnh dạn thể nghiệm về thể chế bằng việc đề xuất với Chính phủ tự làm đường cao tốc, sân bay quốc tế và cảng biển chuyên dụng với những lý lẽ thuyết phục, chứng minh nguồn tài chính và đã được Chính phủ chấp thuận. Một tiền lệ chưa từng có trong ngành GT-VT Việt Nam khi đây là hạng mục công trình do Chính phủ đầu tư. Năm 2014 khởi động cho chuỗi các dự án giao thông động lực, trọng điểm được bắt đầu khi cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, cao tốc đường bộ đầu tiên của tỉnh được khởi công xây dựng.

Chỉ sau chưa đầy 10 năm, lần lượt là Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách chuyên biệt Hạ Long đại diện cho cánh cửa bầu trời và cánh cửa đại dương nối thẳng với thế giới cũng được đầu tư đồng bộ, đi kèm là những giá trị cảnh quan hiện đại, đẳng cấp, kết nối liên thông tổng thể cùng trục cao tốc đường bộ. Quảng Ninh cũng đã hoàn thành trục cao tốc dọc tỉnh dài 176km, trở thành cửa ngõ cao tốc đường bộ đầu tiên nối thẳng Việt Nam, ASEAN với thị trường hơn 1,4 tỷ dân Trung Quốc. Trục cao tốc được ví như mạch máu của sự phát triển khi kết nối đến hầu khắp các trung tâm kinh tế, du lịch, khu công nghiệp và đô thị của tỉnh trong tổng thể liên thông, đồng bộ, rút ngắn về khoảng cách và thời gian, mở rộng không gian phát triển. Quảng Ninh đã trở thành tỉnh sở hữu đa dạng, đồng bộ và nhanh nhất cả nước về phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông ở cả 3 loại hình là đường bộ, đường hàng không và đường biển.

Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long – Cảng khách chuyên biệt đầu tiên ở Việt Nam.

Ông Hoàng Quang Hải, Giám đốc Sở GT-VT, cho biết: Đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông và thúc đẩy liên kết vùng luôn là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Quảng Ninh. Đây chính là động lực quan trọng để tăng trưởng, hình thành chuỗi kết nối kinh tế. Do vậy, với vai trò “đi trước, mở đường” của giao thông, để khai thác lợi thế về vị trí chiến lược của tỉnh, rút ngắn thời gian đi lại giữa các khu vực, thu hẹp khoảng cách chênh lệch vùng miền… Quan điểm của tỉnh là tiếp tục tạo đột phá bằng nhiều công trình giao thông mới, kết nối đồng bộ tại tất cả các địa phương trong và ngoài tỉnh. Điều này sẽ hình thành chuỗi giá trị liên kết, đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.

Khẳng định trung tâm kết nối vùng

Với hạ tầng đồng bộ ở cả 3 lĩnh vực là đường hàng không, đường biển và đường bộ, có lẽ chưa bao giờ việc đi lại, kết nối giữa các khu vực và quốc tế đến với Quảng Ninh và ngược lại lại thuận lợi và nhanh như hiện nay. Chỉ cần 4 giờ bay, các nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản có thể đến Hạ Long bằng những chuyến bay charter thông qua Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Nhìn lại 3 năm đại dịch Covid-19 sân bay là một trong 3 địa điểm quan trọng được Chính phủ lựa chọn để thực hiện trọng trách quốc gia, đón trên 5 vạn chuyên gia, lao động quốc tế và người Việt Nam từ nước ngoài về nước. Trong đó đã có những chuyến bay thẳng, lần đầu tiên có từ Mỹ – đất nước cách chúng ta nửa vòng trái đất đến với Vân Đồn. Trong hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo do dịch bệnh và khẩn trương đó, Vân Đồn đối với người Việt là sân bay của “nghĩa đồng bào”. Trong giai đoạn bình thường mới, sân bay là cửa ngõ quốc tế quan trọng, gắn kết với chuỗi các dự án giao thông trọng điểm, các sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Sân bay Vân Đồn – Cửa ngõ bầu trời của Quảng Ninh kết nối với thế giới.

Cùng với sân bay, việc Quảng Ninh đưa trục cao tốc dọc tỉnh dài 176km vào khai thác đã trở thành công trình giao thông quan trọng nhất hiện nay ở tỉnh. Thay vì 3,5 giờ để đi từ Thủ đô Hà Nội đến Hạ Long và 6 giờ để đến TP Móng Cái trước đây, thì nay thời gian di chuyển chỉ bằng 1/2. Tuyến đường được ví như trục xương sống quan trọng góp phần rút ngắn thời gian di chuyển giữa các khu vực trong tỉnh (thời gian – tài sản quý giá nhất của con người) mà còn là tuyến giao thông trọng điểm của cả vùng. Cũng bởi vậy, ngay trong giai đoạn hiện nay, các tỉnh liền kề như: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và Hải Phòng đều đang tích cực triển khai công trình cầu, đường kết nối với Quảng Ninh để cùng khai thác tuyến cao tốc. Đây cũng là động lực để hình thành trục cao tốc phía Đông kéo dài từ Hà Nội đến Móng Cái với sự tham gia của Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Chuỗi liên kết này sẽ giúp các khu vực trong và ngoài tỉnh phá được rào cản bất lợi trong phát triển, nâng cao vị thế trong khu vực và cả nước, tác động mạnh tới giao thương, vận tải hàng hoá, phát triển du lịch, thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người dân… Rút ngắn khoảng cách giao thông góp phần làm giảm cước phí vận tải, giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển. Quảng Ninh đã đưa biển đến gần hơn với Lạng Sơn để giao lưu du lịch; đưa cửa khẩu quốc tế gần hơn với Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương để phát triển các ngành công nghiệp và trở thành vùng hậu cần logistics bền vững cho công nghiệp cảng biển Hải Phòng vốn đang rất chật hẹp.

Thi công đường tỉnh 342 từ TP Hạ Long (Quảng Ninh) đến tỉnh Lạng Sơn.

Những công trình liên kết vùng của Quảng Ninh đang rất phù hợp, trở thành yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy liên kết giữa các vùng kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Điều này đang đúng với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu, rộng, góp phần tháo dỡ rào cản cho các địa phương trong khu vực cùng phát triển, kết nối miền núi với miền xuôi. Để từ đó liên kết kinh tế vùng sẽ giúp nhiều địa phương, nhất là vùng có điều kiện khó khăn, phát huy được tiềm năng, lợi thế và thu hẹp khoảng cách với những vùng phát triển hơn của đất nước, Quảng Ninh trở thành trung tâm kết nối liên vùng.

Bài 2: Động lực phát triển cho vùng khó



Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng kết công tác xây dựng Đảng tỉnh Quảng Ninh năm 2024

Ngày 18/12, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đây là hội nghị tổng kết chung của các ngành: Tuyên giáo, Tổ chức, Nội chính, Dân vận, Văn phòng cấp ủy lần đầu tiên được tổ chức, thể hiện cải cách hành chính trong Đảng. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị. Dự hội...

Quảng Ninh cơ bản hoàn thành xây dựng phương án hợp nhất và đề xuất sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy

Thực hiện Kế hoạch 04-KH/BCĐ ngày 13/11/2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã khẩn trương tập trung triển khai chỉ đạo tổng kết...

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xã giao Tập đoàn Amata

Sáng 18/12, đồng chí Phạm Đức Ấn, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xã giao bà Somhatai Panichewa, Tổng Giám đốc điều hành Amata Việt Nam để trao đổi về việc đầu tư của Tập đoàn tại Quảng Ninh trong thời gian tới. Tại buổi tiếp, bà Somhatai Panichewa, Tổng Giám đốc điều hành Amata Việt Nam bày tỏ cảm ơn đối với sự đồng hành, hỗ trợ của Quảng Ninh trong suốt quá trình triển khai đầu tư, thực hiện...

Tưng bừng ngày hội “Dân tin – Đảng cử” bầu trưởng thôn, bản khu phố

Hơn 315.000 cử tri trên toàn tỉnh đã nô nức đến 1.452 điểm bầu cử tại các thôn, bản, khu phố để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, sáng suốt lựa chọn và bầu ra người tiêu biểu, có phẩm chất, năng lực, uy tín, đại diện cho cộng đồng dân cư tại thôn, bản, khu phố mình trong sáng ngày 15/12. Cuộc bầu cử là sự kiện chính trị quan trọng, đã diễn ra dân chủ,...

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027

Ngày 15/12/2024, cử tri toàn tỉnh tiến hành bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027 tại 1.452 tổ bầu cử. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến các điểm bầu cử để động viên, chúc mừng nhân dân các thôn, bản, khu phố trong ngày hội toàn dân. */ Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, dự bầu cử trưởng thôn, khu phố tại Cẩm Phả Hòa...

Cùng tác giả

Đặc sắc Chợ phiên vùng cao Ba Nhất và chương trình “Khúc tình ca miền Sán Cố”

Ngày 22/12, tại xã Quảng An, huyện Đầm Hà, UBND xã Quảng An tổ chức Chợ phiên vùng cao Ba Nhất miền Sán Cố tại thôn Làng Ngang và chương trình văn nghệ chủ đề “Khúc tình ca miền Sán Cố" tại thôn Tầm Làng nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12 (1944-2924). Bà con nhân dân đến chợ phiên được nghe các thành viên của CLB Hát Sán Cố xã Quảng An biểu diễn...

Nhiều tập đoàn lớn của UAE muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam

Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) là thị trường và đối tác rất quan trọng của Việt Nam tại Trung Đông. Năm 2024 đã chứng kiến những bước phát triển khởi sắc trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, với ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn của UAE mong muốn hợp tác với các đối tác Việt Nam. Trên đây là nhận định của Đại sứ Việt Nam tại UAE Nguyễn Thanh Diệp khi trả lời phỏng...

Quỳnh Nga lột xác khiêu vũ xuất sắc khiến Khánh Thi ngỡ ngàng

Ở tập 5 của "Bước nhảy Hoàn vũ 2024", Khánh Thi khẳng định tiết mục của Quỳnh Nga xuất sắc còn Đoan Trang thì hô to: "Tuyệt vời! Tuyệt vời! Không thể tin được". Ở tập 5 của Bước nhảy Hoàn vũ 2024, kết thúc vòng thi đầu tiên, các thí sinh và vũ công bỏ phiếu thiện cảm cho người mình muốn ghép đôi ở vòng kế tiếp, dựa vào kết quả bỏ phiếu để hình thành các cặp...

Tổng kết, trao giải và triển lãm cuộc thi ảnh “Quảng Ninh hội tụ và lan tỏa”

Sáng 22/12, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm cuộc thi ảnh nghệ thuật với chủ đề "Quảng Ninh hội tụ và lan tỏa". Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Quảng Ninh hội tụ và lan tỏa" được tổ chức từ tháng 5/2024 với mong muốn được giới thiệu và lan tỏa hình ảnh đẹp của Quảng Ninh đến...

Sư đoàn 395 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

Trong không khí phấn khởi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội QPTD, sáng 22/12, Sư đoàn 395 (Quân khu 3) tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập 26/12 (1974-2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Tới dự có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung...

Cùng chuyên mục

Nhiều tập đoàn lớn của UAE muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam

Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) là thị trường và đối tác rất quan trọng của Việt Nam tại Trung Đông. Năm 2024 đã chứng kiến những bước phát triển khởi sắc trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, với ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn của UAE mong muốn hợp tác với các đối tác Việt Nam. Trên đây là nhận định của Đại sứ Việt Nam tại UAE Nguyễn Thanh Diệp khi trả lời phỏng...

Bộ trưởng Công Thương: Đề nghị Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam làm điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Dự án Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận sẽ sớm tái khởi động. Do đó, ông đề nghị các doanh nghiệp, trường đại học Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trong lựa chọn công nghệ và phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân. Chiều 20/12, tại Nhật Bản, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ này đã có buổi làm việc với nhóm doanh nghiệp...

Dấu ấn mới trong xuất khẩu rau quả Việt Nam

Bưởi Việt Nam được vào thị trường Hàn Quốc, chanh leo tiến vào thị trường Australia, cùng các nghị định thư đưa dừa tươi, sầu riêng đông lạnh bước vào thị trường Trung Quốc. Thành quả mở cửa thị trường cũng nỗ lực sản xuất, chế biến đã giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam không ngừng tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 và đạt 7,2 tỷ USD năm nay. Đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu...

Hậu lãi to, đại gia chăn nuôi lại ‘đua’ tăng giá thịt lợn trước Tết

Giá thành sản xuất giảm, còn giá lợn hơi lại tăng mạnh và neo ở mức cao giúp các doanh nghiệp chăn nuôi lãi to. Thời điểm cận Tết, ‘ông lớn’ chăn nuôi lại đua tăng giá thịt lợn hơi. Theo Bộ NN-PTNT, tổng đàn lợn cả nước tính đến tháng 11 năm nay tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá lợn hơi duy trì ở mức cao đã khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi...

Bitcoin giảm về sát 92.000 USD

Gần 680 triệu USD dòng tiền bị rút ròng từ các quỹ ETF Bitcoin khiến thị giá đồng này bốc hơi 10% về sát 92.000 USD. Bitcoin (BTC) một lần nữa mất mốc 100.000 USD và đi quanh khu vực 95.000-97.000 USD suốt chiều nay. Đến khoảng 19h10 (tức 7h10 giờ địa phương), BTC bất ngờ sụt mạnh về 92.175 USD một đơn vị, mất giá 10% chỉ sau 24 giờ. Nếu so với kỷ lục hồi 17/12, tiền số lớn...

Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội

Theo WB, trong năm 2024, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Á-Thái Bình Dương nhờ sự phục hồi xuất khẩu và nhu cầu nội địa. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt với những bất ổn địa chính trị, lạm phát và thiên tai, Việt Nam vẫn vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực...

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới. Xuất khẩu thủy sản năm 2024 dự kiến sẽ thu về 10 tỷ USD, tăng trưởng 13% so với năm 2023. Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - cho biết, năm 2024, xuất khẩu thủy sản đến từ 2...

Kích cầu sản xuất, tiêu dùng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn “vàng” để thúc đẩy tiêu dùng, kích cầu mua sắm. Hiện nhiều hoạt động khuyến mại, kích cầu tiêu dùng được các đơn vị, doanh nghiệp triển khai nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bình ổn giá cả, ổn định thị trường cuối năm và kích cầu tiêu dùng. Để chuẩn bị cho mùa tiêu dùng cuối năm, đại diện các siêu thị, cửa hàng kinh doanh...

Nhập siêu từ Trung Quốc tăng kỷ lục, có đáng ngại?

Theo chuyên gia, việc nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh thể hiện nhu cầu nguyên liệu phục vụ các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam đang trên đà khởi sắc. Tuy nhiên, với con số nhập siêu kỷ lục cho thấy hàng giá rẻ Trung Quốc đang ồ ạt vào nước ta. Việt Nam cần lưu ý tránh trở thành nơi "rửa nguồn" cho một số mặt hàng. Nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay Theo số liệu...

Ngành Nông nghiệp tăng tốc về đích

Ngay sau bão số 3, các địa phương trong tỉnh đã huy động lực lượng cùng nông dân trong tỉnh nhanh chóng khắc phục hậu quả, tổ chức khôi phục sản xuất nông nghiệp. Đến nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp lấy lại đà, đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP toàn ngành trên 4% trong năm 2024. Theo tính toán của Sở NN&PTNT, với 7.622ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị đổ, ngập úng do...

Tin nổi bật

Tin mới nhất