Powered by Techcity

Ba Chẽ: Phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu bền vững

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ một huyện miền núi nghèo nàn, lạc hậu, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước, đến nay huyện Ba Chẽ đã vững bước đi lên trên lộ trình phát triển, dần mang tầm vóc mới, vị thế mới với khát vọng vươn lên không ngừng nghỉ.

Mùa vàng trên bản làng Ba Chẽ.
Mùa vàng ở Ba Chẽ.

Tốc độ tăng trưởng ngoạn mục

Thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong 5 năm gần đây, tốc độ tăng giá trị sản xuất của huyện đã đạt 18,7%/năm; tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 43,5%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 33,3%; thương mại – dịch vụ chiếm 24%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm tỷ dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Bình quân mỗi năm huyện trồng mới được hơn 3.300ha rừng, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 72,2%, đưa Ba Chẽ trở thành địa phương đứng đầu toàn tỉnh về công tác phát triển rừng. Cùng với đó, huyện tập trung xây dựng, phát triển các sản phẩm chủ lực, như ba kích tím, trà hoa vàng…, là những sản phẩm nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước, tạo nên thương hiệu của Ba Chẽ, một trung tâm dược liệu của tỉnh.

Bí thư Huyện uỷ Ba Chẽ Vũ Thành Long (bên phải) kiểm tra cây lát giống trước khi được người dân trồng.
Bí thư Huyện ủy Ba Chẽ Vũ Thành Long (phải) kiểm tra cây lát giống trước khi được người dân trồng. Ảnh: Trung tâm TT&VH Ba Chẽ

Trong 10 tháng năm 2023, công tác lãnh, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của huyện tiếp tục đạt nhiều kết quả trên các lĩnh vực. Tổng diện tích gieo trồng vụ mùa đạt 2.258,2ha, tăng 4,2% cùng kỳ; trồng rừng sản xuất đạt 3.069,8ha, đạt 149% kế hoạch; giá trị sản xuất CN – TTCN ước đạt 787 tỷ đồng, gấp 2,04 lần so với cùng kỳ; thu NSNN trên địa bàn ước đạt hơn 42 tỷ đồng; giải ngân vốn NSNN đạt 55,4% kế hoạch vốn giao, đạt 81,6% so với kế hoạch vốn phân bổ.

Chương trình xây dựng NTM, NTM nâng cao đạt nhiều kết quả nổi bật: 7/7 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 2 xã đạt NTM nâng cao; thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; huyện đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025. Năm 2023 thu nhập bình quân đầu người ước đạt 72 triệu đồng, tăng 67,3 triệu đồng so với năm 2010. Đến nay huyện không còn hộ nghèo (theo tiêu chí chuẩn nghèo của trung ương).  

Diện mạo huyện Ba Chẽ ngày càng khang trang hơn.
Diện mạo huyện Ba Chẽ ngày càng khang trang hơn.

Vững bước trên chặng đường mới

Có được những kết quả trên là nhờ tinh thần đoàn kết, cần cù chịu khó trong lao động, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc. Điều đó đã trở thành tài sản tinh thần trên hành trình đổi mới và sáng tạo của huyện. 

Giai đoạn tiếp theo, huyện quyết tâm thực hiện đồng bộ, hiệu quả 3 đột phá chiến lược; phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp và cây dược liệu của tỉnh, thực hiện hệ giá trị của tỉnh với các đặc trưng “Thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa đặc sắc, xã hội văn minh, hành chính minh bạch, kinh tế phát triển, nhân dân hạnh phúc”. Trước mắt, huyện yêu cầu cấp uỷ, chính quyền các xã, thị trấn tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả, quyết tâm hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế – xã hội, dự toán thu chi ngân sách, kế hoạch đầu tư, phát triển theo định hướng thúc đẩy sản xuất, bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng đời sống nhân dân như mục tiêu đề ra cho năm 2023. Đồng thời chuẩn bị chu đáo kế hoạch kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách, vốn đầu tư phát triển năm 2024; chỉ đạo sát sao nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công, công tác thu ngân sách địa bàn, phấn đấu vượt cao so với dự toán tỉnh giao. 

Huyện tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế mũi nhọn lâm nghiệp, vận động nhân dân trồng phát triển vùng chế biến lâm sản và sản xuất dược liệu, nâng cao giá trị kinh tế, phát triển các thương hiệu các sản phẩm chủ lực trà hoa vàng, ba kích tím và các loại cây dược liệu khác. Đồng thời khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với cảnh đẹp của sông Ba Chẽ và hệ thống các thác nước, thảo nguyên, rừng, các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội; xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với quảng bá hình ảnh văn hóa, đất và người Ba Chẽ.

Huyện chú trọng công tác thu hút, xúc tiến đầu tư; huy động nguồn lực đầu tư các công trình trọng điểm, công trình động lực; kêu gọi đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông lên 5 xã vùng cao, kết nối liên kết vùng, hoàn thiện các hạ tầng thiết yếu, thúc đẩy kinh tế – xã hội; quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; xây dựng Ba Chẽ sớm trở thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp và cây dược liệu của tỉnh.




Ông Khúc Thanh Nghị, Chủ tịch HND huyện: “Nông dân có thu nhập ổn định, đời sống ngày càng được nâng cao”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2023, HND huyện chỉ đạo các cơ sở hội tuyên truyền, vận động nông dân tập trung thực hiện các mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao, như trồng cây gỗ lớn và các loài cây bản địa, cây dược liệu; củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, tổ hợp tác… Nhiều HTX, tổ hợp tác sản xuất được thành lập, như: Tổ hội liên kết sản xuất và phát triển cây Ba kích tím tại các xã Thanh Lâm, Nam Sơn, Lương Mông; HTX gà đồi dược liệu Ba Chẽ ở thị trấn; Tổ hợp tác liên kết sản xuất chăn nuôi Dúi tại xã Đồn Đạc; một số hộ gia đình thực hiện mô hình chăn nuôi gà, đàn bò thương phẩm…Các cấp HND huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân tích cực đưa cơ giới vào đồng ruộng, ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ cao vào sản xuất. Nhờ vậy năng suất, chất lượng sản xuất đạt cao; nông dân có thu nhập ổn định; đời sống ngày càng được nâng cao.




Bà Lan Thị Thu, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn Ba Chẽ: “Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được hỗ trợ, vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất”

Để nâng cao đời sống cho nhân dân, thời gian qua, nhất là năm 2023, Đảng ủy thị trấn đã định hướng và chỉ đạo các ngành đoàn thể, các khu phố tuyên truyền, vận động người dân tích cực thực hiện các mô hình do Nhà nước hỗ trợ; chú trọng phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, kết nối, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được hỗ trợ, vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, có nguồn thu ổn định. Thị trấn quan tâm  thực hiện các chính sách an sinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao phúc lợi cho nhân dân… Đến hết tháng 10/2023 thị trấn còn 1 hộ nghèo, 15 hộ cận nghèo (theo tiêu chí của tỉnh Quảng Ninh). Thị trấn cũng quan tâm các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng dân cư; hỗ trợ các thiết chế văn hóa cho các nhà văn hóa; hỗ trợ kinh phí cho các phong trào, hoạt động văn hóa với mong muốn người dân có cuốc sống đủ đầy hơn cả về vật chất và tinh thần. 




Ông Lục Văn Bình, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thanh Sơn: “Những hoạt động VHTT mang đến tinh thần phấn khởi cho bà con”

Tận dụng điều kiện khí hậu phù hợp, đất lâm nghiệp sẵn có, xã chỉ đạo các thôn tuyên truyền, vận động bà con tích cực phát triển kinh tế, giảm nghèo và làm giàu bền vững, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Xã chú trọng nâng cao đời sống tinh thần cho bà con; duy trì, phát triển các CLB văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, như CLB hát Soóng cọ, CLB bóng chuyền hơi…Giữa năm 2023, xã tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Sán Chay lần thứ hai với mục đích góp phần tiếp tục bảo tồn và phát huy, giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa của đồng bào Sán Chay trên địa bàn huyện tới du khách, tạo sản phẩm du lịch mới. Xã cũng tổ chức cho bà con tham gia một số tiết mục văn nghệ, môn thể thao dân tộc tại Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Ba Chẽ tổ chức tại xã Đạp Thanh vào tháng 10 vừa qua. Những hoạt động này mang đến tinh thần phấn khởi cho bà con thêm hăng say lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.




Ông Nông Quốc Vững, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Nam Hả Trong, xã Nam Sơn: “Rất vui được chứng kiến sự thay đổi, phát triển của huyện”

Những năm qua, đặc biệt là năm 2023, tỉnh, huyện, xã rất quan tâm, chăm lo đến đời sống của người dân. Nhiều công trình, dự án đã được triển khai; các mô hình phát triển kinh tế được thực hiện đã phát huy hiệu quả; kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội ở khu vực nông thôn được tăng cường; đường làng, ngõ xóm được kiên cố hóa, hệ thống thoát nước cơ bản đáp ứng yêu cầu; các công trình thủy lợi, nội đồng bảo đảm phục vụ sản xuất nông nghiệp; các trường học, trạm y tế, nhà văn hoá được sửa chữa, nâng cấp, xây mới đáp ứng nhu học tập, khám, chữa bệnh, vui chơi của người dân… Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt; ANTT nông thôn được giữ vững,  không còn cảnh đói, nghèo như trước kia. Tôi thật sự rất vui vì được chứng kiến sự thay đổi, phát triển của huyện.



Nguồn

Cùng chủ đề

Sử dụng hiệu quả dữ liệu phục vụ quản lý và phát triển kinh tế-xã hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng việc xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia và Sàn giao dịch dữ liệu cần hết sức cân nhắc, nghiên cứu thận trọng... Chiều 14/10, Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Trong phiên họp chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật...

Tranh thủ thời cơ, hoàn thành thắng lợi mọi chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2024

Sáng 7/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thảo luận tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024, tình hình phân bổ giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia...; đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới… Phát biểu ý kiến...

Tập trung chỉ đạo từ sớm, từ xa, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết Chính phủ đã tập trung chỉ đạo từ sớm, từ xa việc cung ứng đủ điện, xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. Sáng 22/8, tiếp theo Chương trình Phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong khuôn khổ Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tại Nhà Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê...

Để di sản phát huy tốt nhất giá trị cho phát triển kinh tế – xã hội, đời sống tinh thần của người dân

Tiếp tục chương trình làm việc đợt 2, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 26/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Tiếp tục thể chế hóa chủ trương bảo vệ, phát huy di sản văn hóa Điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, Luật Di sản văn hóa được Quốc hội ban hành năm 2001, sửa đổi, bổ...

Thủ tướng: Đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu của dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục đa dạng hóa các nguồn điện; chủ động chuẩn bị cung ứng nhiên liệu cho sản xuất điện, đặc biệt là nhiên liệu than, khí. Sáng 23/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan về tiến độ triển khai dự án đường dây 500 kV mạch 3 Phố Nối-Quảng Trạch; tình hình, khả năng cung ứng...

Cùng tác giả

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải làm phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch...

Cùng chuyên mục

Lập Hội đồng thẩm định quy hoạch đường sắt Lào Cai – Quảng Ninh

Bộ Giao thông vận tải vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh dài hơn 447km, có chi phí đầu tư ước tính hơn 183.800 tỉ đồng. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gồm 30 thành viên do ông Nguyễn...

Dự báo giá vàng năm 2025: Bị ‘đốn ngã’ bởi nhiều yếu tố tiêu cực, vàng hạ nhiệt

Những bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới. Năm 2024, vàng thế giới biến động dữ dội chưa từng có, có thời điểm lập đỉnh cao kỷ lục lịch sử khi lên tới gần 2.800...

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44...

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm

Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tại đây nhiều đại biểu cho ý kiến về việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng điều hoà. Theo tờ trình dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc...

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam dịp Tết 2025. Theo đó, giai đoạn từ 13-1-2025 đến 12-2-2025 (tức 14 tháng chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng giêng năm Ất Tỵ), Vietnam Airlines Group sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội...

Giữ nhịp tăng trưởng xuất khẩu dệt may

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng trước bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tổng cầu giảm mạnh, chi phí tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của doanh nghiệp. Mặc dù hiện nay lượng đơn hàng tương đối dồi dào, nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt, nhất là về nguồn...

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao. Ngày 21/11, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo với tựa đề “Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao”. Báo cáo đã đưa ra lộ...

Hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Sáng 22/11, tại TP Hạ Long, Sở Công Thương Quảng Ninh chủ trì phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol và Công ty Than Hòn Gai – TKV tổ chức hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng Ô-Dôn và kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tham dự hội nghị có 120 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ đại diện cho 55 đơn...

Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết

Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ...

Rau quả xuất khẩu hơn 6,6 tỷ USD trong 11 tháng

Đà tăng trưởng tốt, xuất khẩu rau quả có thể đạt 6,6 tỷ USD trong 11 tháng, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này được Hiệp hội Rau quả Việt Nam tính toán dựa trên dữ liệu từ hải quan. Trung Quốc vẫn là thị trường mua rau quả Việt nhiều nhất, gần 4,1 tỷ USD trong 10 tháng. Mức này tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 66,5% tổng kim ngạch xuất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất