Powered by Techcity

Áp lực cạnh tranh khi người Việt ngồi nhà chốt đơn quốc tế

Trong 5 đơn hàng online đang chờ giao của Cao An, 2 đơn mua trực tiếp từ các cửa hàng nước ngoài vì mẫu đẹp, giá bán và phí ship rẻ.

Trong 5-6 năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt Nam dễ dàng mua hàng online trực tiếp từ nước ngoài, qua hai kênh chính là shop quốc tế trên các sàn thương mại điện tử trong nước như Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop và các nền tảng bán lẻ xuyên biên giới như AliExpress, Shein, Temu.

Các sàn nội địa lần lượt cho phép các nhà bán hàng nước ngoài tiếp cận khách Việt từ giai đoạn trước dịch Covid-19 (2018-2020). Ở nhóm bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới, mở đường có AliExpress, xuất hiện vào khoảng 2018, tiếp đến là Shein từ sau dịch và gần đây là Temu vào đầu tháng 10.

Tính theo lượng sản phẩm và giá trị giao dịch (GMV), các đơn vị thống kê dữ liệu thương mại điện tử cho biết thị phần của các shop quốc tế trên sàn nội địa chiếm hơn 10%.

Theo dữ liệu thu thập từ 4 nền tảng Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop giai đoạn tháng 4-9/2024 của EcomHeat (đơn vị thuộc công ty tư vấn thương mại điện tử YouNet ECI), hơn 12% số sản phẩm được bán khai báo vận chuyển từ nước ngoài.

Thống kê của nền tảng dữ liệu thương mại điện tử Metric cho biết, trong 9 tháng đầu năm, GMV của nhóm hàng có kho tại nước ngoài riêng trên Shopee đạt hơn 10.300 tỷ đồng, với 237 triệu sản phẩm được tiêu thụ.

Chia sẻ với VnExpress, ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam cho biết tỷ trọng hàng bán trực tiếp từ các shop nước ngoài trên sàn này dưới 10%, chủ yếu từ Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Hàn Quốc.

Trong quá trình thâm nhập Việt Nam, các nhà bán hàng quốc tế có thế mạnh về giá, mẫu mã và ưu đãi vận chuyển. Tấn Lộc (quận 11, TP HCM) cho hay 10% hàng mua online được anh chọn từ shop nước ngoài, chủ yếu là đồ điện tử và quần áo. “Tôi mua đa số vì rẻ và nhiều mẫu hơn các shop trong nước”, anh nói.

Thực tế, phân khúc dưới một triệu đồng mang đến doanh thu chủ lực cho các shop quốc tế trên Shopee, theo thống kê của Metric. Trong đó, 3 phân khúc giá có GMV cao nhất là 200.000-350.000 đồng; 100.000-150.000 đồng và 10.000-30.000 đồng.

Số liệu của Tổng công ty cổ phần bưu chính viễn thông (VNPT) vào tháng 3/2023 cũng cho biết mỗi ngày có khoảng 4-5 triệu đơn hàng giá trị dưới 1 triệu đồng được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam qua các sàn thương mại điện tử.

Song song đó, mẫu mã cũng là thế mạnh của hàng bán trực tiếp từ nước ngoài, đặc biệt là đồ công nghệ, thời trang, làm đẹp và gia dụng. Trên Shopee, top 3 ngành bán chạy nhất 9 tháng của shop quốc tế là sản phẩm làm đẹp hơn 2.180 tỷ đồng, thời trang nữ 1.500 tỷ và điện thoại, phụ kiện gần 830 tỷ đồng.

Tính chung 4 nền tảng Shopee, Lazada, Tiki và TikTok Shop, các mặt hàng bán chạy nhất theo thị phần sản lượng là đồ công nghệ, thời trang – phụ kiện, du lịch – thể thao, thiết bị âm thanh và làm đẹp. Trong đó, cứ 10 món đồ công nghệ bán ra thì 3 món được chốt đơn ở shop quốc tế.

Ngoài ra, trợ giá vận chuyển là một lợi thế của hàng bán trực tiếp từ nước ngoài. Nhiều người tiêu dùng cho hay shop quốc tế trên các sàn nội địa hầu hết có phí vận chuyển thấp hoặc miễn phí. Trong khi, các sàn xuyên biên giới còn bạo tay ưu đãi hơn, như Shein “free ship” hầu hết sản phầm, tương tự với Temu.

Tuy nhiên, vẫn còn cơ hội để các nhà bán nội địa và sản phẩm “made in Vietnam” cạnh tranh. Dù ưu đãi vận chuyển, thời gian giao hàng của các shop quốc tế nhìn chung dài hơn, dao động 5-7 ngày. Số ít sản phẩm thuộc shop quốc tế nhưng ship nhanh nhờ trữ hàng sẵn tại kho ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Trần Tín, nhà bán hàng kiêm giảng viên học viện Lazada cho rằng hiện các shop nội địa vẫn có lợi thế về thời gian giao hàng. “Hàng Trung Quốc đã có kho sát biên giới, nhưng về tới TP HCM nhanh cũng mất 4-5 ngày vì còn chờ thông quan, vận chuyển”, ông ví dụ.

Nhà bán trong nước cũng có nhiều “điểm chạm” với người tiêu dùng hơn, từ sản phẩm đến cách bán hàng, hậu mãi. Hơn 60% nguồn hàng ông Tín kinh doanh đến từ Trung Quốc nhưng được đặt gia công mẫu mã riêng. “Hàng Trung Quốc cạnh tranh giá nên họ không thể chăm chút bao bì. Mình thiết kế mẫu mã đúng thị hiếu với người Việt”, ông phân tích.

“Điểm chạm” khác là cảm xúc, nơi các nhà bán Việt giao tiếp và chăm sóc khách hàng tốt hơn. Ví dụ, bán hàng qua livestream là một kênh củng cố kết nối với người tiêu dùng. Theo thống kê của nền tảng đo lường Stickler về live commerce (bán hàng qua phát trực tuyến), 200 tài khoản hàng đầu trên TikTok Shop ghi nhận 464 buổi livestream với 1.981 giờ phát trong 3 ngày (10-11/11).

Trên Shopee, đợt 11/11 có gần 2 tỷ lượt xem phát live và video. Đầu tháng này, Google hợp tác với Shopee ra mắt YouTube Shopping Affiliate. Ông Joe Nguyễn, Chủ tịch Veena Media – đối tác Stickler cho rằng động thái này cho thấy mức độ hình thức bán hàng qua phát trực tuyến sẽ thịnh hành hơn nữa.

“Không chỉ dừng lại ở các danh mục làm đẹp, mỹ phẩm và thời trang, người tiêu dùng Việt còn mua nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác qua livestream từ người có ảnh hưởng (KOL) và người tiêu dùng có tiếng nói (KOC)”, ông dự báo.

Trong lúc nhà bán hàng trong nước đối đầu shop quốc tế, cơ hội càng hẹp hơn với những đơn vị sản xuất và các thương hiệu nội địa, vì không ít shop cũng đang phân phối hàng nhập khẩu. Ông Nguyễn Phạm Hà Minh, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho rằng chưa nói đến Temu, làn sóng hàng Trung Quốc đổ vào rất mạnh trên các sàn nội địa.

“Bản thân Shopee và Lazada đã trở thành những cánh cửa lớn giúp hàng có chất lượng tạm ổn, giá rẻ nước ngoài tràn vào thị trường, tạo ra nhiều áp lực cho doanh nghiệp nội địa”, ông Minh nói. Theo ông, năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt cải thiện đáng kể thời gian qua nhưng nhiều đơn vị chạy theo các sản phẩm tiêu dùng phổ thông. Việc kể câu chuyện thương hiệu và tiếp thị còn yếu so với thương hiệu ngoại.

“Điểm khả quan nhất để hàng Việt có thể cạnh tranh với Trung Quốc là tập trung vào sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc tự nhiên, tận dụng tài nguyên bản địa”, ông nêu.

Tại BSA, năm hay họ đẩy mạnh vào lĩnh vực kinh tế dược liệu, tức hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, startup trong phát triển và tìm đầu ra cho các sản phẩm có lợi sức khỏe. “Chúng tôi cũng đang xây dựng các chương trình tiếp thị tập thể dành riêng cho hàng Việt, với mục tiêu tối thiểu là giành lại thị phần trong nước”, ông Minh nói thêm.

Về phía cơ quan quản lý, Chính phủ đang đề xuất sửa Luật Quản lý thuế theo hướng siết chặt hơn với thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Theo đó, nhà cung cấp ở nước ngoài (không phân biệt có hay không cơ sở hiện diện ở Việt Nam) dự kiến phải đăng ký, khai và nộp thuế. Các sàn cũng phải khai, nộp thuế thay người bán. Cùng với đó, Chính phủ cũng tính bỏ miễn thuế VAT với hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua các sàn thương mại điện tử, để tránh thất thu thuế.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thương mại điện tử: ‘Cuộc đua’ tiếp tục sôi động

Ngay khi Temu vừa tạm dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương thì sàn thương mại điện tử nongsan.buudien.vn cũng đã chính thức ra mắt. Ưu thế cạnh tranh Nongsan.buudien.vn là nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt về nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam do Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) làm chủ về công nghệ và vận hành. Sự kiện này đánh dấu bước...

Thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới

Đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Quảng Ninh nói riêng, thực tế cho thấy, thương mại điện tử (TMĐT) và bán hàng xuyên biên giới đang mở ra những cơ hội mới và tiềm năng lớn. Việc tham gia vào TMĐT giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên toàn quốc và thậm chí trên toàn thế giới, điều này mở rộng thị trường tiêu thụ và tạo ra nguồn thu lớn. Để thúc...

Xây dựng thương hiệu cho nông sản – cách làm mới trong thương mại điện tử

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử là cách thức hiệu quả được doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất làm để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm. Gần 10.000 sản phẩm OCOP được "lên sàn" Khoảng 5 năm trở lại đây, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, việc tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử đã trở thành hướng đi tất yếu giúp người nông dân, các hộ sản...

Việt Nam có thể dẫn đầu Đông Nam Á về thương mại điện tử

Theo trang mạng của Tập đoàn nghiên cứu thị trường (IMARC) ngày 1/12, Việt Nam có tiềm năng trở thành một cường quốc thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á, khi ngành này đang có sự tăng trưởng mạnh và góp phần thúc đẩy chuyển đổi kinh tế quốc gia. Phóng viên TTXVN tại Rome dẫn nghiên cứu gần đây của IMARC cho biết, quy mô thị trường thương mại điện tử toàn cầu năm 2024 được định...

Doanh nghiệp chủ động tham gia mạng lưới thương mại điện tử

Thương mại điện tử là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số. Với tốc độ tăng trưởng 25% trong năm 2023, Việt Nam thuộc quốc gia phát triển nhanh nhất của Đông Nam Á, trong nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trước thực tế thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, người sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh cũng chủ động tham gia mạng lưới tiêu dùng...

Cùng tác giả

Phát hiện, xử lý gần 200 vụ gian lận thương mại trước Tết

Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22/10/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 1004/KH-QLTT, chỉ đạo các Đội QLTT triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Sau hơn 2 tháng triển khai, toàn Cục đã kiểm tra, xử lý 194 vụ vi phạm, với tổng số tiền hơn 8,1 tỉ đồng. Trong...

Ai được lợi nhất khi Soobin Hoàng Sơn và HIEUTHUHAI cạnh tranh?

Soobin Hoàng Sơn và HIEUTHUHAI đều sở hữu lượng fan đông đảo, có ca khúc nổi tiếng và độ nhận diện cao. Soobin Hoàng Sơn và HIEUTHUHAI là hai gương mặt đông fan, nổi bật bước của các show truyền hình đình đám Anh trai vượt ngàn chông gai, Anh trai say hi. Sau khi chương trình khép lại, cả hai nam nghệ sĩ đều thăng hạng danh tiếng, có mức cát-xê cao, được mời biểu diễn/tham dự nhiều sự kiện...

Thách thức mới từ các thị trường xuất khẩu nông sản

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD. Tuy nhiên các ngành hàng nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi mới đây nhiều thị trường liên tiếp đưa ra những thay đổi về quy định đối với hàng nông sản xuất khẩu, yêu cầu các địa phương, người sản xuất, doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật và tuân thủ. Theo Văn phòng Thông báo và...

Anh tài thống trị nhạc Tết Việt

Nhạc Tết 2025 trở nên sôi động khi có nhiều nghệ sĩ cùng tham gia cũng như thực hiện quảng bá, và có một số nghệ sĩ phủ sóng rộng rãi hơn hẳn. Giống với mùa nhạc Giáng sinh ở thị trường US-UK, Việt Nam cũng có mùa “nhạc xuân” mỗi dịp năm hết Tết đến. Không được các nghệ sĩ thực hiện quảng bá quá rầm rộ, nhưng lợi thế của nhạc Tết là có khả năng tự lan...

Năm 2024, du lịch toàn cầu gần như trở lại mức trước khi xảy ra đại dịch

Lượng khách du lịch quốc tế đã tăng 11% vào năm 2024, với 1,4 tỷ người đi du lịch quốc tế. Theo dữ liệu của World Tourism Barometer do Tổ chức Du lịch Liên Hợp quốc (UN Tourism) công bố ngày 21/1 trước triển lãm du lịch quốc tế FITUR tại Madrid của Tây Ban Nha cho thấy, số lượng khách du lịch đã phục hồi lên 99% mức ghi nhận được vào năm 2019 ngay trước đại dịch Covid-19. Tổng...

Cùng chuyên mục

Phát hiện, xử lý gần 200 vụ gian lận thương mại trước Tết

Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22/10/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 1004/KH-QLTT, chỉ đạo các Đội QLTT triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Sau hơn 2 tháng triển khai, toàn Cục đã kiểm tra, xử lý 194 vụ vi phạm, với tổng số tiền hơn 8,1 tỉ đồng. Trong...

Thách thức mới từ các thị trường xuất khẩu nông sản

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD. Tuy nhiên các ngành hàng nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi mới đây nhiều thị trường liên tiếp đưa ra những thay đổi về quy định đối với hàng nông sản xuất khẩu, yêu cầu các địa phương, người sản xuất, doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật và tuân thủ. Theo Văn phòng Thông báo và...

Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2025 đạt doanh thu trên 11,2 tỷ đồng

Sau 6 ngày diễn ra (từ ngày 17/1 đến hết ngày 22/1, tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 đã thu hút trên 50.000 lượt khách, doanh thu ước đạt trên 11,2 tỷ đồng. Tại hội chợ, nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được người tiêu dùng ưa chuộng và có sức tiêu thụ tốt như: giò chả và lợn Móng Cái; miến dong Bình Liêu;...

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 28,9% khối lượng, tăng 6,07% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với cùng kỳ. Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 12,52 triệu tấn, trị giá trên 3,04 tỷ USD, giá trung bình...

Giá vàng phi mã, USD hạ nhiệt

Sáng nay (23/1), giá vàng trong nước tăng vọt trên mốc 88 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá USD hạ nhiệt. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 86,2 - 88,2 triệu đồng/lượng, tăng 700.000 đồng/lượng so với giá vàng sáng qua. Đây cũng là mức giá niêm yết mua vào - bán ra của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng khác cũng điều chỉnh tăng mạnh...

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng gần 1 triệu đồng/lượng, đạt mức cao nhất 3 tháng

Giá vàng nhẫn hôm nay (22/1) tiếp tục tăng mạnh gần 1 triệu đồng, lên 87,2 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất 3 tháng nay. Theo đó, lúc 10h30 sáng nay, giá vàng nhẫn được Doji niêm yết ở mức 86 - 87,5 triệu đồng/lượng, tăng 800.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng nay. Giá vàng nhẫn được SJC niêm yết ở mức 85,8 - 87,5 triệu đồng/lượng, tăng 600.0000 đồng/lượng. Không chỉ giá vàng nhẫn mà giá vàng miếng...

Thứ trưởng Bộ Công thương kiểm tra công tác đảm bảo cung ứng xăng, dầu trên địa bàn tỉnh

Chiều 22/1, tại TP Hạ Long, đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã có cuộc kiểm tra công tác đảm bảo cung ứng xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Công ty Xăng dầu B12 . Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh Quảng Ninh. Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu phục vụ nhu cầu của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025,...

Bộ NN-PTNN đề xuất áp thuế suất 1% với khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi

Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có công văn gửi Tổng cục Hải quan đề nghị xem xét lại thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi. Ngày 4/1, Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai và một số doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất thức ăn chăn nuôi có văn bản kiến nghị gửi tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghiêm Xuân Cường kiểm tra công tác chuẩn bị lễ phát động Tết trồng cây tại huyện Tiên Yên

Ngày 22/1, đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Tiên Yên. Theo kế hoạch, lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ sẽ được tổ chức vào ngày 3/2/2025 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán) tại khoảnh 10,...

Xuất khẩu phụ thuộc FDI: Cần ‘cú huých’ cho doanh nghiệp nội

Xuất khẩu phụ thuộc quá nhiều vào khu vực doanh nghiệp có vốn FDI là vấn đề không mới, nhưng luôn nhận được sự quan tâm rất lớn tại Việt Nam thời gian qua. Khu vực FDI chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu Theo thống kê, những năm gần đây, giá trị xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn có sự ‘lấn át’ so với khu vực doanh nghiệp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất