Powered by Techcity

Đại biểu Quốc hội ‘hiến kế’ loại bỏ tình trạng bỏ cọc trong hoạt động đấu giá

Các đại biểu Quốc hội đóng góp nhiều ý kiến bổ sung cho dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản với kỳ vọng hoạt động đấu giá sẽ minh bạch, hiệu quả hơn.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Trước những tiêu cực trong hoạt động đấu giá tài sản như “quân xanh, quân đỏ,” “thổi giá,” bỏ cọc, các đại biểu Quốc hội kỳ vọng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập về thể chế, thúc đẩy công khai, minh bạch của hoạt động đấu giá, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đấu giá tài sản.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, ngày 28/11, Quốc hội thảo luận về nội dung này.

Nâng giá đặt cọc

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) nhận định việc sửa đổi quy định về tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước trong đấu giá tài sản là rất cần thiết, để tránh việc lợi dụng tham gia đấu giá không vì mục đích đấu giá, thay vào đó là thông đồng, thỏa thuận với nhau để trả giá thấp, làm thất thu ngân sách Nhà nước, dẫn tới tiêu cực.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) phát biểu. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Ông Hòa dẫn chứng một số vụ việc gây dư luận không tốt trong thời gian qua, như vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc đấu giá đất ở khu đô thị mới Thủ Thiêm, các cuộc đấu giá biển số xe ôtô hay quyền khai thác 3 mỏ cát “khủng” ở Hà Nội.

Để chấm dứt tình trạng người trúng đấu giá bỏ cọc, ông Hòa cho rằng cần có các biện pháp như nâng mức đặt cọc cao hơn so với quy định hiện hành, áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính, không cho tham gia đấu giá lần tiếp theo đồng thời đề nghị công nhận kết quả đối với người trả giá cao thứ hai, không cần tổ chức đấu giá lại, tránh tốn kém.

Đại biểu khẳng định có như vậy mới giữ được kỷ cương trong hoạt động đấu giá tài sản.

Trung tâm Phát triển Quỹ Đất Hà Nội tổ chức thành công phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản với ba điểm mỏ cát ở Ba Vì và Bắc Từ Liêm, thu về cho ngân sách thành phố gần 1.700 tỷ đồng.

Cùng chung quan điểm, Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (đoàn Bình Dương) đề nghị sửa đổi, bổ sung Điểm b, khoản 13 Điều 1 dự thảo Luật theo hướng quy định về mức tiền đặt trước tối thiểu bằng 20% tổng giá trị thửa đất, khu đất tính theo giá khởi điểm để thống nhất với quy định của Luật đất đai.

Theo Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân, quy định đấu giá quyền sử dụng đất với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, tiền đặt trước tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá khởi điểm chưa thống nhất với Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 10/2023 của Chính phủ về điều kiện tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất.

Bà Trân cho rằng tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải nộp tiền mặt đặt trước bằng 20% tổng giá trị thửa đất khu đất tính theo giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất và điều kiện hộ gia đình, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải thuộc đối tượng Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật Đất đai và đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm c và điểm d Khoản 1 Điều này.

Bà Trân cũng đề nghị bổ sung quy định cụ thể thời hạn ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá ngay sau khi kết thúc cuộc đấu giá.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Đoàn Bình Dương đề xuất nâng tiền cọc. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Phát biểu ý kiến tại hội trường, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (tỉnh Hải Dương) đồng tình với việc tăng số tiền đặt cọc lên tối thiểu 20% như nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị.

Bà Nga cho rằng đây là giải pháp để tránh tình trạng đối tượng “cò mồi” tham gia đấu giá để trục lợi, nhất là đấu giá đất.

“Hiện nay dự thảo luật đang quy định số tiền là từ 5-10% giá trị tài sản, tuy nhiên tôi đề nghị tăng số này lên tối thiểu là 20%, con số tối đa thì giao quyền cho các địa phương căn cứ vào đặc điểm tình hình để xác định nhưng không thấp hơn 20%. Như vậy những người có nhu cầu thực sự sẽ tham gia, còn các đối tượng ‘cò’ sẽ bị hạn chế tham gia do số tiền đặt cọc lớn,” bà Nga nêu rõ.

Thêm chế tài xử phạt

Cùng cho ý kiến về nội dung trên, Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) đề nghị giữ quy định hiện hành về tiền đặt trước, cho rằng quy định này là phù hợp nhằm thu hút nhiều cá nhân, tổ chức tham giá đấu giá.

“Nếu nâng tiền đặt trước lên quá cao sẽ giảm tính cạnh tranh và ít người tham gia đấu giá dù thực tế có một số đối tượng tham gia đấu giá với mục đích không tốt và sẵn sàng chịu mất tiền cọc,” Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung giải thích.

Bà Dung lấy ví dụ: Nếu nâng mức đặt trước lên 40-50%, khi tài sản có giá trị khởi điểm 1 tỷ đồng, người tham gia đấu giá phải chuẩn bị nộp 400-500 triệu đồng tiền đặt cọc, trong khi chưa chắc đã trúng đấu giá.

Để hạn chế việc bỏ cọc, đại biểu đề xuất người trúng đấu giá sau thời gian nhất định mà không nộp tiền và không chứng minh được lý do bất khả kháng thì bị phạt nộp thêm, bổ sung thêm chế tài xử phạt vi phạm hành chính.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung, Đoàn Long An đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành về tiền đặt trước. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Phát biểu thảo luận, Đại biểu Phạm Đức Ấn (Hà Nội) đề nghị bổ sung các quy định chặt chẽ, công khai, minh bạch để phòng ngừa những hành vi “thổi giá,” bỏ cọc, tránh tình trạng làm lũng đoạn về giá, gây khó khăn cho cả cơ quan định giá và người tham gia đấu giá.

Cụ thể, Đại biểu Phạm Đức Ấn cho rằng cần nâng cao trách nhiệm của Bộ Tư pháp tại Điều 77 của dự thảo luật trong việc thu thập, thống kê thông tin của các tổ chức tham gia đấu giá để phát hiện những bất thường, phối hợp với Bộ Công an điều tra, xử lý.

Cùng quan điểm, Đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xử lý tài sản công, không để sơ hở, bất cập để các đối tượng tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đấu giá tài sản.

Bộ trưởng Tư pháp nêu rõ chất lượng dịch vụ đấu giá còn bất cập, tình trạng “quân xanh, quân đỏ,” “thông đồng, dìm giá” ngày càng có xu hướng tinh vi, phức tạp…

“Cơ quan soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, quy định chặt chẽ về quyền và trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá tài sản, đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; quy định cụ thể về việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá tài sản, đặc biệt là đấu giá tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước; đối với tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước có mức giá khởi điểm trên 500 triệu đồng, buộc phải tiến hành đấu giá theo hình thức trực tuyến,” ông Dương Khắc Mai nêu ý kiến.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho hay cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu để xây dựng luật, hướng đến coi đấu giá là nghề chuyên nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trường.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp khẳng định dự thảo sẽ cố gắng công khai, minh bạch các quy trình thủ tục, quy định chặt chẽ hơn về hồ sơ, quy trình xét duyệt… và các quy định về điều kiện tham gia đấu giá, tiền đặt trước theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo

Chính sách tiền lương, phụ cấp và hỗ trợ đối với nhà giáo là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến trong phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 20/11. Quy định rõ mức độ ưu tiên cho nhà giáo ngành ở ngành nghề đặc thù Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) cho rằng, chính sách tiền lương,...

Hai vệt màu giá hơn 252 triệu HKD

Tác phẩm gồm hai vệt màu vàng, xanh dương của họa sĩ Mark Rothko được đấu giá hơn 252 triệu HKD (824 tỷ đồng). Bức Untitled (Yellow and Blue) có giá cao nhất phiên Modern & Contemporary Evening Auction của Sotheby"s Hong Kong, hôm 12/11, nằm trong mức dự kiến. Tranh sơn dầu trên vải, kích thước 242,9x186,7 cm, từng thuộc bộ sưu tập của François Pinault - doanh nhân tỷ phú người Pháp, cũng là sáng tác đầu tiên...

Đấu giá loạt tranh của danh họa Đông Dương

Tranh vẽ phụ nữ của danh họa Lê Phổ dao động từ 780.000 HKD đến 4,8 triệu HKD trong các phiên đấu giá của Sotheby"s. Tranh mô tả hai phụ nữ diện áo dài, đội mấn, một cô đang tựa vào chiếc gối thêu truyền thống, trên tay cầm lá thư. Theo nhà đấu giá, họa sĩ sử dụng gam màu đỏ, đen tương phản để tạo cảm giác cân bằng trong bố cục. Theo Sotheby's, Findlay là thời kỳ đỉnh...

Sẽ xin ý kiến đại biểu Quốc hội về mức thuế suất đối với phân bón

Nhiều ý kiến trong Thường vụ Quốc hội thống nhất với việc lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5%. Tiếp tục chương trình làm việc tại Phiên họp thứ 39, sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Việc chuyển phân bón từ diện không chịu...

Đấu giá tranh hiếm của danh họa Trần Văn Cẩn

Tác phẩm "'Reverie'' (Mộng mơ) của họa sĩ Trần Văn Cẩn được Aguttes gõ búa 369.060 euro (10,1 tỷ đồng), hôm 5/11. Bức vẽ đạt giá cao nhất tại phiên Họa sĩ châu Á - Mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Tác phẩm được họa sĩ sáng tác năm 1936, có chữ ký và ghi ngày tháng phía trên bên phải, mô tả một phụ nữ mang dáng vẻ dịu dàng, tay trái đặt nhẹ lên cằm, ánh nhìn xa...

Cùng tác giả

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Cùng chuyên mục

Lập Hội đồng thẩm định quy hoạch đường sắt Lào Cai – Quảng Ninh

Bộ Giao thông vận tải vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh dài hơn 447km, có chi phí đầu tư ước tính hơn 183.800 tỉ đồng. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gồm 30 thành viên do ông Nguyễn...

Dự báo giá vàng năm 2025: Bị ‘đốn ngã’ bởi nhiều yếu tố tiêu cực, vàng hạ nhiệt

Những bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới. Năm 2024, vàng thế giới biến động dữ dội chưa từng có, có thời điểm lập đỉnh cao kỷ lục lịch sử khi lên tới gần 2.800...

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44...

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm

Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tại đây nhiều đại biểu cho ý kiến về việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng điều hoà. Theo tờ trình dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc...

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam dịp Tết 2025. Theo đó, giai đoạn từ 13-1-2025 đến 12-2-2025 (tức 14 tháng chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng giêng năm Ất Tỵ), Vietnam Airlines Group sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội...

Giữ nhịp tăng trưởng xuất khẩu dệt may

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng trước bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tổng cầu giảm mạnh, chi phí tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của doanh nghiệp. Mặc dù hiện nay lượng đơn hàng tương đối dồi dào, nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt, nhất là về nguồn...

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao. Ngày 21/11, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo với tựa đề “Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao”. Báo cáo đã đưa ra lộ...

Hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Sáng 22/11, tại TP Hạ Long, Sở Công Thương Quảng Ninh chủ trì phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol và Công ty Than Hòn Gai – TKV tổ chức hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng Ô-Dôn và kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tham dự hội nghị có 120 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ đại diện cho 55 đơn...

Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết

Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ...

Rau quả xuất khẩu hơn 6,6 tỷ USD trong 11 tháng

Đà tăng trưởng tốt, xuất khẩu rau quả có thể đạt 6,6 tỷ USD trong 11 tháng, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này được Hiệp hội Rau quả Việt Nam tính toán dựa trên dữ liệu từ hải quan. Trung Quốc vẫn là thị trường mua rau quả Việt nhiều nhất, gần 4,1 tỷ USD trong 10 tháng. Mức này tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 66,5% tổng kim ngạch xuất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất