Powered by Techcity

4 nội dung chính được chỉnh lý trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, so với dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, nhiều nội dung đã được các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Thuỷ Nguyên

Chiều 23/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Nghị trường dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, so với dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, nhiều nội dung đã được các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý tại dự thảo luật lần này.

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 5, đại biểu Quốc hội cũng đã cho ý kiến đối với dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Ngay sau kỳ họp, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan có liên quan đã phối hợp chặt chẽ, nghiên cứu kỹ lưỡng, có trách nhiệm để tiếp thu, chỉnh lý, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội, ý kiến tham gia của các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan để hoàn thiện dự thảo luật.

Dự thảo luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 15 chương và 203 điều (tăng 2 chương và 8 điều, trong đó sửa đổi, chỉnh lý 158 điều so với dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5).

So với dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, nhiều nội dung đã được các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý. Việc rà soát, hoàn thiện được tiến hành một cách cẩn trọng, kỹ lưỡng.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, các giải pháp được xem xét trên cơ sở nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của Tổ chức tín dụng, bảo đảm phù hợp với nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tính khả thi của các quy định.

Các đại biểu Quốc hội lắng nghe báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Thuỷ Nguyên

Theo đó, chất lượng của dự thảo luật được nâng lên đáng kể. Trong đó, có 4 nội dung chính tiếp thu, chỉnh lý từ ý kiến của các đại biểu Quốc hội:

Một là, bổ sung 1 Chương về Ngân hàng chính sách với 11 điều. Đồng thời, để tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, điều kiện thuận lợi cho hoạt động và quá trình phát triển của các ngân hàng chính sách, đề nghị Chính phủ nghiên cứu xây dựng Luật riêng về ngân hàng chính sách.

Hai là, trên cơ sở đề xuất của Chính phủ tại Báo cáo số 612/BC-CP, đã chỉnh lý quy định liên quan đến hạn chế thao túng, chi phối Tổ chức tín dụng, trong đó điều chỉnh quy định về người có liên quan phù hợp với loại hình quỹ tín dụng nhân dân; điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần với cổ đông cá nhân là 5% (thay vì 3% như dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5) và quy định lộ trình giảm dần giới hạn cấp tín dụng xuống 10% vốn tự có đối với một khách hàng và 15% vốn tự có đối với khách hàng và người có liên quan trong 5 năm nhằm giảm thiểu tác động.

Ba là, bổ sung, hoàn thiện nhiều nội dung liên quan đến tài chính, hạch toán, báo cáo của Tổ chức tín dụng như: Khái niệm về vốn điều lệ (khoản 14 Điều 4); doanh thu và nguyên tắc ghi nhận doanh thu từ hoạt động cấp tín dụng (Điều 145), chi phí và nguyên tắc ghi nhận chi phí (Điều 146), phân phối lợi nhuận và các quỹ (Điều 148), trong đó bổ sung quy định về tăng vốn điều lệ cho ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ…

Đối với dự phòng rủi ro (Khoản 2 Điều 147), tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội chỉnh lý thành: “Việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động do Chính phủ quy định”, thay vì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định như dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.

Bốn là, tiếp thu ý kiến của Kiểm toán Nhà nước, đã bỏ quy định liên quan đến trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước tại khoản 1 Điều 168 của dự thảo Luật để phù hợp với quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước.

Ngoài các nội dung nêu trên, tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung, chỉnh lý nhiều quy định như: Thư tín dụng (khoản 25 Điều 4); Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép (Điều 27); Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của Tổ chức tín dụng (Điều 41); Những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ (Điều 43); Công khai, công bố thông tin (Điều 49); Tổ chức tín dụng là hợp tác xã (Mục 6, Chương IV); Xét duyệt cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng tiền vay (Điều 102); Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại (Điều 114); khái niệm và hoạt động của Tổ chức tín dụng phi ngân hàng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Phân loại rõ các công trình sửa chữa, cải tạo trong khu vực bảo vệ di tích

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ, phân loại tiêu chí, quy mô, loại hình công trình sửa chữa, cải tạo, xây dựng trong khu vực bảo vệ di tích; hoặc xác định tiêu chí các thủ tục hành chính, thời gian trả lời đối với từng loại hình công trình. Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, chiều 27/8, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành nội...

Không quy định công chứng bản dịch trong dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)

Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật và cơ quan chủ trì soạn thảo thống nhất tiếp thu theo hướng giữ quy định của dự thảo Luật như Chính phủ trình, đó là không quy định việc công chứng viên công chứng bản dịch mà chỉ quy định chứng thực chữ ký người dịch, để khắc phục những tồn tại, hạn chế của việc công chứng bản dịch. Sáng 13/8, tiếp tục chương trình phiên họp...

Chuẩn bị trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo về việc xây dựng Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp. Theo đó, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 232/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn...

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Hội nghị đã thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến...

Cần phải giữ nguyên tắc: Quốc lộ là Trung ương lo, tỉnh lộ là địa phương lo

Chiều 15/3, tiếp tục nội dung làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ. Báo cáo một số vấn đề lớn về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết: Về quy định hệ thống giao thông thông minh, Thường trực Ủy ban Quốc...

Cùng tác giả

Khiếu kiện đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương

Khiếu kiện về đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương khi công dân cho rằng cơ quan hành chính chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Sáng 26/11, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đơn thư chủ...

Giá cà phê cao chưa từng thấy khi vào chính vụ, nông dân thành ‘đại gia’

Giá cà phê có xu hướng tăng dần khi vào chính vụ khiến nhiều nông dân phấn khởi bởi "chưa năm nào vào vụ mà giá cao như năm nay'. Với giá thành sản xuất khoảng trên dưới 25.000 đồng/kg, nhiều nông dân trồng cà phê đang có thu nhập khủng. Theo thông tin từ nhiều đại lý và nhà vườn, giá cà phê giao dịch ngày 26-11 ở mức phổ biến 26.000-27.500 đồng/kg tươi và 118.000-120.000 đồng/kg nhân tùy...

Năm 2025, TP Hạ Long quyết tâm thu ngân sách đạt 10.000 tỷ đồng

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Sàn thương mại điện tử có thể xuất hoá đơn thay người bán

Thủ tướng giao Bộ Tài chính sửa Nghị định để người bán có thể ủy nhiệm cho các sàn bán lẻ online lập hóa đơn điện tử giao tới người mua. Tại công điện ngày 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá thương mại điện tử giúp doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng giới thiệu, giao sản phẩm đến người tiêu dùng. Song sự phát triển nhanh chóng của hoạt động này khiến cơ quan quản lý gặp thách...

NSND Minh Châu: ‘Xót xa vì tự bỏ tiền mua vé xem phim mình đóng’

NSND Minh Châu nói bà thấy buồn khi bộ phim khi "Cu li không bao giờ khóc" kén khán giả. Bà tự bỏ tiền mua vé mời bạn bè đến ủng hộ bộ phim đạt giải quốc tế. Tính đến tối 25/11, Cu li không bao giờ khóc bán được 314 vé/53 suất chiếu, thu 18,9 triệu đồng. Sau gần hai tuần ra rạp, doanh thu phim do Phạm Ngọc Lân làm đạo diễn chỉ thu được 574,4 triệu đồng,...

Cùng chuyên mục

Khiếu kiện đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương

Khiếu kiện về đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương khi công dân cho rằng cơ quan hành chính chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Sáng 26/11, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đơn thư chủ...

Năm 2025, TP Hạ Long quyết tâm thu ngân sách đạt 10.000 tỷ đồng

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn

Cùng với những kết quả quan trọng đã đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong năm vừa qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn; việc truy bắt đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn… Sáng 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Thanh tra Chính...

Tăng cường hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam với truyền thông Thái Lan

Nhận lời mời của Liên đoàn Nhà báo Thái Lan (CTJ), Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam (VJA) do đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dẫn đầu có chuyến thăm Thái Lan từ ngày 25-29/11. Chiều 25/11, đoàn đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam đã có buổi hội đàm với đoàn đại biểu...

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Về một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng... Chiều 25/11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển...

Tổng thống Rumen Radev: Bulgaria luôn coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev khẳng định Bulgaria luôn coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, đối tác quan trọng hàng đầu của Bulgaria tại Đông Nam Á. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev. Tại cuộc hội kiến, Thủ...

Mong muốn Ericson hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghệ 5G, 6G

Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam. Tại cuộc tiếp, lãnh đạo Ericsson giới thiệu về năng lực của tập đoàn; trao đổi về phương thức hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia; đưa ra một số khuyến nghị về công nghệ số. Hoan nghênh Chủ tịch...

Tăng cường hợp tác, nâng tầm quan hệ Việt Nam–Bulgaria trong thời gian tới

Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev. Trong không khí chân tình, tin cậy và cởi mở, hai bên đã trao đổi sâu rộng về các định hướng lớn và các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác và nâng tầm quan hệ trong thời gian tới. Tại hội đàm, thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt...

Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh họp thẩm tra các dự thảo nghị quyết trình kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh

Sáng 26/11, Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh họp thẩm tra các dự thảo nghị quyết sẽ trình tại Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026. Tham dự cuộc họp có các đồng chí: Vi Ngọc Bích, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Vũ Văn Diện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực...

Tổng Bí thư: Việt Nam sẵn sàng là cầu nối giữa Bulgaria với các nước Đông Nam Á

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi Bulgaria là cửa ngõ quan trọng để phát triển quan hệ với EU, đồng thời bày tỏ Việt Nam sẵn sàng là cầu nối giữa Bulgaria với các nước Đông Nam Á. Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh Tổng thống Rumen Radev...

Tin nổi bật

Tin mới nhất