Powered by Techcity

Phía sau chuyện hồi hương ấn vàng triều Nguyễn

Ấn vàng triều Nguyễn Hoàng đế chi bảo chính thức được Pháp bàn giao cho Việt Nam. Hành trình hồi hương bảo vật gian nan và nhiều chuyện thú vị, đồng thời gợi lên không ít điều đáng bàn về hiện tượng “chảy máu” cổ vật.

Sau một năm đàm phán, thương thảo ấn vàng Hoàng đế chi bảo chính thức trở về Việt Nam

Ấn vàng trở về từ Pháp

Sau hơn một năm đàm phán, thương thảo và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan, ấn vàng Hoàng đế chi bảo đã được chuyển giao cho Việt Nam chiều 16/11 (giờ Pháp) tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.

Công ty TNHH Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (Bắc Ninh) được chọn là đại diện thực hiện các thủ tục tài chính về quyền lợi các bên liên quan đến ấn vàng Hoàng đế chi bảo theo pháp luật của Cộng hòa Pháp và thực hiện việc lưu giữ, trưng bày, phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia bảo vệ, phát huy giá trị của ấn vàng tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Trước đó, ngày 12/11, Cục Di sản văn hóa đã xin phép và ký kết thỏa thuận về việc đàm phán mua ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ Pháp đưa về Việt Nam và chuyển nhượng ấn cho nhà nước với Công ty TNHH Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, với cam kết: “Bên A và cá nhân ông Nguyễn Thế Hồng cam kết và bảo đảm ấn vàng Hoàng đế chi bảo sẽ chỉ chuyển giao cho Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ VHTTDL, trên cơ sở phù hợp với quy định của Điều 43 của Luật Di sản văn hóa, sau một thời gian phù hợp khi Bên A không còn nhu cầu sở hữu, trưng bày, phát huy giá trị tại Bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng, Bắc Ninh, Việt Nam”.

Theo Cục Di sản văn hóa trong thời gian tới, Cục sẽ tham mưu cho lãnh đạo Bộ VHTTDL nghiên cứu, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng danh mục cổ vật của Việt Nam bị đưa ra khỏi đất nước bất hợp pháp trong quá khứ và tham vấn Ban thư ký công ước Công ước 1970 của UNESCO về Danh mục, làm cơ sở tìm kiếm giải pháp đưa cổ vật Việt Nam từ nước ngoài về nước.

Không riêng ấn vàng Hoàng đế chi bảo, thời gian qua, nhiều chuyến hồi hương cổ vật thu hút sự quan tâm của cộng đồng như: nước Pháp trả lại chiếc bàn gỗ quý về Huế trong cuộc đấu giá năm 1989; Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế mua chiếc xe kéo đời vua Thành Thái và chiếc Long sàng của vua Khải Định vào năm 2015; năm 2021, mũ quan triều Nguyễn đã được một đơn vị tư nhân trong nước tặng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế sau khi đấu giá thành công tại một nhà đấu giá ở Tây Ban Nha với số tiền gần 16 tỷ đồng…

PGS. TS Nguyễn Quốc Hùng, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho biết, có cổ vật được trả tượng trưng, có cổ vật được mua qua đấu giá, có hiện vật được trao trả miễn phí… tuỳ vào cơ sở pháp lý mà Việt Nam có được về các cổ vật. “Điều đó cho thấy, việc Nhà nước ta phê chuẩn tham gia Công ước về các biện pháp ngăn cấm xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa năm 1970 đã có tác dụng”, PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng nhận định.




Hành lang pháp lý bảo vệ cổ vật

Trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định rõ bảo vật quốc gia thuộc sở hữu cá nhân, dòng họ và các hình thức sở hữu khác được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật. Điều 73 dự thảo nhấn mạnh, hoạt động mua bán di vật, cổ vật do Nhà nước thống nhất quản lý và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

“Nhà nước bảo hộ việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký và đăng ký đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua bán có nguồn gốc hợp pháp chưa được đăng ký”, trích dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Việc bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch trước khi tổ chức đấu giá. Việc tổ chức bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá và pháp luật về dân sự.

GIA LINH

Chủ động ngăn “chảy máu” cổ vật

Trước những lo ngại bảo vật quốc gia như ấn vàng Hoàng đế chi bảo sẽ bị bán ra nước ngoài nếu thuộc sở hữu tư nhân, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Trần Đình Thành khẳng định, không có chuyện “chảy máu” ấn vàng lần nữa.

Thông tư số 19/2012/TT-BVHTTDL ban hành ngày 28/12/2012 của Bộ VHTTDL đã quy định rõ: “Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị, tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc các giai đoạn lịch sử Việt Nam trước tháng 9 năm 1945, trong đó có ấn tín, không được mang từ Việt Nam ra nước ngoài”. Loại di vật, cổ vật quy định tại Thông tư này không áp dụng đối với trường hợp di vật, cổ vật được mang ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản.

Áo Nhật bình cung tần triều Nguyễn đã được hồi hương năm 2022, đang trưng bày tại Huế

Các chuyên gia cho rằng, cần những giải pháp về cơ chế, sự chặt chẽ hơn ở các điều luật để ngăn chảy máu cổ vật, bảo vật quốc gia, gây khó khăn trong hành trình hồi hương. Tại hội nghị, hội thảo góp ý Luật Di sản văn hóa mới đây, PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng đề xuất, thiết kế một vài điều luật quy định về việc tham gia các Công ước quốc tế về di sản văn hóa, trong đó có các Công ước, Hiến chương, Khuyến nghị …về bảo vệ cổ vật để làm cơ sở cho việc thành lập một tổ chức chuyên trách về việc nghiên cứu, tìm hiểu, lập hồ sơ các cổ vật của nước ta bị đánh cắp trong các thời kỳ trước đây và hiện nay bị xuất khẩu trái phép ra nước ngoài, hoặc nằm trong các bảo tàng, sưu tập tư nhân để chủ động đấu tranh hồi hương các cổ vật đó, bớt bị động như thời gian qua.

“Khi chúng ta có đầy đủ hồ sơ, tư liệu về một cổ vật hoặc một bộ sưu tập cổ vật được đưa ra nước ngoài trái phép sẽ dễ dàng hơn cho việc đấu tranh để hồi hương các cổ vật đó và cũng đỡ tốn kém hơn khi phải mua qua đấu giá như thời gian qua”, ông Hùng nói.

Nhà nghiên cứu, TS. Phạm Quốc Quân cho biết, việc tổ chức bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, đâu đó đã được tổ chức ở các địa phương, thông qua những hội cổ vật ở một số tỉnh, thành phố hoặc một vài câu lạc bộ của những người yêu cổ ngoạn nhưng thiếu chuyên nghiệp, thiếu bài bản, với một mục đích khiêm tốn để gây quỹ ủng hộ người nghèo và những vùng thiên tai bão lũ. Thế nhưng, ngay cả cách làm như thế, gần đây, cũng vắng bóng hoặc thưa thớt.

Một số chợ đồ cũ tại TP.HCM, Hà Nội và một vài địa phương khác cũng đang có chiều hướng phát triển, nhưng chưa đem lại một bản sắc riêng như chúng ta đã thấy ở Pháp, ở Anh, ở Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.

Sự lẫn lộn đồ thật, giả trong những cửa hàng còn quá nhiều, do không có sự minh bạch, nhiều điều được nghị định hướng dẫn cụ thể nhưng không thực hiện làm cho thị trường cổ vật thiếu lành mạnh. Những sưu tập tư nhân cũng như một cánh tay nối dài để gìn giữ cổ vật đất nước. Đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cũng được Luật và Nghị định thể hiện khá rõ ràng. Tuy nhiên, những cách làm trên đây của những hội, những câu lạc bộ, chỉ là nhất thời, thiếu chuyên nghiệp và bài bản.

T.S Phạm Quốc Quân cho rằng, nếu làm tốt được những sàn đấu giá cổ vật quy mô, thông qua kinh nghiệm đấu giá của những công ty có thâm niên của nước ngoài, những chuyên gia hàng đầu quốc tế, thị trường cổ vật sẽ minh bạch hơn, Nhà nước thu được thuế, những bảo tàng có đủ thông tin để sưu tầm được những cổ vật, di vật, bảo vật có giá trị, mà không mấy băn khoăn về nguồn gốc, xuất xứ, về sự đắt, rẻ qua dư luận.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đề nghị xem xét công nhận ấn vàng Hoàng đế chi bảo là bảo vật quốc gia

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, thẩm định hồ sơ ấn vàng Hoàng đế chi bảo, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 13, năm 2024. Trong báo cáo gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới đây về thực trạng công tác bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị bảo vật quốc gia của tỉnh, UBND tỉnh Bắc Ninh...

Ngai, kiệu, hia… của triều Nguyễn lần đầu được gắn chip định danh

Từ tháng 5, lần đầu tiên 10 cổ vật triều Nguyễn được định danh và triển lãm trên không gian số. Những cổ vật đã được lựa chọn để định danh là các cổ vật tiêu biểu, đặc trưng của vua quan nhà Nguyễn như ngai, kiệu, hia (đồ ngự dụng dùng trong sinh hoạt và lễ nghi). Ngày 17/5, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế thông báo, lần đầu cổ vật triều Nguyễn được định danh...

Loạt cổ vật triều Nguyễn sắp được đấu giá

Kim bài của vua Khải Định, kiếm của vua Hàm Nghi dự kiến được Drouot đấu giá vào ngày 26/4. Ngày 30/3, ông Hoàng Việt Trung - giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - cho biết đang theo dõi thông tin loạt cổ vật liên quan đến vua và hoàng tộc nhà Nguyễn (1802-1945) sắp đấu giá ở Pháp, trong phiên đấu của nhà Drouot có tên Collection Michel Gontier - Décorations De L"Empire D'AnNam. "Ngoài...

Ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ được giữ thế nào khi hồi hương

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" khi hồi hương được đặt ở gian phòng bảo vệ cẩn mật, cạnh chân dung vua Minh Mạng và tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiều 20/11, doanh nhân Nguyễn Thế Hồng - người được thông tin đã chi 6,1 triệu Euro (hơn 153 tỷ đồng) mua ấn vàng của vua Minh Mạng từ nhà đấu giá Pháp, dưới sự bảo trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan Việt Nam -...

Ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ hồi hương

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" của vua Minh Mạng được phía Pháp bàn giao cho đại diện phía Việt Nam, dự kiến về nước ngày 18/11. Theo đại diện Cục Di sản văn hóa, thông tin thời gian chính xác cổ vật về đến Việt Nam cần được giữ kín vì lý do an ninh. Sự kiện là kết quả của hơn một năm đàm phán, thực hiện các thủ tục pháp lý yêu cầu dừng đấu giá công khai...

Cùng tác giả

Ngọc Trinh: ‘Tôi vực dậy sau biến cố’

Lấy chủ đề gia đình quen thuộc nhưng dưới góc nhìn chị dâu - em chồng, bộ phim "Chị dâu" quy tụ dàn diễn viên kỳ cựu như Việt Hương, Hồng Đào, Lê Khánh. Tác phẩm gây chú ý khi có sự xuất hiện của Ngọc Trinh. Chiều 26/11, diễn viên Việt Hương, Hồng Đào, Lê Khánh, Đinh Y Nhung và Ngọc Trinh cùng đạo diễn Khương Ngọc có mặt tại buổi ra mắt phim Chị dâu. Ngọc Trinh trở lại...

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Cùng chuyên mục

Ngọc Trinh: ‘Tôi vực dậy sau biến cố’

Lấy chủ đề gia đình quen thuộc nhưng dưới góc nhìn chị dâu - em chồng, bộ phim "Chị dâu" quy tụ dàn diễn viên kỳ cựu như Việt Hương, Hồng Đào, Lê Khánh. Tác phẩm gây chú ý khi có sự xuất hiện của Ngọc Trinh. Chiều 26/11, diễn viên Việt Hương, Hồng Đào, Lê Khánh, Đinh Y Nhung và Ngọc Trinh cùng đạo diễn Khương Ngọc có mặt tại buổi ra mắt phim Chị dâu. Ngọc Trinh trở lại...

Trúc Nhân thể hiện được gì sau khi từ chối show Anh trai?

Trúc Nhân tái xuất đường đua âm nhạc sau 2 năm, giữa thời điểm các nghệ sĩ từ 2 show Anh trai đang "làm mưa làm gió". Trong buổi họp báo ra mắt MV "Không ra gì", Trúc Nhân tiết lộ từng nhận được lời mời từ một chương trình "anh trai". Tuy nhiên, anh từ chối vì muốn tập trung cho sản phẩm cá nhân. Trúc Nhân chia sẻ: "Với tôi, sản phẩm riêng vẫn là cốt lõi của...

Phim hài Hàn Quốc liên tục gây sốt, cơ hội nào cho Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành?

Dù ít được quảng bá và phải cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn ngoài rạp, song dòng phim hài Hàn Quốc vẫn giữ vững sức hút ổn định theo thời gian ở Việt Nam. Những năm gần đây, làn sóng phim hài Hàn Quốc trỗi dậy, không chỉ gây sốt ở quê nhà mà còn liên tục gặt hái doanh thu ở phòng vé Việt Nam. Giải trí, dễ tiếp cận và hợp thị hiếu đại chúng Các phim hài Hàn...

Rosé (BlackPink) bị chế giễu

Ca khúc ballad mới của Rosé không thể đạt thành tích vang dội như "APT.". Nữ ca sĩ nhóm nhạc BlackPink bị mỉa mai "dựa hơi" Bruno Mars. Ca khúc mới thứ hai - Number one girl - được Rosé (BlackPink) phát hành hôm 22/11 tuy nhiên có thành tích thụt giảm đáng kể so với bản hit APT. kết hợp cùng Bruno Mars trước đó. Cụ thể, lượt nghe trên ứng dụng Spotify ngày ra mắt của Number one girl...

Đằng sau cú sốc của Karik

Karik đã có 4 trận đấu hấp dẫn ở vòng Đối đầu. Do đó, việc đội HLV có điểm số thấp là kết quả gây sốc với không chỉ anh mà cả khán giả. Vòng Bứt phá vừa lên sóng của Rap Việt gồm 6 bảng được phân chia dựa trên số điểm của mỗi team ở vòng Đối đầu trước đó. Đội có điểm số thấp nhất phải đưa ra 3 cái tên đầu tiên lần lượt cho bảng...

Bóc trần sự thật về Hoa hậu Hoàn vũ

Ngay sau chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2024, đài ABC News cho công chiếu bộ phim tài liệu bóc trần những sự thật đằng sau tổ chức Miss Universe, gây xôn xao dư luận. Hoa hậu Hoàn vũ 2024 tổ chức ở Mexico đã tìm ra chủ nhân mới của vương miện là người đẹp Đan Mạch - Victoria Kjær Theilvig. Chiến thắng này được nhận xét xứng đáng, làm hài lòng người hâm mộ. Tuy nhiên, cuộc thi vẫn...

NSND Minh Châu: ‘Xót xa vì tự bỏ tiền mua vé xem phim mình đóng’

NSND Minh Châu nói bà thấy buồn khi bộ phim khi "Cu li không bao giờ khóc" kén khán giả. Bà tự bỏ tiền mua vé mời bạn bè đến ủng hộ bộ phim đạt giải quốc tế. Tính đến tối 25/11, Cu li không bao giờ khóc bán được 314 vé/53 suất chiếu, thu 18,9 triệu đồng. Sau gần hai tuần ra rạp, doanh thu phim do Phạm Ngọc Lân làm đạo diễn chỉ thu được 574,4 triệu đồng,...

Anh Tú Atus mở fan meeting, có tên Galaxy Day

Anh Tú Atus mở fan meeting sau Anh trai say hi: "2024 có quá nhiều điều đáng nhớ để tâm tình với fan". Đáp lại tình cảm của khán giả trong hơn 10 năm hoạt động nghệ thuật, đặc biệt là hành trình "Anh trai say hi" vừa qua, Anh Tú Atus chính thức tổ chức fan meeting có tên Galaxy Day (tên FC của nam nghệ sĩ). Điều này cho thấy sự trân quý tình cảm cũng như...

Quảng Ninh đoạt 3 giải thưởng tại triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống...

Tối 25/11, tại Nghệ An, triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, đã bế mạc. Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” diễn ra từ ngày 22 đến 26/11. Đây...

NSND Thanh Lam nói gì về HIEUTHUHAI?

HIEUTHUHAI được giới thiệu sẽ xuất hiện tại đêm trao giải của chương trình Our Song - Bài hát của chúng ta. HIEUTHUHAI đắt show sau khi trở thành quán quân Anh trai say hi. Nam rapper liên tục xuất hiện trong nhiều sự kiện âm nhạc lớn của các nhãn hàng, giá cát-xê tăng vọt. Một đại diện công ty tổ chức biểu diễn nói, “không phải cứ có tiền là có thể mời được HIETHUHAI ở thời điểm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất