Powered by Techcity

Phát triển du lịch Việt Nam nhanh và bền vững

Sáng 15/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà.

Thủ Tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị.

Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tạo việc làm, sinh kế của người dân, xóa đói, giảm nghèo, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế; bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đồng thời, là cầu nối giao lưu quốc tế thiết thực, hiệu quả, để khách du lịch khắp nơi trên thế giới đến thăm, trải nghiệm, hiểu hơn, chia sẻ hơn, yêu quý hơn đất nước, văn hóa và con người Việt Nam.

Hội nghị này với chủ đề “Phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững” – cũng là hội nghị chuyên đề về phát triển du lịch thứ hai được tổ chức trong năm 2023. Hội nghị được tổ chức trong không khí cả nước đang nỗ lực thực hiện đạt cao nhất các nhiệm vụ, mục tiêu của năm 2023, tạo đà cho những kết quả tốt hơn trong năm 2024; và cũng là giai đoạn đầu của mùa du lịch cuối năm (tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau).

Thời gian qua, tình hình thế giới diễn biến nhanh, khó khăn, thách thức bất thường, phức tạp hơn nhiều so với dự báo. Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành phải nỗ lực hơn để vượt qua những khó khăn, thách thức, nhất là những khó khăn, thách thức nhìn thấy, trải qua; trong đó đại dịch Covid-19 đã đi qua nhưng còn gây hậu quả nặng nề; chiến tranh, xung đột nổ ra ở một số nơi trên thế giới, cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm…

Quang cảnh hội nghị.

Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, xuất phát điểm thì thấp, độ mở nền kinh tế cao, sức chống chịu và khả năng thích ứng còn hạn chế, những yếu kém nội tại của nền kinh tế kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên, bên cạnh khó khăn, thách thức, chúng ta cũng không ít thời cơ, thuận lợi, vấn đề là chúng ta phải tìm ra giải pháp hóa giải những khó khăn, vượt qua thách thức, tranh thủ thời cơ, thuận lợi để phát triển. Ngành du lịch cũng như vậy. Trong khó khăn thì chúng ta cũng nhìn thấy cơ hội. Vấn đề là chúng ta phải cùng nhau khai thác tốt nhất những cơ hội có thể đến, hóa giải những khó khăn đã và đang đối mặt.

Thủ tướng đánh giá, nhìn chung, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được lãi suất, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm, thị trường lao động phục hồi; bên cạnh đó, còn nhiều khó khăn như: thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp…; trong đó có ngành du lịch. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần phải phát hiện vấn đề, từ đó có giải pháp phù hợp.

Thủ Tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị.




Tình hình du lịch thời gian qua khởi sắc hơn: đến hết tháng 10/2023, tổng lượng khách du lịch quốc tế đạt khoảng 10 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt 99 triệu lượt khách, là điểm sáng, đóng góp tích cực, quan trọng vào kết quả phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Theo Thủ tướng, tình hình du lịch thời gian qua khởi sắc hơn: đến hết tháng 10/2023, tổng lượng khách du lịch quốc tế đạt khoảng 10 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt 99 triệu lượt khách, là điểm sáng, đóng góp tích cực, quan trọng vào kết quả phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước. Tuy nhiên, du lịch vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: khách du lịch quốc tế 10 tháng năm 2023 mới chỉ bằng 69% so cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước đại dịch). Bên cạnh đó, ngành du lịch phải đối mặt với nhiều thách thức, vướng mắc nhiều năm qua.

Thủ tướng nhấn mạnh, để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 đón ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa; đến năm 2030 đón 50 triệu lượt khách quốc tế, 160 triệu lượt khách nội địa, du lịch Việt Nam cần thực sự đổi mới tư duy, cách làm với các biện pháp sáng tạo, đột phá, đồng bộ, hiệu quả; thực hiện “liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng, hợp tác toàn diện”. Điều quan trọng, chúng ta phải nhận diện khó khăn, thách thức, thời cơ, thuận lợi, phải đổi mới tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận tốt hơn.

Đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành tham dự hội nghị.

Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị Hội nghị trao đổi, thảo luận để tìm được lời giải câu hỏi mà ngành du lịch đang phải đối mặt, cần thực hiện thời gian tới:

Một là, nhận diện thời cơ và thách thức của Du lịch Việt Nam một cách khách quan, trung thực.

Hai là, chia sẻ kinh nghiệm thành công của mình, thành công của các nước trên thế giới; những kinh nghiệm hay, bài học quý mà chúng ta thu được trong quá trình phát triển du lịch.

Ba là, các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, chuyên gia và từng bộ, ngành, địa phương cùng nhau trao đổi, đề xuất giải pháp cụ thể, khả thi để tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, tận dụng thời cơ, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch Việt Nam nhanh và bền vững; trong đó, cần tập trung nêu rõ: vấn đề thể chế phải giải quyết những gì? Cơ chế, chính sách phải có đột phá gì? Vấn đề nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng, thương hiệu du lịch? Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới? Vấn đề cách thức quản trị quốc gia, từng bộ, ngành, địa phương như thế nào? Cách quản trị của từng doanh nghiệp làm du lịch phù hợp điều kiện mới? Các cấp, các ngành phải phối hợp với nhau như thế nào để tạo ra sức mạnh chung? Các doanh nghiệp du lịch và các doanh nghiệp liên quan du lịch như: giao thông vận tải, phát triển hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú… cũng phải phối hợp như thế nào?

Hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Nêu rõ, thời gian có hạn, nội dung thì nhiều, yêu cầu thì cao, vì vậy, Thủ tướng mong các đại biểu dành thời gian, tập trung trí tuệ, từ kinh nghiệm thực tiễn của mình và đất nước để đóng góp các giải pháp mang tính đột phá để ngành du lịch phát triển nhanh và bền vững với tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận đổi mới để giải quyết vấn đề tốt hơn.




Lượng khách du lịch quốc tế tính đến hết tháng 10/2023 đã vượt chỉ tiêu kế hoạch cả năm. Các hoạt động, sự kiện du lịch diễn ra sôi động tại các địa phương, nhận thức của toàn xã hội về tác động lan tỏa của ngành du lịch có chuyển biến tích cực. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, quyết tâm chính trị của nhiều địa phương, sự nỗ lực của các doanh nghiệp du lịch đã tạo ra nội lực tăng trưởng và phục hồi.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, với sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành và nỗ lực toàn ngành, hoạt động du lịch đã dần khôi phục trở lại, đặc biệt là du lịch nội địa. Việc phục hồi, phát triển du lịch từ đầu năm 2023 đến nay đạt được một số kết quả tích cực, cụ thể:

Lượng khách du lịch quốc tế tính đến hết tháng 10/2023 đã vượt chỉ tiêu kế hoạch cả năm. Các hoạt động, sự kiện du lịch diễn ra sôi động tại các địa phương, nhận thức của toàn xã hội về tác động lan tỏa của ngành du lịch có chuyển biến tích cực. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, quyết tâm chính trị của nhiều địa phương, sự nỗ lực của các doanh nghiệp du lịch đã tạo ra nội lực tăng trưởng và phục hồi.

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu.

Các vấn đề tạo thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đã được nhận diện từ nhiều năm trước như: quản lý xuất nhập cảnh, thị thực điện tử, thời hạn của thị thực miễn đơn phương… đã có những chuyển biến mạnh mẽ.

Sản phẩm du lịch được làm mới, tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh. Nhiều điểm đến mới được đầu tư, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch được cải thiện.

Ngày 15/3/2022, du lịch Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn đón khách quốc tế trong điều kiện bình thường mới. Du lịch đã từng bước khôi phục trở lại, năm 2022, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 495.000 tỷ đồng, tăng 2,75 lần so cùng kỳ. Khách du lịch nội địa đạt 101,3 triệu lượt, vượt chỉ tiêu phục vụ 60 triệu lượt đặt ra từ đầu năm. Số lượng doanh nghiệp lữ hành đăng ký mới và quay trở lại lĩnh vực du lịch tăng nhanh.

Dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google cho thấy, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam tăng trưởng khoảng 50%-75%, mức tăng cao thứ 4 thế giới. Theo xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2021, Việt Nam xếp thứ 52/117 nền kinh tế, tăng 8 bậc so năm 2019. Với 6/17 chỉ số trụ cột được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới, Việt Nam là 1 trong 3 nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số xếp hạng này cao nhất.

Trong 10 tháng đầu năm 2023, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 9,97 triệu lượt, vượt kế hoạch năm 2023; khách nội địa đạt 98,7 triệu lượt khách; tổng thu từ khách du lịch đạt 582,6 nghìn tỷ đồng.

Đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch.

Theo báo cáo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê), du lịch là một điểm sáng trong phục hồi nền kinh tế, kết quả phục hồi du lịch có tác động lan tỏa tới nhiều lĩnh vực, góp phần cải thiện ba động lực tăng trưởng của nền kinh tế là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Du lịch Việt Nam nhận 54 giải thưởng tại Lễ trao Giải thưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2023 của Giải thưởng World Travel Awards, tiếp tục khẳng định thương hiệu và vị thế của du lịch Việt Nam trên trên bản đồ du lịch thế giới.

Trong bối cảnh hiện nay, ngành du lịch đặt ra các mục tiêu phục hồi và phát triển như sau:

Năm 2023, khách du lịch quốc tế: đã đề xuất điều chỉnh mục tiêu tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2023 từ 12 triệu lượt đến 13 triệu lượt (so với mục tiêu đón 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế trước đó); khách du lịch nội địa: 102 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch: khoảng 650 nghìn tỷ đồng.

Đến năm 2025, ngành du lịch phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch. Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên toàn cầu. Phấn đấu đón 18 triệu lượt khách quốc tế; 130 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 8-9%/năm; đóng góp trực tiếp từ 6-8% trong GDP; nhu cầu buồng lưu trú: khoảng 1,1 triệu buồng; tạo việc làm: 5,5 triệu việc làm, trong đó, khoảng 1,8 triệu việc làm trực tiếp.

Đến năm 2030, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tăng tỷ trọng đóng góp trong GDP, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh. Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng về cơ bản các yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững. Đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng từ 13-15%/năm; đón 160 triệu lượt khách nội địa, tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 4-5%/năm; đóng góp trực tiếp từ 10-13% trong GDP. Nhu cầu buồng lưu trú: khoảng 2,0 triệu buồng. Tạo việc làm: 10,1 triệu việc làm, trong đó khoảng 3,3 triệu việc làm trực tiếp.



Nguồn

Cùng chủ đề

Khắc phục tính mùa vụ, phát triển du lịch khu vực Bắc Trung Bộ

Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của khu vực Bắc Trung Bộ phong phú, đa dạng nhưng hệ thống sản phẩm du lịch chưa độc đáo, đặc sắc và chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, khí hậu... là thách thức lớn để địa phương phát triển du lịch quanh năm. Đây là thực trạng được nêu tại Hội thảo định hướng phát triển sản phẩm du lịch khắc phục tính mùa vụ khu...

Tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

Chính phủ cần tập trung điều hành kinh tế vĩ mô để tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Sáng 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Sau phát biểu khai mạc của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động...

Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Tập đoàn Du lịch và Hàng không Vietravel

Chiều 15/5, đồng chí Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Tập đoàn Du lịch & Hàng không Vietravel do ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn làm trưởng đoàn về thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch. Cùng làm việc có đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đánh giá cao sự hợp tác của Tập đoàn Du lịch & Hàng không Vietravel trong thúc đẩy phát triển du lịch...

Phát triển du lịch bền vững: Cần “Xanh hóa” từ tư duy đến hành động

Để du lịch phát triển và bền vững trong tương lai thì xu hướng chuyển đổi Xanh được cho là giải pháp hữu hiệu và cấp thiết trong thời gian tới. Đây cũng là xu thế tất yếu của du lịch thế giới. Thực tế đòi hỏi thế giới đang phải chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ trái đất. Nằm trong “quỹ đạo” đó, ngành du lịch Việt Nam đang phải từng bước chuyển...

Ứng dụng số trong phát triển du lịch

Không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, ứng dụng công nghệ còn giúp các đơn vị nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển du lịch thông minh. Cách mạng công nghệ 4.0 đã làm thay đổi cách thức hoạt động của thế giới ở nhiều lĩnh vực, trong đó có du lịch. Các ứng dụng công nghệ được đưa vào sản phẩm du lịch như đặt phòng qua app, check-in tự...

Cùng tác giả

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Jennie (Blackpink) trở lại vị trí Top 1 danh tiếng

Nhờ màn tái xuất bùng nổ với “Mantra", Jennie (Blackpink) quay trở lại vị trí Top 1 bảng xếp hạng danh tiếng nữ thần tượng Kpop sau 9 tháng. Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hàn Quốc vừa công bố bảng xếp hạng danh tiếng thương hiệu tháng 10 của các thành viên nhóm nhạc nữ Kpop. Bảng xếp hạng được xác định thông qua phân tích mức độ tham gia của người tiêu dùng, phạm vi phủ sóng truyền thông và...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Cùng chuyên mục

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII

Sáng 20/10, tại TP Hạ Long đã diễn ra Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Dự và chỉ đạo tại Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương; Nguyễn Xuân Hiếu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Về phía...

Chính thức khai mạc Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Lễ khai mạc Đại hội đồng AIPA-45 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào). ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào) với sự tham dự...

Thông điệp quan trọng của Chủ tịch Quốc hội tại Phiên toàn thể thứ nhất AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Đây là thời điểm để chúng ta thực hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ cho một ASEAN tầm vóc, tự cường, năng động, gắn kết và là tâm điểm của tăng trưởng." Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 19/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane (Lào), Đại hội đồng AIPA-45 đã tiến hành Phiên họp toàn thể thứ nhất với chủ đề "Vai trò của Nghị viện trong...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung trình kỳ họp thứ 22 của HĐND tỉnh

Ngày 19/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp để nghe và ý kiến về dự kiến một số nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến diễn ra vào 5/11/2024. Nội dung trình tại kỳ họp dự kiến có 16 nội dung do...

Thủ tướng: Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài

Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia năm 2025 và nhưng năm tiếp theo. Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các...

Kiều bào tiêu biểu góp phần vào thành công của Đại hội X Mặt trận Tổ quốc

Ông Đỗ Văn Chiến mong muốn mỗi kiều bào tiêu biểu khi là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ ý thức được vinh dự, trách nhiệm lớn để nỗ lực hơn nữa, góp phần củng cố vai trò của Mặt trận. Chiều 18/10, tại Trụ sở Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất