Powered by Techcity

Khu di tích địa điểm khai thác than đầu tiên

Bất kể nghề gì cũng có những chốn linh thiêng và những ông tổ nghề. Nghề khai thác than cũng vậy. Lịch sử đã chọn lựa địa điểm một ngọn núi thấp ở phường Yên Thọ của TX Đông Triều là nơi hòn than đầu tiên được phát hiện và khai thác. 

Khu Di tích lịch sử địa điểm khai thác than đầu tiên của Việt Nam được UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh.
Khu Di tích lịch sử địa điểm khai thác than đầu tiên của Việt Nam được UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Truyền thuyết dân gian kể rằng, vào một ngày nọ có người tiều phu ở An Lãng (Yên Thọ) đi rừng và anh nhìn thấy những hòn đá đen nằm lăn lóc trên sườn núi bèn đem kê làm ông đầu rau (kê bếp) để nấu cơm ngay bên bờ suối. Một lúc sau, những hòn đá bắt lửa, đỏ rực lên và toả nhiệt lượng rất lớn. Dân chúng trong vùng báo cho quan trên biết về những “quái thạch” có khả năng phát sáng. Triều đình Huế đã biết thêm được một nguồn tài nguyên quý giá ở vùng phía Bắc xa xôi và dù việc vận chuyển vất vả, Bộ Hộ khi ấy đã yêu cầu đào lấy mười vạn cân than mang vào kinh thành Huế.

Vị quan trực tiếp liên quan tới việc khai thác than ở Đông Triều là Tôn Thất Bật khi ấy đang làm Tổng đốc Hải Yên, một vùng đất bao gồm tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh hiện nay. Tháng 12 năm 1839, Tôn Thất Bật dâng sớ xin phép triều đình cho khai thác than ở vùng Đông Triều. Sách “Đại Nam thực lục” viết rằng: “Tổng đốc Hải Yên là Tôn Thất Bật dâng sớ xin thuê mướn dân đào lấy than mỏ (núi An Lãnh ở Đông Triều). Trước đây, bộ tư đào lấy 10 vạn cân, đến kì tải đưa nộp về kinh. Vua phê bảo: “Nhân dân hạt ngươi vừa mới hồi lại được yên vui, sao nỡ đem việc không cần kíp làm mệt nhọc người ta, chầm chậm lại cũng chưa muộn gì”. Bật tâu nói: “Dân hạt ấy sau khi xảy ra gặp tai hại riêng, lại luôn bị vụ mùa tổn thất, đời sống có điều khó khăn, chúng đều tình nguyện đi làm thuê trông vào tiền công để nuôi thân”. Vua bèn cho làm.

Đài Hoàng Đế lệnh chỉ được dựng trong khu Di tích điểm khai thác than đầu tiên tại xã Yên Thọ (TX Đông Triều).
Đài Hoàng Đế lệnh chỉ được dựng trong khu di tích Điểm khai thác than đầu tiên tại Yên Thọ (TX Đông Triều).

Nếu coi Tôn Thất Bật là vị “giám đốc” đầu tiên của ngành khai thác than ở Việt Nam thì vua Minh Mạng chính là “lãnh đạo tối cao” đầu tiên của ngành. Từ sau chỉ dụ của vua Minh Mạng, quá trình khai thác than ở Việt Nam chính thức được hình thành. Đối chiếu Âm lịch và Dương lịch thì ngày 6 tháng 12 năm Minh Mạng thứ 20 (Kỷ Hợi) là ngày 10 tháng 1 năm 1840, vua Minh Mạng ra bức chỉ dụ cho tổng đốc Hải Yên chính thức khai thác than ở vùng núi Yên Lãng. 

Di tích Miếu Mỏ, địa điểm khai thác than đầu tiên hiện nằm trên địa phận núi Yên Lãng, phường Yên Thọ, TX Đông Triều. Đồng thời, cách nơi phát hiện than đá không xa còn có khu đúc tiền, dân trong vùng dựng một ngôi miếu thờ Bà Chúa Kẽm. Trước đây trên bề mặt của khu đúc còn có nhiều mảng xỉ lò và phế liệu, trong quá trình canh tác nông nghiệp và cải tạo đất đai, nhân dân đã thu dọn đi, nhưng hiện nay trong lòng đất của khu vực này hẳn vẫn còn nhiều dấu tích. Điều này chứng tỏ cùng với sự phát hiện ra “đá cháy” kéo theo sự phát triển của các ngành nghề công nghiệp khác. 

Miếu Mỏ ngày xưa được dựng bằng gạch, trải qua mưa nắng là hư hỏng, lập tức anh em thợ thuyền cùng người thân của họ lại hùa nhau vào sửa chữa. Ngôi miếu ở đây là ngôi miếu tâm linh, với người “ăn cơm dương gian làm việc âm phủ” thì niềm tin lúc nào cũng quan trọng. Nó giúp họ chắc tay búa, rắn tay choòng, ánh mắt tinh nhạy quan sát nguy hiểm bủa vây xung quanh. Về ngày, tháng cụ thể, chính xác lần đầu tiên ngôi miếu được dựng thì hiện chưa xác định được. Nhưng có một điều chắc chắn, ngôi miếu được dựng lên khi việc khai thác than ở khu vực này được mở ra. Miếu còn thờ những người đi rừng, người làm than tứ xứ chết không có người hương khói. Đến năm 2000, các cụ cao tuổi xã Yên Thọ, trong đó có nhiều thợ mỏ về hưu đã đồng tâm đồng lòng xây dựng lại ngôi miếu trên nền miếu cũ.

Di tích miếu mỏ và đền Bà Chúa Kẽm ở TX Đông Triều.
Di tích Miếu Mỏ và đền Bà Chúa Kẽm ở TX Đông Triều sau khi được trùng tu.

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập đã triển khai xây dựng dự án trùng tu di tích Miếu Mỏ ở Yên Thọ. Tập đoàn đã cùng với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tìm và khôi phục bức chỉ dụ của vua Minh Mạng ngày 10 tháng 1 năm 1840 và ngành Than đã lấy ngày này làm ngày lịch sử của ngành; xúc tiến việc làm hồ sơ xếp hạng di tích.

Đến năm 2008, UBND tỉnh công nhận “Địa điểm khai thác than đầu tiên của Việt Nam” tại núi Yên Lãng là di tích cấp tỉnh. Năm 2009, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tiến hành dự án bảo quản, tu bổ khu di tích. Khu di tích Miếu Mỏ rộng 40ha và khu đền Bà Chúa Kẽm rộng 3,5ha, cách nhau hơn 1km trên khu vực đồi cao. Công trình hoàn thành đưa vào sử dụng từ cuối năm 2016. Đến tháng 10/2019 khánh thành công trình Nhà bia tưởng niệm những người thợ mỏ đã hy sinh vì sự nghiệp sản xuất than. 

Bây giờ, vào mỗi dịp lễ, Tết, ngày lễ trọng của ngành Than thì Tập đoàn và các đơn vị lại về đây dâng hương như một nét đẹp truyền thống, tri ân các bậc tiền nhân khai sinh ra ngành than Việt Nam và những người thợ mỏ đã hy sinh vì sự nghiệp sản xuất than, tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống, tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng và tinh thần yêu nước, yêu nghề cho cán bộ, đảng viên, người lao động của TKV, tiếp lửa cho các thế hệ thợ mỏ sau này không quên nguồn cội, cha ông.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Quảng Ninh tham gia triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”

Ngày 11/11, tại TP Hạ Long, Sở Văn hóa - Thể thao tổ chức tổng duyệt chương trình tham gia triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”. Sở Văn hoá - Thể thao Quảng Ninh tham gia triển lãm với gian hàng không gian “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống tỉnh Quảng Ninh” do Trung tâm Văn hóa tỉnh...

Di sản văn hóa xứ Đông

Hải Dương là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hiến, nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc, trong đó có nhiều di sản văn hóa đặc sắc liên quan đến thời Trần.  Nhằm đổi mới hoạt động quảng bá các giá trị di sản văn hóa nổi bật toàn cầu của Khu di tích danh thắng Yên Tử trong quá trình 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và...

Khai mạc Liên hoan văn nghệ các nhà văn hoá thôn – khu phố văn hoá tiêu biểu năm 2024

Tối 27/8, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh (TP Hạ Long), Sở Văn hóa và Thể thao đã khai mạc Liên hoan văn nghệ các nhà văn hóa thôn - khu phố văn hóa tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh năm 2024. Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Tham gia Liên hoan có 13 đội văn nghệ với hơn 800 nghệ sĩ,...

Chuyện về những người “đánh thức” giá trị của ký ức

Mỗi món đồ cổ mang vẻ đẹp nhuốm màu thời gian, thể hiện nét tinh tế trong kỹ thuật tạo tác và giá trị văn hóa. Bởi vậy, mỗi cổ vật tái hiện các giá trị lịch sử, kết nối sợi dây văn hóa giữa quá khứ và hiện tại, giúp người đương thời lắng nghe được tiếng vọng của thời gian. Chúng tôi có mặt tại gia đình anh Phạm Đức Long, một nhà sưu tập cổ vật rất...

Cùng tác giả

Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam

Chiều 30/11, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Kết quả biểu quyết cho thấy 443/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Lê Hồng Thanh trình bày Báo cáo...

Thị trường M&A năm 2025 được dự báo đầy triển vọng

Thị trường M&A Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn sẵn sàng đón nhận những thương vụ đầu tư lớn và kỳ vọng sẽ thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI vào năm 2025. Nhiều thương vụ trăm triệu đô trong năm 2024 Chia sẻ tại Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 16 diễn ra mới đây tại TP.HCM, ông Nguyễn Công Ái - Phó Tổng giám đốc KPMG Việt Nam, cho biết theo tổng hợp từ KPMG thị...

Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Sáng 30/11, tại Quần thể di tích Am - Chùa Ngọa Vân (phường Bình Khê, thành phố Đông Triều), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Đông Triều đã phối hợp tổ chức “Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn”. Tại buổi lễ tưởng niệm, sau nghi thức dâng hương, các đại biểu, tăng ni, phật tử, cùng người dân, du khách, đã được nghe tiểu sử...

58 tác phẩm đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7

58 cuốn sách, bộ sách giá trị của các tác giả, nhóm tác giả là nhà nghiên cứu, dịch giả, nhà văn… được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII. Tối 29/11, tại Nhà Hát Lớn (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024. Dự Lễ trao giải...

Văn phòng Tỉnh ủy: Tập huấn công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp

Trong 2 ngày 30/11 và 1/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp cho 259 đồng chí là cán bộ, công chức các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc tỉnh; cán bộ, công...

Cùng chuyên mục

Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Sáng 30/11, tại Quần thể di tích Am - Chùa Ngọa Vân (phường Bình Khê, thành phố Đông Triều), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Đông Triều đã phối hợp tổ chức “Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn”. Tại buổi lễ tưởng niệm, sau nghi thức dâng hương, các đại biểu, tăng ni, phật tử, cùng người dân, du khách, đã được nghe tiểu sử...

58 tác phẩm đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7

58 cuốn sách, bộ sách giá trị của các tác giả, nhóm tác giả là nhà nghiên cứu, dịch giả, nhà văn… được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII. Tối 29/11, tại Nhà Hát Lớn (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024. Dự Lễ trao giải...

Nhạc sĩ Lã Văn Cường qua đời

Nhạc sĩ Lã Văn Cường - nổi tiếng với các tình khúc "Có đôi khi", "Vườn yêu" - qua đời ở tuổi 67. Nhà sưu tầm mỹ thuật Lý Đợi - đồng nghiệp thân thiết với tác giả Có đôi khi - cho biết xót xa khi hay tin báo từ người nhà ông. Một tuần trước, anh còn gặp gỡ ông để bàn kịch bản nhân đêm nhạc kỷ niệm sự nghiệp nhạc sĩ, do cả hai quen biết...

Thanh Lam nhảy cùng HIEUTHUHAI, muốn làm quán quân “Our song”

Trong trailer "Our song Vietnam - Bài hát của chúng ta" tuần này, NSND Thanh Lam đã có màn nhảy freestyle cùng HIEUTHUHAI và dàn "anh trai say hi". "Our song Vietnam - Bài hát của chúng ta" đã đi đến chặng cuối cùng và khép lại bằng đêm gala trao giải. Trong đoạn trailer đêm gala trao giải đã hé lộ sự tham gia của dàn sao "khủng" cùng góp mặt, trong đó phải kể tới Hồ Ngọc Hà,...

Những câu chuyện đằng sau việc đổi nghệ danh của sao Việt

Sao Việt đặt rất nhiều kỳ vọng sau mỗi lần đổi nghệ danh, tuy nhiên, dường như sự nghiệp của họ chẳng mấy khởi sắc so với giai đoạn trước đó. Nghệ danh đóng vai trò quan trọng khi gắn liền với hoạt động nghệ thuật của nghệ sĩ. Tuy vậy, có nhiều người quyết định đổi nghệ danh sau nhiều năm hoạt động nghệ thuật, thậm chí có người còn đổi đi đổi lại nhiều lần. Hoài Lâm đổi nghệ...

Phan Mạnh Quỳnh, Bùi Công Nam và các ca nhạc sĩ tài năng từ Sing My Song

Phan Mạnh Quỳnh, Bùi Công Nam, Hứa Kim Tuyền, GREY D (Đoàn Thế Lân)... được khán giả biết đến và đã đi rất xa kể từ Sing My Song 2017. Nhân Phan Mạnh Quỳnh mời Bùi Công Nam (cả hai đều là những ca nhạc sĩ nổi bật hiện này) hát live concert đầu tiên, cùng nhìn lại mùa đầu tiên vào năm 2017 của Sing My Song (Bài hát hay nhất). Chương trình này đã giới thiệu cho nhạc Việt...

Cháu ruột Hà Trần hát hò ra sao?

Sự xuất hiện của cái tên Marzuz trên thị trường âm nhạc thu hút sự chú ý khi cô là cháu gái ruột của ca sĩ Trần Thu Hà (Hà Trần). "Hay" là những gì khán giả bình luận về âm nhạc cũng như chất giọng của Marzuz. Thừa hưởng chút cá tính từ chính cô ruột, nữ ca sĩ gen Z Marzuz (tên thật là Trần My Anh, sinh năm 2000) thực sự nổi bật trong thị trường nhạc...

Nghịch lý của ca sĩ Minh Tuyết

Ca sĩ Minh Tuyết hội tụ đủ thanh sắc nhưng còn nhiều điều phải tính toán ở "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" 2024. Thanh sắc toàn vẹn Minh Tuyết nổi lên từ nhóm hát đôi với chị gái - ca sĩ Cẩm Ly. Chị hát đa dạng thể loại, từ nhạc trẻ, nhạc nhẹ đến nhạc vàng, trữ tình. Từ lần đầu xuất hiện tại Chị đẹp đạp gió rẽ sóng, Minh Tuyết đã gây sốt với màn trình diễn nóng...

HIEUTHUHAI, Soobin Hoàng Sơn khi đặt cạnh Sơn Tùng M-TP

Nhờ show truyền hình thực tế, tên tuổi của Soobin Hoàng Sơn và HIEUTHUHAI vụt sáng, được so sánh với Sơn Tùng M-TP vốn là tên tuổi hàng đầu Vpop. Những ngày qua, 3 cái tên Sơn Tùng M-TP, Soobin Hoàng Sơn, HIEUTHUHAI thay phiên chiếm lĩnh mạng xã hội. Có thể kể đến bài đăng ngồi trà đá vỉa hè hơn 670.000 lượt thích của Sơn Tùng, fanmeeting bán hết trong vòng 14 phút của Soobin, hay ca khúc chỉ...

Jun Phạm là thành viên đầu tiên của nhóm nhạc Anh tài?

Thông tin về nhóm nhạc nam bước ra từ Anh trai vượt ngàn chông gai được đưa ra dưới dạng những gợi ý khá khó. Nhưng với khán giả hâm mộ, vẫn luôn có cách để tìm đáp án. Dựa trên gợi ý đầu tiên được đưa ra trên fanpage chính thức của chương trình với hàng loạt icon được sắp xếp theo những cấu trúc đặc biệt, rất nhanh chóng, các fan đã nhận ra đây là gợi ý...

Tin nổi bật

Tin mới nhất