Powered by Techcity

Chuyện đời, chuyện nghề – Người đem rối nước từ nhà ra thế giới

Tọa lạc trong một con hẻm nhỏ, khó tìm, “đậm chất” Hà Nội, ngôi nhà của nghệ nhân rối nước Phan Thanh Liêm vẫn đều đặn chào đón những khán giả yêu thích loại hình nghệ thuật dân gian này. Nhiều người hàng xóm khi chỉ đường cho khách tới xem đều nói rằng: “Đó là căn nhà của người đem rối nước tại gia ra thế giới”.

Tiên phong cho rối nước mini

Sinh ra trong “cái nôi” của nghệ thuật múa rối nước, với ông nội là cụ trùm hội Phan Văn Huyên, cha là nghệ nhân Phan Văn Ngải – tác giả của thủy đình được hầu hết các nhà hát, phường rối nước sử dụng hiện nay, người tạo dựng hình tượng chú Tễu được trưng bày tại Bảo tàng Louvre (Pháp), từ rất sớm, nghệ nhân Phan Văn Liêm đã luôn có mong muốn được cống hiến hết mình cho loại hình nghệ thuật dân gian này, đặc biệt là tạo dấu ấn riêng cho bản thân.

Hơn 20 năm lăn lộn trong nghề, anh luôn trăn trở về việc làm sao phổ biến rộng rãi được múa rối nước khi mà phương thức biểu diễn truyền thống quá cầu kỳ, đòi hỏi nhiều nhân lực. Bằng sự mày mò, sáng tạo, nghệ nhân Phan Văn Liêm đã dần hình thành mô hình rối nước mini nhằm khắc phục triệt để các nhược điểm trên. Và địa điểm đầu tiên anh chọn đặt mô hình chính là ngôi nhà cả gia đình đang sinh sống. 

Hình minh họa băng rôn giới thiệu sân khấu mini tại gia Phan Văn Liêm.
Băng rôn giới thiệu sân khấu mini tại gia Phan Văn Liêm.

Khi được hỏi về khó khăn trong những ngày đầu đem rối nước về nhà, đặc biệt là phản ứng của gia đình, anh Liêm nở nụ cười hiền hậu, khẽ lắc đầu, cho chúng tôi biết: “Ban đầu cái gì cũng khó, tôi gần như dành toàn bộ thời gian để tạo dựng mô hình, hơn hết gia đình cũng không ủng hộ tôi hoàn toàn vì lo sợ ảnh hưởng đến không gian và sinh hoạt chung, thế nhưng dần dần rồi mọi chuyện cũng đâu vào đó”.

Vượt qua tất cả sự hoài nghi, lo lắng của những người xung quanh, anh Liêm đã kiên quyết đem mô hình rối nước tại gia từ trong suy nghĩ bước ra đời thực. Anh tự mình chuẩn bị tất cả các khâu từ tân trang, sắp xếp không gian, tạo hình con rối, lên ý tưởng rồi độc diễn, làm công tác truyền thông để quảng bá mô hình,… Vào năm 2000, anh chính thức hoàn thiện và cho ra mắt sân khấu rối nước tại nhà của mình.

Hình minh họa sân khấu biểu diễn tại gia Phan Văn Liêm.
Sân khấu biểu diễn tại gia Phan Văn Liêm.

Hồi tưởng về những ngày xưa cũ, ánh mắt anh Liêm trông ra xa, bàn tay vẫn theo thói quen “múa”, anh kể lại thời điểm đó, khán giả chưa biết đến anh và sân khấu tại gia nhiều, thế nhưng vẫn có người tò mò đến khám phá và họ cảm thấy thích thú. Sau đó, anh tự nhận mình may mắn khi chỉ mới ra mắt mô hình một thời gian đã được báo đài, truyền thông quan tâm, đưa tin và từ đó lượng khách tìm đến căn nhà nằm sâu trong ngõ 260 chợ Khâm Thiên (quận Đống Đa, Hà Nội) xem anh biểu diễn cũng nhiều hơn. Mới đây, để đáp ứng nhu cầu của khán giả, anh đã mở thêm một cơ sở biểu diễn tại ngõ 145/8 Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội.

Cũng từ việc thử nghiệm thành công mô hình rối nước tại gia này, nghệ nhân Phan Thanh Liêm đã có cơ hội mang sân khấu rối nước lưu động đến rất nhiều quốc gia trên thế giới như Ý, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ba Lan,… 

“Mô hình sân khấu thu nhỏ này đã giúp tôi rất nhiều trong ước mơ giới thiệu, quảng bá văn hóa đồng quê Việt Nam tới bạn bè năm châu, thế giới”, anh Liêm tự hào chia sẻ.

Giữ nghiệp gia truyền vì đam mê hơn trách nhiệm

Từ lâu, khi nhắc đến nghệ sĩ Phan Thanh Liêm, người ta luôn nhớ đến câu chuyện gia đình tới bảy đời múa rối nước. Thậm chí, nhiều người cho rằng với truyền thống gia đình đáng nể như vậy, chẳng ai tội gì không tiếp nối gia truyền. Tuy vậy, trong suy nghĩ của mình, anh Liêm cho rằng để giữ được nghề, trách nhiệm chỉ là một phần, đam mê mới là yếu tố quyết định.

Múa rối nước không phải ai cũng kiên trì theo đuổi và chinh phục được. Những buổi biểu diễn phải “ngâm mình” dưới nước hàng giờ đồng hồ, nó khiến người nghệ sĩ mệt mỏi, đau nhức, thậm chí phải đối mặt với các nguy cơ bệnh lý nguy hiểm. Không những thế, vấn đề kinh tế cũng vô cùng nan giải, anh Liêm và hầu như các nghệ nhân khác đều đã từng nhiều lần trăn trở, tính toán cặn kẽ mới có thể dung hòa được giữa công việc và các nhu cầu tài chính trong cuộc sống.

Hình minh họa nghệ nhân Phan Văn Liêm và phòng trưng bày con rối.
Nghệ nhân Phan Văn Liêm và phòng trưng bày con rối.

Nghệ nhân Văn Liêm tâm sự có những buổi diễn công du nước ngoài, bên ngoài thì hoành tráng thế nhưng đôi lúc các nghệ sĩ còn không có đủ tiền để mua quà về cho người thân. Nghe thì có vẻ là một câu chuyện bông đùa, thế nhưng thực tế về tài chính này không hề đơn giản đối với các nghệ nhân rối nước hiện nay.

Với những thách thức như vậy, anh Liêm đặt một câu hỏi ngược lại cho chúng tôi: “Nếu là các bạn, không đủ đam mê, các bạn có làm nghề tiếp chỉ vì trách nhiệm không?”

Câu hỏi ấy như một lời khẳng định đam mê chính là “chìa khóa vàng” để anh Liêm gìn giữ cái nghiệp truyền thống của gia phong đến tận bây giờ.

Muốn thu hút, phải đổi mới

Trò chuyện nhiều hơn, anh Liêm cho biết anh không chỉ “chờ” khách tới nhà mình xem rối nước mà anh còn đem sân khấu lưu động đi khắp nơi, trong đó nhiều nhất là đến các cơ sở, tổ chức có nhiều người trẻ như học sinh, sinh viên. Bởi lẽ, anh muốn “gieo” tình yêu văn hóa truyền thống tới thế hệ tương lai, tuy vậy anh phải thừa nhận đôi lúc mình “chạnh lòng” do biết khán giả trẻ tuổi không mặn mà với các màn biểu diễn rối nước. 

Buồn là vậy nhưng anh vội vàng giải thích: “Anh không trách người trẻ, anh chỉ muốn các bạn đổi mới góc nhìn”. Theo nghệ nhân, thời đại ngày nay cho người trẻ nhiều cơ hội để tiếp cận và lựa chọn phương thức giải trí, vì vậy họ có quyền lựa chọn điều mình muốn thưởng thức và yêu thích nhất.

Tuy nhiên, “người hiện đại” là người biết cách làm cho kho tàng văn hóa của mình trở nên “đa dạng sắc màu”, và nghệ thuật truyền thống chắc chắn là một “gam màu” luôn đáng để khám phá. 

Ở chiều hướng ngược lại, nam nghệ nhân cũng thừa nhận, muốn trở nên thu hút hơn, chính nghệ thuật múa rối nước và những người nghệ sĩ cũng cần đổi mới. Đầu tiên là đổi mới trong chính nội dung, ý tưởng của buổi biểu diễn, làm sao để rối nước đến gần hơn với xu hướng và nhu cầu tiếp cận của giới trẻ.

“Tôi luôn cố gắng cập nhật các vấn đề nóng hổi để đưa vào biểu diễn như giao thông hay môi trường với hi vọng thanh niên có thể yêu thích rối nước hơn”, anh Liêm cho biết.

Hình minh họa: Con rối “Cảnh sát giao thông” độc lạ của nghệ nhân Phan Văn Liêm.
 Con rối “Cảnh sát giao thông” độc lạ của nghệ nhân Phan Văn Liêm.

Bên cạnh đó, nghệ nhân Phan Văn Liêm còn đề cao sự đổi mới trong giáo dục tình yêu nghệ thuật truyền thống đối với người trẻ, đặc biệt là các mầm non “nhí”. Bản thân anh cũng luôn tích cực tham gia các buổi đào tạo, giảng dạy các em nhỏ về rối nước vì anh tin rằng “chỉ khi được biết, được hiểu về rối nước từ nhỏ, thì tình yêu với nghệ thuật truyền thống mới lớn dần theo tháng năm”.

Dẫu đã bước qua tuổi xế chiều, thế nhưng sức sống và niềm đam mê với nghề vẫn luôn chất chứa trong ánh mắt, đôi tay của nghệ nhân này. Nguyện ước của anh là mô hình rối nước mini sẽ được nhân rộng, cải tiến và phát triển hơn nữa trong tương lai, để dù “khách Tây hay khách Ta” đều có thể chiêm ngưỡng thứ nghệ thuật giàu giá trị của người Việt Nam. 

Nguyễn Phương Ly (Báo Truyền hình CLC K41 – Học viện Báo chí và Tuyên truyền)



Nguồn

Cùng chủ đề

Lộ trình chuyển đổi cho các nhà máy nhiệt điện than lớn của Việt Nam

Việc loại bỏ dần điện than là điều cần phải làm chứ không phải một lựa chọn, nhằm giảm lượng phát thải carbon cho nền kinh tế Việt Nam và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng “0”. Đây là chia sẻ của bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP Việt Nam cuộc họp kỹ thuật về lộ trình chuyển đổi từ sản xuất nhiệt điện than sang các giải pháp thay thế bền vững do...

Cùng tác giả

Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam

Chiều 30/11, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Kết quả biểu quyết cho thấy 443/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Lê Hồng Thanh trình bày Báo cáo...

Thị trường M&A năm 2025 được dự báo đầy triển vọng

Thị trường M&A Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn sẵn sàng đón nhận những thương vụ đầu tư lớn và kỳ vọng sẽ thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI vào năm 2025. Nhiều thương vụ trăm triệu đô trong năm 2024 Chia sẻ tại Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 16 diễn ra mới đây tại TP.HCM, ông Nguyễn Công Ái - Phó Tổng giám đốc KPMG Việt Nam, cho biết theo tổng hợp từ KPMG thị...

Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Sáng 30/11, tại Quần thể di tích Am - Chùa Ngọa Vân (phường Bình Khê, thành phố Đông Triều), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Đông Triều đã phối hợp tổ chức “Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn”. Tại buổi lễ tưởng niệm, sau nghi thức dâng hương, các đại biểu, tăng ni, phật tử, cùng người dân, du khách, đã được nghe tiểu sử...

58 tác phẩm đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7

58 cuốn sách, bộ sách giá trị của các tác giả, nhóm tác giả là nhà nghiên cứu, dịch giả, nhà văn… được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII. Tối 29/11, tại Nhà Hát Lớn (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024. Dự Lễ trao giải...

Văn phòng Tỉnh ủy: Tập huấn công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp

Trong 2 ngày 30/11 và 1/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp cho 259 đồng chí là cán bộ, công chức các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc tỉnh; cán bộ, công...

Cùng chuyên mục

Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Sáng 30/11, tại Quần thể di tích Am - Chùa Ngọa Vân (phường Bình Khê, thành phố Đông Triều), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Đông Triều đã phối hợp tổ chức “Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn”. Tại buổi lễ tưởng niệm, sau nghi thức dâng hương, các đại biểu, tăng ni, phật tử, cùng người dân, du khách, đã được nghe tiểu sử...

58 tác phẩm đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7

58 cuốn sách, bộ sách giá trị của các tác giả, nhóm tác giả là nhà nghiên cứu, dịch giả, nhà văn… được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII. Tối 29/11, tại Nhà Hát Lớn (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024. Dự Lễ trao giải...

Nhạc sĩ Lã Văn Cường qua đời

Nhạc sĩ Lã Văn Cường - nổi tiếng với các tình khúc "Có đôi khi", "Vườn yêu" - qua đời ở tuổi 67. Nhà sưu tầm mỹ thuật Lý Đợi - đồng nghiệp thân thiết với tác giả Có đôi khi - cho biết xót xa khi hay tin báo từ người nhà ông. Một tuần trước, anh còn gặp gỡ ông để bàn kịch bản nhân đêm nhạc kỷ niệm sự nghiệp nhạc sĩ, do cả hai quen biết...

Thanh Lam nhảy cùng HIEUTHUHAI, muốn làm quán quân “Our song”

Trong trailer "Our song Vietnam - Bài hát của chúng ta" tuần này, NSND Thanh Lam đã có màn nhảy freestyle cùng HIEUTHUHAI và dàn "anh trai say hi". "Our song Vietnam - Bài hát của chúng ta" đã đi đến chặng cuối cùng và khép lại bằng đêm gala trao giải. Trong đoạn trailer đêm gala trao giải đã hé lộ sự tham gia của dàn sao "khủng" cùng góp mặt, trong đó phải kể tới Hồ Ngọc Hà,...

Những câu chuyện đằng sau việc đổi nghệ danh của sao Việt

Sao Việt đặt rất nhiều kỳ vọng sau mỗi lần đổi nghệ danh, tuy nhiên, dường như sự nghiệp của họ chẳng mấy khởi sắc so với giai đoạn trước đó. Nghệ danh đóng vai trò quan trọng khi gắn liền với hoạt động nghệ thuật của nghệ sĩ. Tuy vậy, có nhiều người quyết định đổi nghệ danh sau nhiều năm hoạt động nghệ thuật, thậm chí có người còn đổi đi đổi lại nhiều lần. Hoài Lâm đổi nghệ...

Phan Mạnh Quỳnh, Bùi Công Nam và các ca nhạc sĩ tài năng từ Sing My Song

Phan Mạnh Quỳnh, Bùi Công Nam, Hứa Kim Tuyền, GREY D (Đoàn Thế Lân)... được khán giả biết đến và đã đi rất xa kể từ Sing My Song 2017. Nhân Phan Mạnh Quỳnh mời Bùi Công Nam (cả hai đều là những ca nhạc sĩ nổi bật hiện này) hát live concert đầu tiên, cùng nhìn lại mùa đầu tiên vào năm 2017 của Sing My Song (Bài hát hay nhất). Chương trình này đã giới thiệu cho nhạc Việt...

Cháu ruột Hà Trần hát hò ra sao?

Sự xuất hiện của cái tên Marzuz trên thị trường âm nhạc thu hút sự chú ý khi cô là cháu gái ruột của ca sĩ Trần Thu Hà (Hà Trần). "Hay" là những gì khán giả bình luận về âm nhạc cũng như chất giọng của Marzuz. Thừa hưởng chút cá tính từ chính cô ruột, nữ ca sĩ gen Z Marzuz (tên thật là Trần My Anh, sinh năm 2000) thực sự nổi bật trong thị trường nhạc...

Nghịch lý của ca sĩ Minh Tuyết

Ca sĩ Minh Tuyết hội tụ đủ thanh sắc nhưng còn nhiều điều phải tính toán ở "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" 2024. Thanh sắc toàn vẹn Minh Tuyết nổi lên từ nhóm hát đôi với chị gái - ca sĩ Cẩm Ly. Chị hát đa dạng thể loại, từ nhạc trẻ, nhạc nhẹ đến nhạc vàng, trữ tình. Từ lần đầu xuất hiện tại Chị đẹp đạp gió rẽ sóng, Minh Tuyết đã gây sốt với màn trình diễn nóng...

HIEUTHUHAI, Soobin Hoàng Sơn khi đặt cạnh Sơn Tùng M-TP

Nhờ show truyền hình thực tế, tên tuổi của Soobin Hoàng Sơn và HIEUTHUHAI vụt sáng, được so sánh với Sơn Tùng M-TP vốn là tên tuổi hàng đầu Vpop. Những ngày qua, 3 cái tên Sơn Tùng M-TP, Soobin Hoàng Sơn, HIEUTHUHAI thay phiên chiếm lĩnh mạng xã hội. Có thể kể đến bài đăng ngồi trà đá vỉa hè hơn 670.000 lượt thích của Sơn Tùng, fanmeeting bán hết trong vòng 14 phút của Soobin, hay ca khúc chỉ...

Jun Phạm là thành viên đầu tiên của nhóm nhạc Anh tài?

Thông tin về nhóm nhạc nam bước ra từ Anh trai vượt ngàn chông gai được đưa ra dưới dạng những gợi ý khá khó. Nhưng với khán giả hâm mộ, vẫn luôn có cách để tìm đáp án. Dựa trên gợi ý đầu tiên được đưa ra trên fanpage chính thức của chương trình với hàng loạt icon được sắp xếp theo những cấu trúc đặc biệt, rất nhanh chóng, các fan đã nhận ra đây là gợi ý...

Tin nổi bật

Tin mới nhất