Powered by Techcity

Ưu tiên nguồn lực để đầu tư đột phá cho các huyện đảo

Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, chiều 1/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021-2025; Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội…

Quan tâm tới vấn đề phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên biển, đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế đặc thù để ưu tiên nguồn lực để đầu tư đột phá hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của các huyện đảo.

Cần cơ chế đặc thù cho các huyện đảo

Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam Huỳnh Thị Ánh Sương. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương (Quảng Ngãi) cho biết, năm 2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, đặc biệt là kinh tế biển và quốc phòng, an ninh biển đảo. Đại biểu đề nghị Chính phủ tập trung xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch vùng và quy hoạch từng địa phương trong vùng, giai đoạn 2021 – 2030, tạo cơ sở pháp lý để các địa phương trong vùng liên kết, hợp tác, điều phối, phân công rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ trên cơ sở chuyên môn hóa cao, phù hợp với lợi thế so sánh của các địa phương, tiểu vùng. Đồng thời, các địa phương tập trung phát triển kinh tế biển kết hợp với đảm bảo quốc phòng, an ninh trên biển.

Bên cạnh kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo, đại biểu đoàn Quảng Ngãi cho rằng, ngành du lịch biển với các sản phẩm du lịch văn hóa chất lượng cao, đặc thù, đặc sắc theo từng khu vực, địa phương cần tiếp tục được chú trọng phát triển.

“Cần có cơ chế đặc thù để ưu tiên nguồn lực để đầu tư đột phá hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của các huyện đảo”, đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương nói.

Hiện nay, kết cấu hạ tầng trên các huyện đảo phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội còn hạn chế. Đại biểu cho rằng cần đầu tư đột phá hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, kết nối bờ, biển, đảo như cảng biển, sân bay, đường bộ, điện lưới thông tin liên lạc…

“Để làm được điều này, rất cần cơ chế đặc thù cho các huyện đảo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, gồm Trường Sa, Lý Sơn, Cồn Cỏ nói riêng và 12 huyện đảo của cả nước nói chung, để ưu tiên nguồn lực đầu tư. Bởi ngoài chức năng là một đơn vị hành chính, các huyện đảo còn liên quan đến vai trò là điểm xác lập đường cơ sở chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”, đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương đề xuất.

Đề xuất giao địa phương tự quyết mức học phí

Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Nguyễn Minh Tâm. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Nêu thực tế, những ngày qua, dư luận xôn xao về việc lạm thu trong các trường học, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) chia sẻ kinh nghiệm của địa phương trong việc miễn, giảm học phí cho học sinh; quy định rõ các khoản thu trong nhà trường, góp phần hạn chế tình trạng này.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho rằng, không phải địa phương nào cũng có cơ chế này và đây chỉ là giải pháp tạm thời bởi không giải quyết được việc tăng nguồn thu cho giáo dục sẽ xảy ra tình trạng ‘thắt chỗ này, phình chỗ kia’. “Chính sách ưu việt của việc miễn, giảm kéo dài thời gian tăng học phí sẽ không bù đắp nổi những khoản chi phí phát sinh mà phụ huynh phải gánh vác”, đại biểu nói.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu có lộ trình phù hợp để cân đối giữa mức tăng học phí và các quy định huy động để đảm bảo hài hòa quyền lợi cho các cơ sở giáo dục và phụ huynh; qua đó, đảm bảo chất lượng giáo dục, đặc biệt giáo dục công lập trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, Chính phủ chỉ quy định mức trần và giao địa phương tự quyết mức học phí cho phù hợp với mức sống, điều kiện cụ thể của từng địa phương để đảm bảo không bị lạm thu. Ngoài ra, để đảm bảo nguồn lực giải quyết những khó khăn, đại biểu đề nghị Chính phủ, Quốc hội tiếp tục quan tâm đầu tư, bố trí ngân sách cho lĩnh vực giáo dục.

Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Quan tâm đến các giải pháp bảo vệ trẻ em, đại biểu Trần Thị Thanh Hương (An Giang) cho biết, Nghị quyết số 121/2020/QH14 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em đã đặt ra yêu cầu, kiềm chế và kéo giảm từ 5-7% các loại tội phạm xâm hại trẻ em. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, tỷ lệ trẻ em bị xâm hại đều có chiều hướng gia tăng. Trong đó, tỷ lệ trẻ em bị bạo lực gia đình năm 2020 chiếm 5,55%, đến năm 2022 chiếm đến 7,5%.

Đáng chú ý, một số vụ việc trẻ em bị xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng lại chính do người thân, người có trách nhiệm chăm lo, chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ em gây ra. Tình trạng đau lòng đó đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các ngành, cấp tập trung quan tâm nhiều hơn cho vấn đề này.

Theo báo cáo của Chính phủ, một trong những nguyên nhân của tình trạng này là sự phối hợp thực hiện công tác gia đình và công tác trẻ em có mặt chưa hiệu quả. Kinh phí dành cho công tác trẻ em ở một số chương trình, đề án của địa phương chưa được quan tâm đúng mức…

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương đề xuất Quốc hội và Chính phủ tăng cường chỉ đạo ưu tiên đảm bảo nguồn lực, chú trọng hơn nữa công tác giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em.

Bên cạnh đó là nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp giữa các tổ chức, nhất là Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam để việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em được thực hiện một cách đồng bộ, thiết thực và hiệu quả hơn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

​Thông cáo báo chí số 25, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 25/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 25 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG: Quốc hội nghỉ. BUỔI CHIỀU: Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được Quốc hội thông qua chiều 23/11, với 413/422 đại biểu tán thành, gồm 9 chương, 95 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 23/11, Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu tán thành. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) gồm 9 chương, 95 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật Di...

Thông cáo báo chí số 24, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ bảy, ngày 23/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 24 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Thứ bảy, ngày 23/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 24 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Cùng tác giả

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Vướng mắc nào sẽ được tháo gỡ?

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Dự thảo đang được gửi xin ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến. Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 21/11/2007. Trong quá trình thực hiện, để tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát...

Kiến nghị cắt lỗ chứng khoán không cần đóng thuế

Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến rằng bán chứng khoán lỗ vẫn đóng thuế 0,1% là chưa phù hợp và cần xác định lại có lãi mới phải nộp. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách liên quan xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính cho biết trong quá trình thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân với chuyển nhượng chứng khoán, có ý kiến cho rằng việc thu theo...

Cùng chuyên mục

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Tập trung tuyên truyền về Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV và kết quả phát triển KT-XH năm 2024, nhiệm vụ năm...

Chiều 26/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin báo chí thường kỳ thông tin về công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ họp thứ 23 - Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng một số nội dung quan trọng khác. Tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đã thông tin nhanh tới đại diện các cơ quan báo chí trên địa...

Làm rõ lý do Bộ trưởng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị làm rõ lý do của việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới. Chấn chỉnh, kiến nghị xử lý 696 cá nhân vi phạm qua thanh tra Sáng 26/11,...

Khiếu kiện đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương

Khiếu kiện về đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương khi công dân cho rằng cơ quan hành chính chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Sáng 26/11, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đơn thư chủ...

Năm 2025, TP Hạ Long quyết tâm thu ngân sách đạt 10.000 tỷ đồng

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn

Cùng với những kết quả quan trọng đã đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong năm vừa qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn; việc truy bắt đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn… Sáng 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Thanh tra Chính...

Tăng cường hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam với truyền thông Thái Lan

Nhận lời mời của Liên đoàn Nhà báo Thái Lan (CTJ), Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam (VJA) do đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dẫn đầu có chuyến thăm Thái Lan từ ngày 25-29/11. Chiều 25/11, đoàn đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam đã có buổi hội đàm với đoàn đại biểu...

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Về một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng... Chiều 25/11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển...

Tin nổi bật

Tin mới nhất