Powered by Techcity

Cực tăng trưởng năng động của cả nước

Với tầm nhìn chiến lược, bước đi vững chắc, Quảng Ninh từ một địa phương nằm trong tình trạng yếu kém, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Trung ương, nay trở thành một trong những tỉnh công nghiệp, dịch vụ năng động, sáng tạo, đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực. Tỉnh Quảng Ninh hiện là một trong những trung tâm đổi mới của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là cực tăng trưởng toàn diện của phía Bắc, 7 năm liên tục (2016-2022) đạt tốc độ tăng trưởng GRDP trên hai con số.

Với những bước phát triển đột phá, Quảng Ninh trở thành một trong những cực tăng trưởng kinh tế toàn diện của phía Bắc.
Với những bước phát triển đột phá, Quảng Ninh trở thành một trong những cực tăng trưởng kinh tế toàn diện của phía Bắc.

Đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực

“Quảng Ninh vươn lên, đã và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá tại cuộc làm việc với tỉnh ngày 6/4/2022. Để có được kết quả, trong suốt hành trình xây dựng và phát triển của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh luôn nghiêm túc quán triệt, sáng tạo cụ thể hóa và tổ chức thực hiện một cách khoa học, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không ngừng nỗ lực, đoàn kết, sáng tạo để tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân.

Các nhiệm kỳ kế tiếp nhau đã thể hiện rõ tinh thần kế thừa, đổi mới và phát triển, đoàn kết nhất trí, dám nghĩ, dám làm, tập trung tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, đi tiên phong trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, có hiệu quả 3 đột phá chiến lược, tạo bước phát triển bứt phá, nhất là giai đoạn sau 35 năm đổi mới, 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020, 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2015-2020, đưa Quảng Ninh từ một địa phương nằm trong tình trạng yếu kém, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Trung ương đã trở thành một trong những tỉnh năng động, sáng tạo, đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực.

Biểu tượng tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đặt tại điểm cuối tuyến tại nút giao Cầu Bà Mai, xã Hải Xuân, TP Móng Cái. Ảnh: Minh Hà.
Các đại biểu gắn biển tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái trong ngày khánh thành tuyến cao tốc, tháng 9/2022. Ảnh: Minh Hà

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh từ năm 1991 đến nay luôn nằm trong tốp các địa phương cao của cả nước. Đặc biệt, trong thập kỷ gần đây, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và những xung đột ở châu Âu nhưng kinh tế của Quảng Ninh giữ vững đà tăng trưởng (GRDP) cao, ổn định trên hai con số trong 7 năm liên tiếp (2016-2022). Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, hết năm 2022 đạt gần 270.000 tỷ đồng (chỉ đứng sau Hà Nội, Hải Phòng ở khu vực phía Bắc), gấp 4,89 lần so với năm 2010 (ước cả năm 2023 đạt 312.420 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2020, gấp 5,6 lần so với 2010). GRDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 8.291 USD, gấp đôi bình quân chung của cả nước (cao nhất ở khu vực phía Bắc), ước đến hết năm 2023 đạt trên 9.400 USD, gấp 1,4 lần so với năm 2020. Thu ngân sách nhà nước của tỉnh thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước. Trong 10 năm liền (2013-2022), Quảng Ninh nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất nước. Nhiều năm liên tiếp nằm trong nhóm đứng đầu cả nước nhiều năm liên tục về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI).

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác kiểm tra tại KCN Bắc Tiền Phong.
Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, cùng đoàn công tác kiểm tra tại KCN Bắc Tiền Phong.

Hệ thống kết cấu hạ tầng của Quảng Ninh được quan tâm đầu tư phát triển, đã đầu tư được 3.182km đường giao thông, hoàn thiện trục cao tốc xuyên tỉnh dài 176km, là địa phương có số km đường cao tốc cao nhất cả nước. Nhiều công trình hạ tầng giao thông cảng biển, sân bay quốc tế, đường ven biển hình thành trước đó đã góp phần tạo liên kết vùng ngày càng chặt chẽ; gắn kết hài hoà giữa phát triển đô thị với nông thôn.

Đặc biệt, sau 12 năm kể từ khởi động đầu tiên năm 2010 đến hết năm 2022, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới ở cả 3 cấp và về đích trước 3 năm chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao cả về đời sống vật chất, tinh thần và các dịch vụ xã hội như: Y tế, giáo dục, thông tin truyền thông chất lượng cao, nhất là ở khu vực miền núi, biên giới, hải đảo. Các tiềm năng về lịch sử, văn hóa, con người Quảng Ninh được khơi dậy, phát huy, nhiều di tích văn hóa được đầu tư bảo tồn, tôn tạo và có cơ chế thích hợp để chuyển hóa thành nguồn lực phục vụ trực tiếp cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, chủ quyền an ninh biên giới, biển đảo quốc gia được giữ vững, không để xảy ra tình huống bị động, bất ngờ.

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh không ngừng đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, góp phần tạo bước tiến vượt bậc về các chỉ số PCI, PAR Index của tỉnh, thu hút nhiều nhà đầu tư đến Quảng Ninh.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh không ngừng đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, góp phần tạo bước tiến vượt bậc về các chỉ số PCI, PAR Index của tỉnh, thu hút nhiều nhà đầu tư đến Quảng Ninh.

Cộng hưởng của sự tăng trưởng đã đưa chỉ số phát triển bền vững cấp tỉnh (PSDI) năm 2021 của tỉnh Quảng Ninh xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (tăng 3 bậc so với năm 2020, sau Đà Nẵng, Hải Phòng) với điểm số đạt 63,1 điểm, cao hơn bình quân chung của vùng đồng bằng sông Hồng và bình quân chung cả nước. Và năm 2022 lần đầu tiên bảng xếp hạng chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) được công bố, Quảng Ninh xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đồng chí Hà Văn Hiền, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh, chia sẻ: “Tỉnh ta có tiềm năng rất lớn, tài nguyên, khoáng sản nhiều, được sở hữu những thứ vô cùng quý giá, như có Vịnh Hạ Long, có các cửa khẩu quốc tế cả trên bộ và trên biển với đất nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới hiện nay. Trong rất nhiều năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn được Trung ương xác định rõ là một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc và tỉnh cũng đã thực hiện rất xuất sắc vai trò này, hơn thế nữa còn là một trong những địa phương dẫn dắt cho nhiều đổi mới, đột phá trong khu vực Đông Bắc bộ”.

“Hạt nhân” gắn kết phát triển vùng

Với lợi thế vượt trội về vị trí địa lý, kinh tế, chiến lược, có đủ các loại hình giao thông, hệ thống cửa khẩu quốc gia và quốc tế, Trung ương xác định Quảng Ninh có các tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội để phát triển thành một trung tâm logistics, cửa ngõ trung chuyển vận tải đa phương thức kết nối với Trung Quốc, Đông Bắc Á và ASEAN.

Khai thác được những lợi thế vượt trội này, tỉnh xác định đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại bảo đảm liên thông, tổng thể sẽ tạo ra không gian phát triển mới, nguồn lực mới, cơ hội mới, động lực mới, tạo tiền đề thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng, liên vùng và hội nhập quốc tế… Với tư duy đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển bền vững, Quảng Ninh đã chủ động nhận diện và giải quyết những thách thức, hạn chế về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là “nút thắt” về hạ tầng giao thông luôn được tỉnh xác định là huyết mạch để phát triển kinh tế – xã hội.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu tham quan khu trưng bày Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh, tháng 2/2023.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu tham quan khu trưng bày Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh, tháng 2/2023.

Từ kinh nghiệm phát triển hơn một thập kỷ qua, Quảng Ninh đã huy động nguồn lực đầu tư tuyến cao tốc kết nối Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái. Tuyến cao tốc kết nối cả 3 khu kinh tế trong tỉnh với Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn và Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, phá thế độc đạo của Quảng Ninh, giúp kết nối 3 vùng động lực tăng trưởng ở khu vực phía Bắc là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Đây là nền tảng quan trọng để Quảng Ninh tăng tính liên kết không chỉ trong nội vùng mà còn với quốc tế.

Cũng từ tuyến cao tốc này, Quảng Ninh cũng đã chủ động, phối hợp với các tỉnh, thành phố giáp ranh là Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng để thực hiện hợp tác kết nối trục hành lang cao tốc phía Đông, tạo thành chuỗi kinh tế liên kết có diện tích gấp 3 lần Thủ đô Hà Nội, 5 lần TP Hồ Chí Minh. Với vai trò đóng góp, đề xuất của tỉnh Quảng Ninh, các tỉnh tham gia kết nối đã thống nhất 8 nội dung hợp tác, tập trung vào liên kết, hợp tác trong một số lĩnh vực: Xúc tiến thương mại, đầu tư; giao thông và logistics; phát triển chuỗi cung ứng sản xuất; phát triển du lịch, dịch vụ; nông nghiệp công nghệ cao và chế biến nông sản; cải thiện môi trường kinh doanh; chuyển đổi số và kết nối số… 

Lãnh đạo Sở Công Thương ký Thỏa thuận hợp tác với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam về xây dựng Đề án
Lãnh đạo Sở Công Thương ký Thỏa thuận hợp tác với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam về xây dựng Đề án “Phát triển dịch vụ logistics tỉnh Quảng Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045”.

Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, Quảng Ninh với cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đang trở thành địa phương có vai trò tiên phong trong kết nối, dẫn dắt nền kinh tế của cả vùng đồng bằng sông Hồng. Với tiềm năng, lợi thế có được của Quảng Ninh dẫn dắt trục cao tốc phía Đông khi hoàn thành tạo ra bước đột phá trong tư duy tổ chức lại không gian phát triển, kiến tạo các hành lang phát triển mới theo hướng bền vững hơn, thúc đẩy liên kết nội vùng, liên kết vùng, phân công và hợp tác lãnh thổ, phát huy tốt hơn các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh từng địa phương trong tam giác động lực phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô… mở ra nhiều cơ hội cho người dân và doanh nghiệp trong việc phát triển kinh tế thương mại, du lịch dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp, kinh tế biển.

Khẳng định vai trò là trung tâm dẫn dắt, kết nối liên kết vùng, Quảng Ninh đã chủ động phối hợp với TP Hải Phòng để xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông động lực, thúc đẩy liên kết vùng giữa 2 địa phương như: Cầu Lại Xuân, cầu Bến Rừng, cải tạo nâng cấp QL10 đoạn từ nút giao với QL18 – tỉnh Quảng Ninh đến cầu vượt Quán Toan – thành phố Hải Phòng; phối hợp với tỉnh Hải Dương để đầu tư xây dựng cầu Triều, đường ven sông từ đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến TX Đông Triều, kết nối từ đường ven sông sang TX Kinh Môn và TP Chí Linh (tỉnh Hải Dương)… Đồng thời triển khai xây dựng tuyến đường nối từ QL279 (xã Tân Dân, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đến đường tỉnh 291 (thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang), cũng như tuyến đường tỉnh 342 nối từ Hạ Long lên Ba Chẽ sang Lạng Sơn để khai thác không gian núi rừng, mở ra cơ hội cho phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng.

Bằng việc kiên trì thực hiện mô hình tổ chức không gian phát triển “một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực”, đặc biệt là đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông chiến lược, đồng bộ, hiện đại trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng từng bước đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trên toàn vùng, bảo đảm nâng cao khả năng kết nối thúc đẩy phát triển các hành lanh kinh tế theo quy hoạch; thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức, khai thác hiệu quả hệ thống cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa gắn với các đầu tàu, cực tăng trưởng kinh tế, các đô thị lớn, các khu kinh tế trọng điểm, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy liên kết vùng của Vùng đồng bằng sông Hồng và hợp tác phát triển “hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt Nam – Trung Quốc.

Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng - Một trong những hạ tầng giao thông quan trọng kết nối tỉnh Quảng Ninh với các địa phương trong cả nước.
Cao tốc Hạ Long – Hải Phòng là một trong những hạ tầng giao thông quan trọng kết nối tỉnh Quảng Ninh với các địa phương trong cả nước.

Liên tục đổi mới, không ngừng sáng tạo, Quảng Ninh cho thấy tinh thần chủ động, tích cực, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm để vươn lên trở thành một trong những đầu tàu phát triển của khu vực phía Bắc, một trong những trọng điểm kinh tế, trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực. Những thành tựu mà tỉnh Quảng Ninh đạt được thời gian qua là hành trang quan trọng để Quảng Ninh tiến gần hơn mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại, năng động, trung tâm du lịch quốc tế, một cực tăng trưởng năng động của cả nước.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thi hành án dân sự tăng tốc ngay từ đầu năm

Với tinh thần trách nhiệm cao, ngay từ đầu năm công tác các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) trong tỉnh đang tập trung, nỗ lực giải quyết các vụ việc với quyết tâm cao nhằm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Năm 2024, công tác THADS đã có nhiều chuyển biến tích cực, kết quả thi hành án dân sự về việc đạt tỉ lệ 85,49%, vượt 1,85% so với chỉ tiêu của Tổng...

Nêu gương sáng trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đã và đang được cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng thực hiện khẩn trương. Để quá trình sắp xếp này diễn ra thuận lợi, vừa qua đồng chí Nguyễn Thị Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, đã tình nguyện viết đơn đề xuất được nghỉ hưu trước tuổi. Việc cán bộ, nhất là cán...

Đảm bảo hiệu quả trong công tác tiếp công dân

Xác định tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) là “chìa khoá” để mở cánh cửa đồng thuận giữa nhân dân và chính quyền, là công tác quan trọng của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, góp phần tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân đối với Đảng, Nhà nước… thời gian qua, Quảng Ninh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao...

Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đoạt giải B, Giải Báo chí Diên Hồng lần thứ 3

Tối 5/1, tại thủ đô Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ 3. Theo đánh giá từ Ban Tổ chức, các tác phẩm phong phú, chất lượng, bám sát hơi thở cuộc sống, phản ánh sinh động chức năng, hoạt động của Quốc hội, HĐND các cấp; nhiều tác phẩm đã tập trung khai thác đề tài đổi mới tư duy...

Tiếp tục lan tỏa hình ảnh Quảng Ninh ra quốc tế

Hạ tầng giao thông hiện đại với hệ thống sân bay, cao tốc, cảng biển cùng nhà hàng, khách sạn đẳng cấp, các thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư đồng bộ… Quảng Ninh đã trở thành điểm tổ chức nhiều sự kiện quốc gia, quốc tế. Thành công của những sự kiện lớn, góp phần lan tỏa hình ảnh, vị thế của Quảng Ninh đến bạn bè trong nước và quốc tế. Các sự kiện “giữ nhiệt”...

Cùng tác giả

Nước mắm Cô Tô – Quảng Ninh được bảo hộ nhãn hiệu

Sáng 10/1, UBND huyện Cô Tô phối hợp với Công ty TNHH Nghiên cứu và đầu tư S&D tổ chức công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Nước mắm Cô Tô - Quảng Ninh”. Theo đó, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Nước mắm Cô Tô - Quảng Ninh” số 521621 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp theo Quyết định số 157085/QĐ-SHTT ngày 30/12/2024, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10...

Thu Trang có gì để đấu với Trấn Thành?

"Nụ hôn bạc tỷ" đánh dấu lần đầu Thu Trang làm đạo diễn phim điện ảnh. Song, nữ diễn viên khá tự tin khi đem tác phẩm chiếu Tết Nguyên đán, không ngại đụng độ với hai dự án khác gắn liền tên tuổi của Trấn Thành. Đường đua phim Tết Nguyên đán 2025 đang nóng hơn bao giờ hết. Trong số ba phim đã chốt lịch ra rạp, có đến hai dự án do Trấn Thành đứng sau: Một...

Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn có tính đột phá

Mới đây, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 05/TB-VPCP ngày 6/1/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Phiên họp thứ nhất. Về quan điểm, mục tiêu trong thời gian tới sẽ chú trọng phát triển nguồn nhân lực, thể chế và hạ tầng cho công nghiệp bán dẫn là chiến lược toàn diện; cần tập trung triển khai, đầu tư xứng tầm đột phá chiến lược. Nội...

Soi giá quảng cáo cao ngất ngưởng của ‘Táo quân’ qua các năm

Có một nghịch lý là chương trình "Táo quân" ngày càng bị chê nhạt, thiếu sâu sắc nhưng giá quảng cáo trong chương trình này năm nào cũng cao chót vót. Cùng "soi" bảng giá quảng cáo trong chương trình Táo quân những năm qua để thấy sức hút của show truyền hình đình đám mỗi năm chỉ có một lần này. "Táo quân 2024": Một phút quảng cáo gần 1,3 tỷ đồng Trước khi Táo quân 2024 lên sóng, Trung tâm...

Hai Thủ tướng Việt Nam-Lào dự lễ khởi công Công viên Hữu nghị Lào-Việt

Công viên Hữu nghị Lào-Việt Nam có diện tích hơn 30.000m2 nằm ở huyện Xaythany, thủ đô Vientiane - nơi được quy hoạch là trung tâm đô thị mới sau khi Vientiane được mở rộng. Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam- Lào, sáng 10/1, tại thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh...

Cùng chuyên mục

Nước mắm Cô Tô – Quảng Ninh được bảo hộ nhãn hiệu

Sáng 10/1, UBND huyện Cô Tô phối hợp với Công ty TNHH Nghiên cứu và đầu tư S&D tổ chức công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Nước mắm Cô Tô - Quảng Ninh”. Theo đó, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Nước mắm Cô Tô - Quảng Ninh” số 521621 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp theo Quyết định số 157085/QĐ-SHTT ngày 30/12/2024, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10...

Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn có tính đột phá

Mới đây, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 05/TB-VPCP ngày 6/1/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Phiên họp thứ nhất. Về quan điểm, mục tiêu trong thời gian tới sẽ chú trọng phát triển nguồn nhân lực, thể chế và hạ tầng cho công nghiệp bán dẫn là chiến lược toàn diện; cần tập trung triển khai, đầu tư xứng tầm đột phá chiến lược. Nội...

Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều rủi ro, bất ổn, xuất khẩu của Việt Nam năm 2024 vẫn duy trì mức tăng trưởng tích cực, đóng vai trò động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Bước sang năm 2025, tình hình thế giới dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường, chắc chắn sẽ tác động đến triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi về nội tại, xuất khẩu...

UOB nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2025 lên 7% và cho rằng mục tiêu ít nhất 8% của Chính phủ là tham vọng nhưng vẫn khả thi. Báo cáo vừa phát hành của United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên 7% từ mức trước đó là 6,6%. Quyết định đưa ra sau khi nền kinh tế tăng trưởng 7,09% năm ngoái, vượt xa mức dự báo chung của thị...

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (10/1), giá vàng nhẫn và vàng SJC tiếp tục tăng nửa triệu đồng/lượng lên mốc 86 triệu đồng/lượng. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn như Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, hệ thống vàng Mi Hồng… đồng loạt tăng nửa triệu đồng/lượng vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng bán ra. Giá mua vào các doanh nghiệp niêm yết có...

TP Hạ Long: Đổi mới mạnh mẽ tư duy để phát triển bứt phá

Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các địa phương khi là thời điểm “chạy nước rút” trong thực hiện các chỉ tiêu đặt ra cho cả nhiệm kỳ 2020-2025 và là năm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp. Do đó, TP Hạ Long đặt quyết tâm đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để xứng đáng là “tâm” của tỉnh và là...

Ngành điều và kỷ lục mới về xuất khẩu

Năm 2024, xuất khẩu hạt điều đạt 730 nghìn tấn, trị giá 4,37 tỷ USD. Con số này vượt kỷ lục mà ngành hàng đã đạt được là 3,63 tỷ USD vào năm 2021. Ghi nhận mức kỷ lục mới Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm 2024 đạt 730 nghìn tấn, trị giá 4,37 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và...

Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt gần 4 tỷ USD

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vững vàng tiến tới cột mốc xuất khẩu gần 4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2023. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2023. Các tỉnh như Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu... là những địa phương đi đầu, đóng góp từ 800 - 900 triệu USD cho tổng kim ngạch xuất...

Giá vàng nhẫn tăng cao

Sáng nay (9/1), giá vàng nhẫn tăng mạnh, tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng và tiếp tục duy trì ở mức cao hơn giá vàng miếng SJC. Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn tròn 84,7 - 85,9 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 300.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua - bán so với sáng qua. Tập đoàn vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 84,5 -...

Nhộn nhịp sắm Tết trên chợ mạng

Mua sắm online đã trở thành thói quen của một bộ phận người tiêu dùng, sắm Tết online cũng ngày càng phổ biến - từ bánh mứt, hoa quả đến đồ trang trí thậm chí những mặt hàng tưởng không bán qua mạng nay cũng có thể… ship. Từ đầu tháng 1, chợ mạng đã bắt đầu nhộn nhịp, từ trang bán hàng online tới các sàn thương mại diện tử đã thay đổi giao diện mới với màu sắc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất