Powered by Techcity

Để nâng cao giá trị kinh tế của rừng

Nhiều năm qua, trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, làm giàu rừng, chuyển hoá từ rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn, cây bản địa, cây đặc sản, đẩy mạnh các mô hình kinh tế dưới tán rừng… là giải pháp Quảng Ninh đang triển khai để nâng cao giá trị kinh tế trên một diện tích rừng một cách hiệu quả.

“Làm giàu rừng” làm nền tảng

Quảng Ninh có một thời kỳ dài thi đua triển khai các dự án trồng rừng. Những cánh rừng được gọi theo tên của các dự án trồng rừng như: 661, Việt Đức, JICA nối tiếp nhau hình thành, phủ xanh những vùng đồi núi trọc cằn cỗi, những vùng đất ngập nước, ven biển. Tỷ lệ che phủ rừng của Quảng Ninh từ chỗ chưa đầy 40% những năm trước 2000 đến nay đã đạt trên 55%. Toàn tỉnh hiện nay, những diện tích đất quy hoạch thành đất lâm nghiệp có thể trồng rừng đều đã có rừng, đặc biệt là trên 175.000ha diện tích rừng trồng là những cánh rừng keo, bạch đàn, thông, hồi, sở, quế… xanh ngắt tốt tươi. Mỗi héc ta rừng trồng như vậy sau mỗi chu kỳ khai thác đạt 70-200 triệu đồng, góp phần nâng cao đời sống người dân.

Quảng Ninh có diện tích rừng lớn, phần lớn đều đã được phủ xanh cây rừng.
Quảng Ninh có diện tích rừng lớn, phần lớn đều đã được phủ xanh cây rừng. Trong ảnh: Rừng Quảng Nam Châu, huyện Hải Hà. Ảnh: CTV

Gần đây, tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh việc trồng mới, trồng xen, trồng bổ sung trên diện tích rừng phòng hộ. Thông qua các nguồn vốn ngân sách, vốn sự nghiệp lâm nghiệp, vốn trồng rừng thay thế, vốn của chủ rừng… những diện tích rừng đầu nguồn, rừng biên giới, rừng cảnh quan môi trường được làm giàu rừng, nâng cao chất lượng rừng. Kể từ năm 2019 đến nay, Nghị quyết 337 của HĐND tỉnh về trồng rừng gỗ lớn đi vào triển khai, không chỉ 2 địa phương hưởng lợi nghị quyết là Ba Chẽ và Hạ Long mà trên toàn tỉnh đều nhân rộng diện tích rừng gỗ lớn, rừng cây bản địa với các loại cây thông, hồi, sở, quế, sa mộc, lim, giổi, lát… Đến nay Nghị quyết 337 đang được tỉnh xem xét theo hướng mở rộng, theo đó, người trồng rừng, doanh nghiệp lâm nghiệp toàn tỉnh đều được hưởng lợi từ chính sách. Đặc biệt kể từ năm 2022 đến nay, việc tỉnh Quảng Ninh khuyến khích lấy cây lim, giổi, lát là lựa chọn ưu tiên trong trồng rừng gỗ lớn đã khiến Quảng Ninh có hàng ngàn héc ta loại rừng này, bao gồm cả diện tích rừng lim, giổi, lát trồng trên đất rừng sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Bông, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh khẳng định: Rừng có nhiều giá trị, tuy nhiên giá trị nào cũng phải bắt đầu từ chất lượng rừng tốt, đa dạng sinh học, đa tầng tán. Trong điều kiện hiện nay, Quảng Ninh đang có diện tích rừng lớn và chất lượng rừng tốt, đây là nền tảng để gia tăng giá trị kinh tế trên mỗi héc ta rừng.

Khuyến khích các mô hình sản xuất dưới tán rừng

Trong 434.000ha rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp của Quảng Ninh, diện tích rừng sản xuất là 175.000ha, đây là con số lớn, có khả năng cung ứng lượng gỗ nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất phục vụ xã hội. Tuy nhiên đến trên 90% diện tích rừng sản xuất của Quảng Ninh đều là rừng keo và các chủ rừng thường chặt keo non, keo nhỏ để bán, mang lại giá trị thấp.

Dưới tán rừng Quảng Nam Châu (huyện Hải Hà), nhiều loại cây dược liệu tư nhiên đã phát triển mạnh.
Dưới tán rừng Quảng Nam Châu (huyện Hải Hà), nhiều loại cây dược liệu tự nhiên đã phát triển mạnh. Ảnh: CTV

Theo các chuyên gia lâm nghiệp, cây keo là cây mọc nhanh, quá trình sinh trưởng của cây tốt cho đất, cây đạt chất lượng gỗ khá tốt, đạt chuẩn để làm gỗ nội thất khi thu hoạch ở tuổi trưởng thành (10-12 năm), tức để rừng ở dạng rừng gỗ lớn. Tuy nhiên khi thu hoạch keo non (5-6 năm), là rừng gỗ nhỏ như hiện nay, gỗ keo chỉ có thể băm dăm gỗ hoặc ở dạng mùn cưa, giá trị thấp, ngoài ra còn ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí. Chênh lệch kinh tế giữa rừng keo gỗ nhỏ và rừng keo gỗ lớn là rất cao, thường thì 1ha keo gỗ nhỏ đạt 50-60 triệu đồng, trong khi 1ha keo gỗ lớn đạt 100-150 triệu đồng.

Mặc dù nhận thức khá rõ vấn đề này, tuy nhiên từ nhiều nguyên nhân hiện toàn tỉnh mới có khoảng gần 10% diện tích trồng keo là rừng gỗ lớn. Điều này cho thấy sự cần thiết phải tăng cường chuyển hoá từ rừng keo gỗ nhỏ sang rừng keo gỗ lớn, hoặc ngay từ đầu trồng mới rừng keo gỗ lớn. Ông Vũ Duy Văn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng điều này là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh gần như toàn bộ rừng trồng của Quảng Ninh hiện nay đang là rừng keo. Không chỉ chuyển hoá rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn là mà diện tích rừng sản xuất hiện nay còn cần phải được cấp chứng chỉ rừng, vì đây là điều kiện để gỗ nguyên liệu có thể được xuất khẩu, đảm bảo về đầu ra và mang lại giá trị cao hơn hiện nay.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, trong 175.000ha rừng trồng mới có khoảng 9.500ha rừng đã được cấp chứng chỉ rừng, còn trên 165.000ha rừng trồng của toàn tỉnh hiện nay cần cấp chứng chỉ rừng. Được biết mới đây, các địa phương đã đăng ký cấp chứng chỉ rừng đến năm 2025 là 23.000ha rừng. Như vậy đến hết năm 2025, Quảng Ninh mới có chưa đến 40.000ha rừng được cấp chứng chỉ, chiếm 23% tổng diện tích rừng sản xuất, con số này là chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.

Rừng hồi của bà con xã Húc Động, huyện Bình Liêu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Rừng hồi của bà con xã Húc Động, huyện Bình Liêu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cùng với việc nhân rộng các cánh rừng gỗ lớn, cấp chứng chỉ cho rừng, Quảng Ninh cần đẩy mạnh loại hình kinh tế rừng kết hợp với những mô hình cụ thể như trồng trọt, chăn nuôi dưới tán rừng, du lịch sinh thái rừng… Thực tế hiện nay tại một số địa phương đã xuất hiện một số mô hình trồng cây lâm nghiệp kết hợp cây ăn quả trên vùng đồi thấp, trồng dược liệu dưới tán rừng ở khu vực rừng núi cao, xây dựng một số điểm phục vụ ăn uống, vui chơi trong rừng… Tuy nhiên những mô hình này chủ yếu là nhỏ lẻ và có tính tự phát, chưa được chứng nhận hay cấp phép phù hợp với những thủ tục hành chính theo quy định. Điều này cho thấy cần có những hướng dẫn cụ thể, có hành lang pháp lý một cách rõ ràng cho các đơn vị quản lý rừng và chủ rừng thực hiện. Cùng với đó việc ban hành những chính sách đặc thù, tạo điều kiện cho chủ rừng tiếp cận những chính sách hỗ trợ thiết thực để đẩy mạnh kinh tế rừng, phát triển những mô hình sản xuất dưới tán rừng, lấy đây là trợ lực nâng cao giá trị kinh tế rừng… là giải pháp cần phải tính đến.



Nguồn

Cùng chủ đề

Ngành Nông nghiệp đang tập trung hỗ trợ, hướng dẫn để người chăn nuôi yên tâm tái đàn

Bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng tới ngành chăn nuôi nhiều địa phương trong tỉnh. Để đảm bảo sức khỏe đàn vật nuôi phát triển ổn định sau bão lũ, nhanh chóng tái đàn, cung ứng nhu cầu tiêu dùng cuối năm; phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn bà Chu Thị Thu Thủy, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT), về nội dung này. - Bà...

Để khôi phục ngành lâm nghiệp sau bão Yagi

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cơn bão Yagi đã làm đổ gãy trên 117.000ha rừng, trong đó gần 20.000ha rừng phòng hộ, số còn lại là rừng sản xuất. Tuy nhiên, phần diện tích rừng phòng hộ và một phần rừng sản xuất bị thiệt hại nói trên được trồng từ vốn ngân sách nhà nước. Đây là diện tích rừng hiện đang chưa có hướng dẫn đầy đủ về chính sách và giải pháp...

Tăng cường liên kết phát triển nông nghiệp bền vững

Với sự định hướng và khuyến khích của chính quyền các cấp, thời gian qua, nhiều mô hình liên kết phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được hình thành và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cả người sản xuất cũng như các doanh nghiệp, hợp tác xã. Từ đó, tiến tới hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, đồng thời góp phần tăng quy mô sản xuất, tạo ra được...

Giải pháp giữ đà tăng trưởng nông nghiệp

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) kèm theo mưa lũ, tốc độ tăng trưởng GDP những tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại. Ước tính cả năm 2024, GDP có thể giảm 0,15% so với kịch bản đã đưa ra; trong đó, khu vực nông, lâm, thủy sản có tỷ lệ % giảm mạnh nhất 0,33% so với công nghiệp và...

Phát triển sản phẩm OCOP: Để không “đi trước nhưng về sau”

Những năm gần đây, OCOP Quảng Ninh có dấu hiệu chững lại. Ghi nhận của cơ quan chuyên môn cho thấy có nhãn hàng OCOP không có sản phẩm, hoặc số lượng sản phẩm ít ỏi, hoặc sản phẩm OCOP không đạt chuẩn về chất lượng. Số lượng sản phẩm OCOP Quảng Ninh trở thành những thương hiệu lớn, vươn xa vào thị trường nội địa cao cấp, hoặc xuất khẩu ra nước ngoài không nhiều. Đã đến lúc...

Cùng tác giả

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Jennie (Blackpink) trở lại vị trí Top 1 danh tiếng

Nhờ màn tái xuất bùng nổ với “Mantra", Jennie (Blackpink) quay trở lại vị trí Top 1 bảng xếp hạng danh tiếng nữ thần tượng Kpop sau 9 tháng. Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hàn Quốc vừa công bố bảng xếp hạng danh tiếng thương hiệu tháng 10 của các thành viên nhóm nhạc nữ Kpop. Bảng xếp hạng được xác định thông qua phân tích mức độ tham gia của người tiêu dùng, phạm vi phủ sóng truyền thông và...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Cùng chuyên mục

Khát vọng khởi nghiệp xanh bền vững

Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh" năm 2024 cho thấy sự nỗ lực, tinh thần khởi nghiệp sáng tạo và cống hiến của những người phụ nữ đã không ngại khó khăn, thử thách để xây dựng các dự án khởi nghiệp mang tính đột phá và tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi xanh. Đây không chỉ là thành quả của sự cố gắng không ngừng, mà còn là minh chứng cho...

Dịch vụ lắp đặt điều hòa tại Quảng Ninh chuyên nghiệp, giá tốt

Khi đời sống con người được cải thiện, điều hòa trung tâm cũng ngày càng trở nên phổ biến. Theo quy luật cung cầu của thị trường, có không ít nhà thầu tham gia vào lĩnh vực này. Dịch vụ lắp đặt điều hòa tại Quảng Ninh thu hút rất nhiều nhà thầu triển khai, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Nếu bạn đang tìm hiểu về dịch vụ này, hãy cùng Sefico khám...

Quà Tết Nut Corner – Nâng tầm thương hiệu, cam kết chất lượng

Với những ưu điểm nổi bật, Nut Corner xứng đáng trở thành giải pháp quà Tết lý tưởng không thể bỏ qua trong dịp đầu xuân năm mới. Thị trường quà Tết năm 2025 ngày càng trở nên sôi động bởi năm nay, Tết sẽ đến sớm hơn. Việc tìm kiếm doanh nghiệp cung cấp giải pháp quà tặng phù hợp với ngân sách, nâng tầm thương hiệu được các công ty thực hiện trong những tháng cuối năm. Trong...

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Thủ tướng yêu cầu huy động chuyên gia, lực lượng chuyên môn, cán bộ khuyến nông cơ sở đến từng hộ dân, cơ sở sản xuất bị thiệt hại do bão, lũ để trực tiếp hướng dẫn người dân khôi phục sản xuất. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 108/CĐ-TTg ngày 18/10/2024 về việc đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp...

Dồn lực giải ngân những tháng cuối năm

9 tháng năm 2024, tỷ lệ giải ngân tại Quảng Ninh chưa đạt như kỳ vọng. Hơn 2 tháng cuối năm là thời hạn niên độ giải ngân năm sẽ kết thúc, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và các mục tiêu của tỉnh, Quảng Ninh đang dồn lực cho công tác này. Khởi động cho kế hoạch giải ngân đầu tư công năm 2024, Quảng Ninh đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng, ban hành nghị quyết, kế hoạch,...

Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam: Chìa khoá cạnh tranh với hàng nhập ngoại

Việc hàng nước ngoài tràn vào Việt Nam với giá cạnh tranh là chuyện bình thường, đòi hỏi hàng Việt phải tự nâng cao chất lượng để chinh phục người tiêu dùng. Hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam với giá rẻ Là một bà nội trợ, hàng tháng, nhu cầu mua sắm của chị Hoàng Thị Mai (Cầu Giấy), rất lớn. Trước đây, chị thường đến siêu thị để mua hàng, nhưng hiện nay, chị thích mua hàng qua các...

Hàng Việt xuất khẩu bị ‘vạ lây’ hàng Trung Quốc?

Nhiều ngành hàng Việt đang đối diện với các vụ kiện điều tra phòng vệ thương mại hoặc chống lẩn tránh thuế, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Theo các doanh nghiệp, cần sớm có giải pháp hạn chế nguy cơ hàng Việt bị đưa vào tầm ngắm điều tra chống lẩn tránh thuế. Chỉ sau hơn 5 tháng chính thức điều tra chống bán phá giá với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ VN, mới đây...

Giá bán rau, thịt, cá… tại chợ tăng, người dân đi siêu thị để ‘săn’ khuyến mãi

Giá bán nhiều mặt hàng như rau củ, thịt, cá... tại các chợ đang có xu hướng tăng. Tuy vậy, nhiều siêu thị khẳng định nguồn cung thực phẩm thiết yếu cho cuối năm không thiếu, và vẫn cố gắng duy trì áp dụng khuyến mãi. Giá nhiều loại thực phẩm có xu hướng tăng khiến nhiều người tiêu dùng chịu áp lực lớn với bài toán chi tiêu nên chọn tăng đi siêu thị để kỳ vọng săn được...

Hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia sâu rộng và cam kết mạnh mẽ với quốc tế về các chương trình hành động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Để thực hiện các cam kết này, cần có sự chung tay hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị. Cùng với việc tạo cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất xanh, Việt Nam...

Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón các loại trong 9 tháng

9 tháng năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón, tương đương gần 530,66 triệu USD, tăng 8,5% về khối lượng, tăng 8% về kim ngạch so với cùng kỳ. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2024 cả nước xuất khẩu trên 1,29 triệu tấn phân bón các loại, tương đương gần 530,66 triệu USD, giá trung bình 410,3 USD/tấn, tăng 8,5% về khối lượng, tăng 8% về...

Tin nổi bật

Tin mới nhất