Powered by Techcity

Giữ gìn văn hoá truyền thống của người Dao

Cùng với những nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, người Dao huyện Hải Hà luôn chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, tạo dựng nên các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc từ tiếng nói, chữ viết đến trang phục và nếp sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng, tâm linh.

Những người bảo tồn văn hóa truyền thống

Nghệ nhân Diềng Chống Sếnh truyền dạy nghề thêu trang phục truyền thống cho phụ nữ người Dao, xã Quảng Sơn
Nghệ nhân Diềng Chống Sếnh truyền dạy nghề thêu trang phục truyền thống cho phụ nữ người Dao xã Quảng Sơn.

Nghệ nhân Diềng Chống Sếnh (SN 1952, thôn 3, xã Quảng Sơn) gắn bó cả đời mình với văn hóa thêu thùa trang phục, cách vấn tóc của người Dao. Từ nhỏ bà đã có niềm đam mê với nghệ thuật thêu thùa trang phục của dân tộc mình.

Bằng sự tâm huyết, tình yêu đối với các giá trị văn hóa dân gian, không thể để bản sắc văn hóa của dân tộc mình bị mai một theo thời gian, bà đã nỗ lực truyền dạy lại cho con cháu trong nhà cũng như các thế hệ trẻ trong xã về nghệ thuật thêu thùa trang phục dân tộc, cách vấn tóc. Bà tận tình giảng giải về ý nghĩa của từng nét hoa văn để thế hệ trẻ thêm yêu và biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc của đồng bào mình. Với những nỗ lực, quyết tâm, sự ân cần chỉ bảo tận tình của bà, thế hệ trẻ của xã Quảng Sơn hiểu và cảm nhận ý nghĩa, thêm say mê với nét đẹp văn hóa của dân tộc mình.

Nghệ nhân Diềng Chống Sếnh hướng dẫn cho học sinh Trường PTDTBT THCS Quảng Sơn nghề theu truyền thống trong tiết học ngoại khoá của nhà trường
Nghệ nhân Diềng Chống Sếnh hướng dẫn học sinh Trường PTDT bán trú THCS Quảng Sơn nghề thêu truyền thống trong tiết học ngoại khóa của nhà trường.

Xã Quảng Đức hiện có hơn 98% dân số là người Dao Thanh Y. Sau khi nghỉ hưu, ông Phùn Hợp Sềnh (SN 1950, bản Nà Lý) đã chuyên tâm với công việc gìn giữ, truyền dạy chữ viết Nôm Dao cho thế hệ trẻ và giúp đỡ người dân trong bản, làng liên quan đến các hoạt động thờ, cúng.

Ông Phùn Hợp Sềnh, bản Nà Lý, xã Quảng Đức lưu giữ, bảo tồn chữ nôm Dao để truyền dạy cho thế hệ trẻ
Ông Phùn Hợp Sềnh lưu giữ, bảo tồn chữ Nôm Dao để truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Ông Sềnh chia sẻ: Thầy cúng có một vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của người Dao. Họ là các thầy đồ, thầy cúng giỏi về chữ Nôm Dao và hiểu sâu về thế giới tâm linh của người Dao. Một người đàn ông dân tộc Dao trưởng thành nhất thiết phải biết cúng, trước tiên là để cúng tổ tiên. Giỏi hơn nữa là làm thầy cúng cao tay. Muốn trở thành thầy cúng trong cộng đồng người Dao phải biết đọc và viết thành thạo chữ Nôm Dao. Để chữ Nôm Dao không bị mai một, tôi đã dày công sưu tầm, dịch thuật để in thành các bộ sách truyền dạy cho mọi người, nhất là các thế hệ trẻ. Con em người Dao các độ tuổi đến nhà học chữ viết cho thành thạo rồi học tiếp chữ nghĩa, văn cúng, các nghi thức… ghi chép trong sách vở do tổ tiên lưu truyền lại. Với người Dao, sách là báu vật. Nhờ sách, người Dao giữ được con chữ, giữ được lề lối, đạo nghĩa, lời răn dạy tổ tiên để làm người cho đúng.

Người dân đến nhà ông Phùn Hợp Sềnh để học các nghi lễ thầy cúng
Người dân đến nhà ông Phùn Hợp Sềnh để học các nghi lễ cúng bái.

Ông Sềnh đã dịch, in sách truyền dạy cho hàng trăm người Dao trong tỉnh và nhiều tỉnh, thành trong nước. Hàng trăm người đến nhà ông học chữ, học cách cúng bái để giữ gìn nét văn hoá truyền thống của dân tộc.

Nói đến văn hóa truyền thống trong cộng đồng người Dao Thanh Y phải kể đến nghi lễ cấp sắc – nghi lễ quan trọng nhất trong cuộc đời một nam giới người Dao.

Thực hành nghi lễ cấp sắc của người  Dao Thanh y tại Lễ hội Sóng Mun, xã Quảng Đức tháng 3/2024
Cúng sóng mun tại Lễ hội Sóng Mun, xã Quảng Đức, tháng 3/2024.

Sinh năm 1956 tại bản Lý Nà, xã Quảng Đức, năm 18 tuổi ông Tằng Phúc Sồi đã “cắp tráp” theo thầy để học và thực hành nghề thầy cúng. Cả cuộc đời học hỏi, ông trở thành một thầy cúng cao tay, cấp sắc cho hàng trăm người.

Hát đối
Huyện Hải Hà tổ chức lớp truyền dạy hát đối giao duyên dân tộc Dao Thanh Y.

Ông Sồi cho biết: Đối với người con trai Dao Thanh Y, dù có nhiều tuổi đến đâu mà chưa trải qua lễ cấp sắc coi như chưa có tên, chưa ghi danh và chưa được cộng đồng và các thần linh công nhận, sống không được tôn trọng. Những nam giới đã qua cấp sắc mới được đặt tên, được coi là người trưởng thành, được phép tham gia vào những công việc hệ trọng của làng, bản, đủ tư cách thắp hương bàn thờ các ngày lễ, tết, cúng tổ tiên, đi cúng cầu may, cầu mùa cho hàng xóm, khi chết được về đoàn tụ với tổ tiên. Trong lễ cấp sắc, thầy cúng sử dụng tiếng Nôm Dao thực hành các nghi lễ, trong đó có nhiều nội dung răn dạy về truyền thống, phong tục tập quán, khuyên răn đạo lý làm người, cách đối nhân xử thế để hướng tới cái thiện, tránh xa điều xấu, điều ác… Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong cuộc đời của một người đàn ông Dao.

Thực hành nghi lễ cấp săc của người Dao Thanh phán, xã Quảng Sơn, Hải Hà
Thực hành nghi lễ cấp sắc của người Dao tại xã Quảng Sơn do Phòng VH-TT huyện tổ chức.

Phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong đồng bào dân tộc

Ông Bùi Thanh Tuấn, Trưởng Phòng VH-TT huyện, cho biết: Hải Hà có 11 dân tộc. Để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc, trong đó có dân tộc Dao, huyện đã tổ chức nhiều lớp truyền dạy các nét văn hoá truyền thống, như thêu trang phục, hát đối, cấp sắc… và thông qua các hoạt động văn hoá cộng đồng trong các ngày lễ, tết; Ngày hội VH-TT các dân tộc… Đặc biệt, huyện luôn quan tâm giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh, giúp các em nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Thi vấn tóc truyền thống của người Dao Thanh y tại chương trình ngoại khoá Trường PTDTBT THCS Quảng Đức
Thi vấn tóc truyền thống của người Dao Thanh Y tại chương trình ngoại khóa Trường PTDT bán trú THCS Quảng Đức.

Các Trường PTDT nội trú Hải Hà, Trường PTDT bán trú THCS Quảng Đức, Trường PTDT bán trú THCS Quảng Sơn… đã xây dựng kế hoạch giáo dục đặc thù gắn với giảng dạy văn hoá truyền thống của các dân tộc; tổ chức ngày hội văn hóa các dân tộc hằng năm; các chương trình ngoại khóa “Giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc”; giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt tại trường. Các nhà trường duy trì việc mặc trang phục dân tộc vào thứ 2, 4, 6 hằng tuần và các ngày lễ trong năm học.

Thầy giáo Trần Văn Trọng, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú THCS Quảng Đức, cho biết: Nhà trường có 295/301 học sinh là dân tộc Dao Thanh Y. Cùng với xây dựng kế hoạch giáo dục đặc thù, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa “Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Dao xã Quảng Đức” cho học sinh với sự tham gia hướng dẫn của các Nghệ nhân dân gian, nhằm giáo dục, khơi dậy tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc mình.

Trang phục truyền thống của thiếu nữ Dao Thanh Y
Trang phục truyền thống của thiếu nữ Dao Thanh Y trong ngày cưới.

Thầy giáo Bùi Mạnh Duy, Hiệu trưởng Trường PTDT nội trú Hải Hà, nơi có 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, cho biết: Hằng năm, nhà trường tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc để tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc có con em đang theo học tại trường, qua đó giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn huyện. Ngày hội diễn ra với các nội dung đặc sắc như: Thi trình diễn trang phục dân tộc, văn hoá ẩm thực, trưng bày gian hàng chợ xuân, các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian; thực hành nghi lễ cấp sắc, lễ cưới của đồng bào dân tộc Dao Thanh Y… Qua đó, tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộc, động viên, khích lệ các em nâng cao ý thức gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống, không ngừng sáng tạo, làm giàu thêm nền văn hoá dân tộc Việt Nam.

Huyện Hải Hải tổng kết các lớp tập huấn, truyền dạy, bảo tồn văn hoá dân tộc Dao
Huyện Hải Hà tổng kết các lớp tập huấn, truyền dạy, bảo tồn văn hóa dân tộc Dao.

Với việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao đã góp phần thúc đẩy phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá của huyện. Mới đây, nghi lễ cấp sắc của người Dao Quảng Ninh đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, sẽ được công bố tại Lễ hội Sóng Mun, xã Quảng Đức (ngày 2/2 âm lịch).



Nguồn

Cùng chủ đề

Tài nguyên cho phát triển du lịch

Lễ hội của các đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh có những nét độc đáo rất giá trị, trong đó không ít lễ hội đã trở thành di sản phi vật thể quốc gia. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá lễ hội, định hướng phát triển thành các sản phẩm du lịch đặc sắc cần tiếp tục được các cấp, ngành, địa phương quan tâm, đầu tư thỏa đáng. Mỗi...

Đậm đà bản sắc văn hóa lễ hội vùng cao

Mùa xuân là mùa của rất nhiều lễ hội, trải dài từ Bắc đến Nam. Với vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của Quảng Ninh, các lễ hội đầu xuân cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Những lễ hội của đồng bào không chỉ là dịp để mọi người cùng nhau được nghỉ ngơi, chia sẻ niềm vui sau một năm làm việc vất vả, mà còn là cách để bà con thể hiện lòng...

Nét đẹp văn hóa mừng thọ đầu xuân

Mừng thọ là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, thể hiện sự kính trọng, tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Xuân về không chỉ mang theo không khí rộn ràng, vui tươi mà trong không gian đầm ấm của mỗi gia đình đó còn là niềm vui, hạnh phúc khi con cháu tụ họp đông đủ, quây quần bên ông bà, cha mẹ, kính chúc nhau những điều...

Rộn ràng Lễ hội Đồng Đình

Trong hai ngày 8 và 9/2, tại Nhà văn hóa dân tộc Tày, thôn Đồng Đình, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Tày huyện Tiên Yên, Lễ hội đình Đồng Đình năm 2025. Phần lễ gồm có lễ dâng hương tại đình, nghi thức lễ Lồng tồng (Xuống đồng) tại khu vực sân đình Đồng Đình. Phần hội diễn ra sôi nổi với những môn thi đấu dân gian...

Rộn ràng mùa lễ hội xuân

Đối với mỗi người dân Việt Nam, đi lễ đền, chùa đầu năm hay hòa mình trong không khí vui tươi, rộn ràng của những lễ hội ngày xuân là nét văn hóa truyền thống được hình thành, gìn giữ qua bao đời nay. Quảng Ninh có hàng trăm di tích, lễ hội đặc sắc, phong phú diễn ra chủ yếu vào mùa xuân, đã và đang thu hút đông đảo người dân, du khách du xuân, đi lễ...

Cùng tác giả

Hợp tác du lịch Quảng Ninh (Việt Nam) – Sùng Tả (Trung Quốc)

Nằm trong các hoạt động của chương trình Gặp gỡ đầu Xuân năm 2025 và Hội nghị Ủy ban Công tác liên hợp lần thứ 16 tổ chức tại Quảng Ninh, ngày 21/2, tại TP Hạ Long đã diễn ra tọa đàm Hợp tác phát triển du lịch giữa Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Sùng Tả, Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc. Tại buổi tọa đàm, đại diện lãnh đạo...

Trao giải cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 (1930-2025) và lịch...

Chiều 21/2, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết, trao giải cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 (1930-2025) và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh”; phát động hưởng ứng Giải báo chí về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) tỉnh Quảng Ninh lần thứ 6 năm 2025; Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư...

Tăng cường các giải pháp kiểm soát thương mại điện tử, phòng chống trốn thuế và các vi phạm pháp luật về kinh tế

Chiều ngày 21/2, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tăng cường giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về kinh tế, thương mại điện tử, trốn thuế, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước theo tinh thần Kết luận số 123-KL/TW, ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.  Tham dự Hội nghị có các đồng chí...

Bộ Quốc phòng triển khai nhiệm vụ công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương năm 2025

Sáng 21/2, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ...

Hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản

Chiều ngày 21/2, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT phối hợp với các địa phương có biển tổ chức hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đối với đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) NTTS trên địa bàn tỉnh. Báo cáo trình bày tại hội nghị của Sở NN&PTNT cho biết, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch khu vực biển NTTS với diện tích 45.146ha. Đến thời điểm này, duy nhất HTX thuỷ...

Cùng chuyên mục

Trào lưu idol khuấy động năm 2025?

Những năm gần đây nhiều game show sống còn lên sóng với tham vọng tạo nên những thần tượng, idol mới trong các lĩnh vực, đặc biệt là âm nhạc. Trạm phát sóng (+84) đang tổ chức tuyển sinh online tìm kiếm thí sinh có năng khiếu nghệ thuật. Ban tổ chức mong muốn qua chương trình này tạo nên những idol mới. Về tỉnh săn idol tiềm năng Sau thời gian tuyển sinh online, chặng đầu tiên Trạm phát sóng (+84)...

Phim hoạt hình – mảnh đất màu mỡ

Đến nay, hoạt hình Việt Nam mới có phim "Wolfoo và hòn đảo kỳ bí" ra rạp năm 2023. Tác phẩm này chỉ thu được hơn 5 tỉ đồng, không đủ để nhà đầu tư chú ý, yên tâm bỏ vốn vào phim hoạt hình "Na Tra 2: Ma đồng náo hải" do Sủi Cảo đạo diễn, ra rạp Trung Quốc dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đến ngày 19-2 đã thu về hơn 12,3 tỉ nhân dân tệ (hơn 1,68...

Phim của Huỳnh Lập chất lượng vụng về vẫn dẫn đầu phòng vé

“Nhà gia tiên” nhiều gia vị, nhưng thiếu sự hòa quyện. Huỳnh Lập tham lam khi dùng thoại dẫn dắt câu chuyện và cảm xúc khán giả, song cách giải quyết mâu thuẫn phim còn vụng về. Nhà gia tiên đánh dấu màn tái xuất màn ảnh rộng của cái tên Huỳnh Lập sau 5 năm vắng bóng, kể từ Pháp sư mù: Ai chết giơ tay (2019). Lần trở lại này, anh vẫn trung thành với màu sắc tâm...

Ý Nhi chuẩn bị cho Miss World

Hoa hậu Ý Nhi nói sẵn sàng tâm lý, đang tập luyện kỹ năng catwalk, trả lời phỏng vấn để tham gia Miss World 2025 ở Ấn Độ. Ngày 19/2, tổ chức Miss World công bố cuộc thi lần thứ 72 sẽ diễn ra ngày 7-31/5 tại Telangana, sau lần tổ chức tại đây năm 2024. "Tôi tự tin để đến với cuộc thi sau nhiều tháng chờ đợi", người đẹp nói. Nhiều tháng qua, Ý Nhi thực hiện dự án...

‘Dark Nuns’: Song Hye Kyo chưa tỏa sáng

"Dark Nuns" thu hút sự chú ý ngay từ khi công bố vì sự trở lại của Song Hye Kyo. Tuy nhiên, phim còn mất điểm vì kịch bản quen thuộc, ít bất ngờ, yếu tố kinh dị cũng chưa đủ hấp dẫn. Dark Nuns (Tựa Việt: Nữ tu bóng tối) gây chú ý từ lúc công bố đến khi phát hành vì đánh dấu sự trở lại của Song Hye Kyo sau 10 năm vắng bóng màn bạc, kể...

Không ai đủ sức cản đường Erik

Kết thúc cuộc chiến nhạc Việt dịp Valentine, bản hit "Dù cho tận thế" của Erik vẫn vững chắc ở vị trí dẫn đầu "top trending". Hướng đến trận chiến mới, màn kết hợp giữa Andree và producer Wokeup được kỳ vọng tạo đột biến cho đường đua. Sau những ngày đầu gây sốt nhạc Việt, Dù cho tận thếcủa Erik liên tiếp chạm mặt các đối thủ dịp Valentine. Đó là Chăm em một đời của Đức Phúc, được...

Phụ nữ trong phim Việt: Chỉ được mỗi cái… đẹp!

Nhân vật của Tiểu Vy, Kỳ Duyên, Kaity Nguyễn, Thiên Ân... xinh đẹp nhưng xây dựng vội vàng, diễn biến tâm lý không tinh tế mà hơi khoa trương. Các nhân vật nữ và vấn đề về phụ nữ luôn là chủ đề chính trong phim Việt. Có một loạt nhân vật nữ chính có tạo hình xinh đẹp, được chăm chút về tạo hình, còn sơ sài, nhân vật khó lưu lại trong lòng khán giả. Nữ phim Việt quan...

Phim Việt bắt đầu cuộc đua mới

Sau mùa phim Tết, thị trường điện ảnh nội địa tiếp tục bước vào đường đua sôi động với loạt dự án từ hài đến kinh dị, lịch sử. Mùa phim Tết 2025 khép lại với nhiều cung bậc cảm xúc. Điện ảnh Việt cũng đạt được những cột mốc doanh thu ấn tượng, dù chưa có phim nào vượt qua kỷ lục 551 tỷ đồng của Mai năm ngoái. Sắp tới, đường đua hứa hẹn sôi động hơn. Nhiều phim...

NSƯT Quang Thắng, Hương Tươi trở lại ‘Gặp nhau cuối tuần’ sau 19 năm

NSƯT Quang Thắng, Hương Tươi - hai nghệ sĩ gắn bó với "Gặp nhau cuối tuần" từ những số đầu tiên - tiếp tục đồng hành cùng chương trình, phát sóng trở lại trên VTV3 từ ngày 1/3. Tối 19/3, chương trình Gặp nhau cuối tuần 2025 ghi hình số đầu tiên. NSƯT Quang Thắng, Hương Tươi, Duy Nam, Dương Anh Đức là những nghệ sĩ xuất hiện tại buổi ghi hình. NSƯT Quang Thắng, Hương Tươi là hai nghệ...

Rực rỡ sắc màu văn hóa dân gian trong MV “Mộng Thượng Ngàn”

Sự trở lại của dòng chảy dân gian trong âm nhạc đã tạo cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ sáng tác, xây dựng sản phẩm mới từ nhạc truyền thống. Một trong những MV ấn tượng vừa ra mắt đã tạo nên ấn tượng đặc biệt từ âm nhạc, trang phục và cách trình diễn, là “Mộng Thượng Ngàn”, do nhóm nhạc Thanh Âm Xanh, gồm các nghệ sĩ tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Quốc gia và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất