Powered by Techcity

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, “khó mấy cũng phải làm”

Nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là yêu cầu tất yếu để thực hiện các mục tiêu trăm năm của đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định “khó mấy cũng phải làm, không làm không được”, đồng thời đề ra hàng loạt giải pháp trọng tâm nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu thảo luận tại tổ. (Ảnh: DUY LINH)

Quyết tâm vượt khó, đưa đất nước tiến lên

Chiều 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ của mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điểm lại tình hình thế giới và trong nước, nhấn mạnh những thách thức đặt ra đối với nền kinh tế, từ căng thẳng thương mại toàn cầu, biến động địa chính trị, tới những khó khăn nội tại như dịch bệnh, đứt gãy chuỗi cung ứng hay thiên tai.

Cùng với đó, quy mô, độ mở, sự chuyển đổi của nền kinh tế cũng là một thách thức cho những mục tiêu trăm năm (tới năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và tới 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước) mà Đại hội XIII đã đề ra. Đặc biệt, theo Thủ tướng, việc thay đổi lãnh đạo ở địa phương, Trung ương trong nhiệm kỳ này cũng có tác động.

Trong bối cảnh như vậy, cùng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng lòng của nhân dân, doanh nghiệp, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, đất nước đã vượt qua được khó khăn. Năm 2024, toàn bộ 15/15 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã vượt và đạt, trong đó 12 chỉ tiêu vượt.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu thảo luận tại tổ. (Ảnh: DUY LINH)

Thủ tướng thông tin, sáng nay Bộ Chính trị họp để tổng kết việc cải cách bộ máy theo Nghị quyết 18 năm 2027 của Trung ương và nhận định rằng: Việc cải cách bộ máy hiện nay được nhân dân đồng tình, ủng hộ, cả hệ thống chính trị vào cuộc nên thực hiện rất nhanh. Trung ương nêu gương và địa phương làm theo. Phương châm hành động là làm từ trên xuống, từ dưới lên, đi từ đơn giản đến phức tạp.

Tình hình thế giới hiện nay, cùng với đòi hỏi, mong mỏi của nhân dân, yêu cầu của phát triển nhằm đạt các mục tiêu trăm năm thì nhiệm vụ tăng trưởng GDP 8% năm 2025 “khó mấy cũng phải làm, không làm không được”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng kể lại, hồi xảy ra cơn bão số 3 (Yagi), nhiều người khuyên ông giảm mục tiêu tăng trưởng để dễ phấn đấu. “Tôi trả lời rằng phấn đấu vì dân giàu nước mạnh, vì cuộc sống ấm no của nhân dân, chứ không phải đặt ra mục tiêu để dễ dàng phấn đấu đạt được. Truyền thống, văn hóa của dân tộc chúng ta từ xưa đến nay là càng áp lực càng nỗ lực, càng khó khăn càng đoàn kết. Chúng ta đã vượt qua những khó khăn”, Thủ tướng nói.

Mục tiêu tăng trưởng 8% vào năm 2025, theo Thủ tướng, không chỉ là con số mà là một nhiệm vụ mang tính chiến lược, quyết định quy mô GDP, thu nhập bình quân đầu người, năng suất lao động và nhiều chỉ tiêu quan trọng khác.

“Đây là một thách thức rất lớn. Nhưng nếu không đặt mục tiêu như thế thì khó hoàn thành mục tiêu trăm năm. Cả nước phải tăng trưởng, các địa phương phải tăng trưởng, các ngành phải tăng trưởng, các lĩnh vực phải tăng trưởng. Tất cả đều phải hành động, phải thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tập trung cho mục tiêu tăng trưởng”, Thủ tướng nói.

Tạo không gian phát triển, thúc đẩy động lực tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ. (Ảnh: DUY LINH)

Nhằm đạt được mục tiêu này, Chính phủ xác định nhiều giải pháp đồng bộ, từ chính sách tài khóa, tiền tệ, đầu tư công đến cải cách thể chế, phát triển hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ.

Trước hết, Chính phủ sẽ tạo điều kiện để các bộ, ngành, doanh nghiệp và người dân có thêm không gian sáng tạo, khơi thông nguồn lực. Cùng với đó là có thể nới rộng tăng trưởng tín dụng, kết hợp với chính sách tài khóa, tăng thu giảm chi, nới rộng tỷ lệ bội chi trong bối cảnh nợ công, nợ chính phủ đang được kiểm soát tốt.

Thủ tướng cũng đề cập đến giải pháp thúc đẩy đầu tư công, đẩy mạnh ba đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực theo tinh thần “vướng mắc ở đâu gỡ ở đó, vướng mắc lúc nào gỡ lúc đó”.

Đối với đột phá hạ tầng, việc đầu tư hạ tầng chiến lược tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt là các tuyến giao thông huyết mạch như đường sắt tốc độ cao bắc-nam, tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, cùng với hệ thống đường sắt đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu thảo luận tại tổ. (Ảnh: DUY LINH)

Thủ tướng cũng nhấn mạnh vai trò của khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong việc tạo động lực tăng trưởng mới. Việc phủ sóng internet vệ tinh để đưa công nghệ số tới vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, sẽ giúp rút ngắn khoảng cách phát triển, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Đồng thời, cần tận dụng không gian phát triển mới như không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm để mở rộng dư địa tăng trưởng.

Song song với đó, cải cách bộ máy hành chính tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Việc cắt giảm thủ tục hành chính, bỏ cơ chế xin-cho, đẩy mạnh số hóa trong quản lý nhà nước sẽ giúp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Lấy thí dụ về bỏ công an cấp huyện, Thủ tướng cho biết, khi bỏ công an cấp huyện thì một số sẽ được điều lên tỉnh, đa số còn lại thì xuống cơ sở.

“Nói vì dân, vì hạnh phúc của nhân dân thì dân ở đâu? Dân ở cơ sở, xã, phường, phải tăng cường cơ sở để lo cho dân. Việc cải cách bộ máy lần này, kể cả bộ máy Đảng là để phục vụ cho phát triển. Dân phải hạnh phúc, ấm no, đất nước phải hùng cường, giàu mạnh. Làm gì thì làm phải nhắm tới mục tiêu đó. Từ giờ tới cuối năm phải làm rất nhiều việc”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng khẳng định, muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng cao, cả nước phải chung sức, đồng lòng. Các địa phương, ngành, lĩnh vực đều phải nỗ lực tối đa. “Chỉ bàn làm, không bàn lùi. Khi đã quyết tâm thì phải làm”, Thủ tướng nhấn mạnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: 5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK, Hàn Quốc

Chiều 14/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Chey Tae-won, Chủ tịch Tập đoàn SK kiêm Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (KCCI). Đây là Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề có giá trị vốn hóa thị trường gần 200 tỷ USD, đứng thứ hai tại Hàn Quốc và thuộc top 100 tập đoàn lớn nhất toàn cầu và đã đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD vào...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Lào

Chiều 13/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tại cuộc tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng đồng chí Thongsavanh Phomvihane được Quốc hội Lào phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao; bày tỏ tin tưởng với bề dày kinh nghiệm về đối ngoại, đồng chí Thongsavanh Phomvihane sẽ hoàn thành xuất sắc...

Thủ tướng mong muốn thúc đẩy thương mại với Khối thị trường chung Nam Mỹ

Thủ tướng khẳng định mong muốn cùng với Chính phủ Brazil thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư song phương phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tương xứng với tiềm năng của hai nước. Chiều 13/2, tiếp ông Renato Costa, Tổng Giám đốc Công ty Friboi thuộc tập đoàn JBS S.A Brazil và Đại sứ Brazil tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định Thương mại...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Samsung Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam và người kế nhiệm Na Ki Hong, thảo luận về chiến lược đầu tư và phát triển của Samsung tại Việt Nam. Chiều 12/2, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam và người kế nhiệm là ông Na Ki Hong, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn ông Choi Joo Ho đã đóng...

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm: Lựa chọn công nghệ phải “đi tắt, đón đầu”

Phát biểu tại phiên họp tổ theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ chín của Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, lựa chọn công nghệ phải chọn công nghệ hiện đại, tiên tiến, phải "đi tắt, đón đầu", nếu không sẽ tụt hậu so với thế giới. Nếu chỉ lựa chọn công nghệ, máy móc giá rẻ (theo quy định của Luật Đấu thầu) chúng ta sẽ trở thành bãi rác công nghệ. Tiếp tục...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số nội dung luật, nghị quyết quan trọng

Tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 15/2, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường để cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Trong phiên thảo luận sáng về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi), qua thảo luận, đa...

Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Bảy, ngày 15/2/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG * Nội dung 1 Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Tại phiên thảo luận có 19 lượt đại biểu Quốc hội...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Muốn tăng trưởng 8% phải dựa vào khoa học, công nghệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay và xa hơn là tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030, cần dựa vào nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 15/2, sau khi nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một...

Một số điểm mới quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2025/NĐ-CP ngày 10/2/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 27/3/2025 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024. Trong đó, Nghị định số 20/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm d, k và bổ sung điểm m khoản...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Lựa chọn công nghệ phải “đi tắt, đón đầu”

Phát biểu tại phiên họp tổ theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ chín của Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, lựa chọn công nghệ phải chọn công nghệ hiện đại, tiên tiến, phải "đi tắt, đón đầu", nếu không sẽ tụt hậu so với thế giới. Nếu chỉ lựa chọn công nghệ, máy móc giá rẻ (theo quy định của Luật Đấu thầu) chúng ta sẽ trở thành bãi rác công nghệ. Tiếp tục...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số nội dung luật, nghị quyết quan trọng

Tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 15/2, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường để cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Trong phiên thảo luận sáng về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi), qua thảo luận, đa...

Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Bảy, ngày 15/2/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG * Nội dung 1 Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Tại phiên thảo luận có 19 lượt đại biểu Quốc hội...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Muốn tăng trưởng 8% phải dựa vào khoa học, công nghệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay và xa hơn là tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030, cần dựa vào nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 15/2, sau khi nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một...

Thủ tướng: 5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính...

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác cửa khẩu, đối ngoại tại BĐBP Quảng Ninh

Ngày 15/2, tại Quảng Ninh, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn, đã kiểm tra, nắm tình hình công tác quản lý cửa khẩu, đối ngoại tại BĐBP Quảng Ninh. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy...

Nghị quyết về bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1403/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện, gồm: Ủy ban Kiểm sát; Văn phòng; Vụ Công tố và Kiểm sát...

Quốc hội thảo luận dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 15/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Đại diện...

Đảm bảo tiến độ, chất lượng đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027

Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh có 4.785 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, đảng bộ bộ phận. Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 95% chi bộ trực thuộc đã tổ chức thành công đại hội nhiệm kỳ 2025-2027, hoàn thành đúng tiến độ, yêu cầu đặt ra.  Toàn Đảng bộ huyện Tiên Yên có 190 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở. Trong đó có 76 chi bộ thôn, bản, khu phố; 114 chi bộ thuộc...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK, Hàn Quốc

Chiều 14/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Chey Tae-won, Chủ tịch Tập đoàn SK kiêm Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (KCCI). Đây là Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề có giá trị vốn hóa thị trường gần 200 tỷ USD, đứng thứ hai tại Hàn Quốc và thuộc top 100 tập đoàn lớn nhất toàn cầu và đã đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD vào...

Tin nổi bật

Tin mới nhất