Powered by Techcity

Trình Quốc hội cơ chế đặc thù đầu tư xây dựng Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Áp dụng hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay

Thừa ủy quyền Thủ tướng báo cáo tóm tắt về nội dung các cơ chế, chính sách đặc thù, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Chính phủ đề xuất cho phép triển khai đồng thời các công việc về đàm phán các hiệp định, thoả thuận với đối tác song song với quá trình lập các hồ sơ và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên. (Ảnh: DUY LINH)

Về lựa chọn chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện, Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư thực hiện các dự án; áp dụng hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay và chỉ định thầu đối với gói thầu chìa khóa trao tay xây dựng nhà máy chính với nhà thầu trong Thỏa thuận hoặc Hiệp định liên Chính phủ.

Đồng thời, áp dụng hình thức chỉ định thầu/chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu tư vấn quan trọng để lập, thẩm tra, thẩm định, trợ giúp chủ đầu tư quản lý, thực hiện dự án; mua nhiên liệu, thuê đối tác vận hành, bảo dưỡng trong thời gian đầu.

Chính phủ cũng đề xuất được thực hiện song song, đồng thời một số công việc chuẩn bị dự án (khảo sát lập nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, rà phá bom mìn, thực hiện dự án thành phần…) trong quá trình đàm phán hiệp định, thỏa thuận, hợp đồng chìa khoá trao tay trước khi phê duyệt dự án đầu tư.

Về cơ chế về phương án tài chính và thu xếp vốn thực hiện dự án, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết Chính phủ đề xuất được đàm phán vay vốn Chính phủ với các đối tác; cho phép chủ đầu tư vay lại không chịu rủi ro tín dụng; sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác; chủ đầu tư được sử dụng nguồn vốn vay từ trái phiếu Chính phủ/ doanh nghiệp/ công trình và một số cơ chế khác để có đủ vốn đối ứng thực hiện dự án; Bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án di dân, tái định cư.

Ngoài ra, Chính phủ còn trình cơ chế về áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật; các định mức, đơn giá; cơ chế cho phép các chủ đầu tư miễn thủ tục báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt dự án đầu tư, phương án huy động vốn.

Cùng đó là cơ chế, chính sách cho tỉnh Ninh Thuận để thực hiện dự án đền bù, tái định cư nhà máy điện hạt nhân; phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xây dựng điện hạt nhân; bảo đảm cung cấp vật liệu cho xây dựng dự án; bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân vùng dự án, cũng nằm trong đề xuất của Chính phủ.

Chính phủ cũng trình cơ chế về thủ tục phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với các hạng mục liên quan đến Dự án và các dự án thành phần; xử lý chồng lấn khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; xử lý chồng lấn quy hoạch (nếu phát sinh) trong quá trình thực hiện Dự án; cơ chế về thực hiện tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường.

“Các cơ chế, chính sách cần thiết khác sẽ được nghiên cứu cụ thể để tổng hợp, báo cáo trong hồ sơ trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Trong quá trình triển khai dự án, nếu phát sinh các vấn đề mới hoặc phải sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách này, Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định”, Bộ trưởng Công thương cho hay.

Đánh giá kỹ lưỡng, đầy đủ các rủi ro tiềm ẩn

Qua thẩm tra, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhất trí cần có một số cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ xây nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Cơ quan thẩm tra lưu ý Chính phủ cần chỉ đạo xem xét, đánh giá kỹ lưỡng, đầy đủ các rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro, bảo đảm an toàn, hiệu quả cho Dự án.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy. (Ảnh: DUY LINH)

Về thời điểm thông qua, Chính phủ đề xuất đưa dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành trong năm 2030. Ủy ban thẩm tra thấy rằng, theo kinh nghiệm quốc tế phải mất khoảng 8 năm để hoàn thiện một dự án điện hạt nhân (3 năm chuẩn bị, 5 năm xây dựng). Dự án có quy mô rất lớn, lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam, đòi hỏi nguồn lực lớn; trong thời gian tới dự kiến sẽ triển khai thực hiện nhiều dự án quan trọng khác. Do đó, đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và bổ sung giải pháp khắc phục để bảo đảm mục tiêu hoàn thành dự án.

Với đề xuất lựa chọn nhà thầu, Chủ nhiệm Lê Quang Huy nêu ý kiến cơ quan thẩm tra cho rằng, việc áp dụng chỉ định thầu gói thầu chìa khóa trao tay là hợp lý để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Tuy nhiên, hình thức này có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh, nguy cơ lợi ích nhóm và thiếu minh bạch trong quá trình thực hiện. Đề nghị cần có quy định rõ ràng về điều kiện áp dụng, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, bổ sung cơ chế kiểm soát chặt chẽ các điều khoản hợp đồng, đặc biệt là các cam kết về công nghệ, bảo trì và chuyển giao công nghệ sau khi hoàn thành dự án.

Về phương án tài chính và thu xếp vốn, cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu, cân nhắc quy định cụ thể cơ chế với EVN, PVN tại dự thảo nghị quyết.

Quang cảnh phiên họp sáng 14/2. (Ảnh: DUY LINH)

Liên quan đến cơ chế để bảo đảm mức vốn đối ứng, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Chính phủ làm rõ và khẳng định việc đánh giá lại tài sản để bổ sung vốn tự có, việc giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế còn lại để bổ sung vốn đối ứng… là hoàn toàn chỉ phục vụ cho việc triển khai dự án điện hạt nhân, không phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác.

“Có ý kiến đề nghị cần có quy định chặt chẽ về hạn mức vay vốn, lãi suất, thời hạn trả nợ và các điều kiện ràng buộc khác có liên quan…; có các giải pháp kiểm soát sử dụng vốn vay đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả”, Chủ nhiệm Lê Quang Huy thông tin.

Bên cạnh đó, theo cơ quan thẩm tra, dự thảo Nghị quyết chưa có cơ chế, chính sách đặc thù đối với nguồn nhân lực (đào tạo, đãi ngộ, thu hút nhân lực…) do đây là ngành có đặc thù, đòi hỏi chuyên môn, trình độ cao, tiềm ẩn nguy hiểm, nếu không có chính sách về nhân lực phù hợp sẽ khó chủ động triển khai thực hiện và vận hành dự án trong trước mắt và dài hạn; hoặc cơ chế, chính sách về đất đai, quy hoạch để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng.

Đồng thời, cần nghiên cứu, cân nhắc bổ sung cơ chế, chính sách ưu tiên tối đa cho các doanh nghiệp trong nước đáp ứng đủ yêu cầu thực hiện và nhanh chóng hình thành đội ngũ khoa học công nghệ, tiến đến làm chủ từng khâu, từng công nghệ trong thời gian sớm nhất, cơ quan thẩm tra nêu quan điểm.



Nguồn

Cùng chủ đề

Trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Sáng 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Trường hợp cần thiết, có thể điều chỉnh bội chi lên mức khoảng 4-4,5% GDP Bộ trưởng cho biết, năm 2025 có ý...

Thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần, giao EVN làm điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương đang kiến nghị những nội dung trên. Trước đây, việc điều chỉnh giá điện được áp dụng cho 6 tháng/lần. Chiều 7/1, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ, cung cấp các thông tin liên quan tới cơ chế điều chỉnh giá điện, việc triển khai thi hành Luật Điện lực và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Xây dựng cơ chế giá điện mới Để triển khai thi hành Luật Điện lực, mới đây Bộ...

Trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế VAT đến hết tháng 6/2025

Chiều 28/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Mở đầu, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Cần tiếp tục giảm thuế VAT 2% nhằm phù hợp với bối cảnh kinh...

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Việc phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng như đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng; đáp ứng nhiệm vụ kép vừa cung cấp điện nền, vừa bảo vệ môi trường... Nhiều tác dụng nếu phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam Chiều 27/11, tại Kỳ họp thứ 8, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính...

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Cùng tác giả

Lễ hội Thái Miếu – Báo Quảng Ninh điện tử

Sáng ngày 15/2, tức ngày 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ, thành phố Đông Triều đã tổ chức lễ hội Thái Miếu năm 2025. Thái Miếu là một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong quần thể các di tích lịch sử văn hóa nhà Trần trên đất Đông Triều. Căn cứ vào kết quả khai quật khảo cổ học và các tài liệu lịch sử, Thái Miếu được An Sinh vương Trần Liễu xây dựng từ nửa...

Thủ tướng: 5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính...

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác cửa khẩu, đối ngoại tại BĐBP Quảng Ninh

Ngày 15/2, tại Quảng Ninh, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn, đã kiểm tra, nắm tình hình công tác quản lý cửa khẩu, đối ngoại tại BĐBP Quảng Ninh. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy...

Tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Năm 2025, Quảng Ninh đặt mục tiêu trưởng kinh tế đạt 14% - kỷ lục mới trong phát triển KT-XH sau nhiều thập kỷ. Để đạt mục tiêu này, tỉnh xác định giải pháp cốt lõi dựa vào nhân tố thúc đẩy đầu tư. Với quyết tâm chính trị lớn, các địa phương trong tỉnh đang tập trung cho công tác GPMB nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động đầu tư tăng tốc. Bám sát tinh thần chỉ...

Bỏ túi lịch trình du xuân Sun World Ha Long 2025

Check-in Suối Hoa tại Đồi Bầu trời (Sky Hill), “chill” tại Đồi Mặt trời (Sun Hill) hay chạm đến an nhiên tại Đồi Cửa Biển (Ocean Hill) là những trải nghiệm “mới tinh” mà bạn không nên bỏ qua khi khám phá Sun World Ha Long phiên bản 2025. Sun World Ha Long nằm ngay vị trí trung tâm nhất khu du lịch Bãi Cháy (Hạ Long, Quảng Ninh) nên dễ dàng cho du khách di chuyển bằng nhiều phương...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: 5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính...

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác cửa khẩu, đối ngoại tại BĐBP Quảng Ninh

Ngày 15/2, tại Quảng Ninh, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn, đã kiểm tra, nắm tình hình công tác quản lý cửa khẩu, đối ngoại tại BĐBP Quảng Ninh. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy...

Nghị quyết về bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1403/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện, gồm: Ủy ban Kiểm sát; Văn phòng; Vụ Công tố và Kiểm sát...

Quốc hội thảo luận dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 15/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Đại diện...

Đảm bảo tiến độ, chất lượng đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027

Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh có 4.785 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, đảng bộ bộ phận. Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 95% chi bộ trực thuộc đã tổ chức thành công đại hội nhiệm kỳ 2025-2027, hoàn thành đúng tiến độ, yêu cầu đặt ra.  Toàn Đảng bộ huyện Tiên Yên có 190 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở. Trong đó có 76 chi bộ thôn, bản, khu phố; 114 chi bộ thuộc...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, “khó mấy cũng phải làm”

Nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là yêu cầu tất yếu để thực hiện các mục tiêu trăm năm của đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định "khó mấy cũng phải làm, không làm không được", đồng thời đề ra hàng loạt giải pháp trọng tâm nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội. Quyết tâm vượt khó, đưa đất nước tiến lên Chiều 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK, Hàn Quốc

Chiều 14/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Chey Tae-won, Chủ tịch Tập đoàn SK kiêm Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (KCCI). Đây là Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề có giá trị vốn hóa thị trường gần 200 tỷ USD, đứng thứ hai tại Hàn Quốc và thuộc top 100 tập đoàn lớn nhất toàn cầu và đã đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD vào...

Thông cáo báo chí số 3, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Sáu, ngày 14/2/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ ba tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định để tiến hành các nội dung sau: * Nội dung 1 Quốc hội nghe Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, thừa ủy quyền của Thủ...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK, Hàn Quốc

Chiều ngày 14/2, tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK kiêm Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại (KCCI), Hàn Quốc Chey Tae-won. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh Chủ tịch Tập đoàn SK thăm và làm việc tại Việt Nam; đánh giá cao những thành quả đạt được của Tập đoàn SK trong quá trình đầu tư kinh doanh tại Việt...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh góp ý vào đề án bổ sung về phát triển kinh tế – xã hội năm 2025

Ngày 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất