Powered by Techcity

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, chiều 13/2, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, chiều 13/2, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) nêu rõ, việc lược bỏ quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã rất phù hợp với thực tế.

Bởi hiện nay, mặc dù được trao quyền trong luật, nhưng hầu hết chính quyền cấp xã rất ít ban hành văn bản quy phạm, thậm chí nhiều địa phương, chính quyền cấp xã không ban hành văn bản quy phạm.

Tán thành với những đổi mới mạnh mẽ về cơ chế bảo đảm nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật quy định tại Điều 69 và Điều 70 dự thảo Luật, gồm cả đãi ngộ đặc biệt về nhân lực, tài lực, đầu tư hiện đại hóa để tăng cường ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) cho rằng, đây là sự đầu tư xứng đáng cho một hệ thống pháp luật đáp ứng 12 tiêu chí mà Bộ Chính trị đề ra trong Kết luận 119-KL/TW về tính dân chủ, chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi hiệu quả, minh bạch, dễ tiếp cận, dễ áp dụng, tiết kiệm thời gian, chi phí, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng.

Trong phiên thảo luận, nhiều đại biểu quan tâm đến vấn đề về phản biện xã hội, tham vấn, góp ý đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và bày tỏ tán thành quy định Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Đề nghị cần nghiên cứu, bổ sung việc phản biện của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội ngay tại quy trình xây dựng chính sách, đại biểu Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) cho rằng, dự thảo Luật đã tách quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Quy trình xây dựng chính sách (quy định tại mục II về xây dựng chính sách) không quy định Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội phản biện chính sách mà chỉ tham gia ý kiến.

Điều này chưa phù hợp với Thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật tại Thông báo số 4927 của Tổng Thư ký Quốc hội về Phản biện xã hội và tham vấn chính sách; Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 217/QĐ-TW của Bộ Chính trị về đối tượng phản biện xã hội tại khoản 1, điều 9; và tại Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 26.10.2022 của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Do đó, việc Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội tham gia ngay từ khâu đề xuất, xây dựng chính sách bảo đảm các chính sách đó phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân cũng như hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình xây dựng chính sách, đưa chính sách đi vào cuộc sống nhanh và hiệu quả.

Kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, không khí thảo luận tại Hội trường rất sôi nổi, tập trung, dân chủ, trí tuệ, với tinh thần trách nhiệm cao. Nội dung phát biểu vừa toàn diện, bao quát trên mọi vấn đề mà dự án Luật đề cập, vừa cụ thể, thiết thực, góp ý thẳng vào các nội dung, quy định tại các điều, khoản của dự thảo Luật.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Tổng Thư ký Quốc hội khẩn trương tổ chức tổng hợp đầy đủ ý kiến thảo luận tại tổ và ý kiến thảo luận tại Hội trường, gửi đến các đại biểu Quốc hội và các cơ quan có liên quan để nghiên cứu và các cơ quan có trách nhiệm tiếp thu, giải trình.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ để chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan có liên quan nghiêm túc tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng cao nhất trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tiếp tục hoàn thiện, nâng tầm Dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội với hàm lượng trí tuệ và tính thực tiễn cao

Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng. Tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban và đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực Tiểu ban, Tổ trưởng Tổ Biên tập kinh tế-xã hội trình bày báo cáo về quá trình bổ sung, hoàn...

Phân loại rõ các công trình sửa chữa, cải tạo trong khu vực bảo vệ di tích

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ, phân loại tiêu chí, quy mô, loại hình công trình sửa chữa, cải tạo, xây dựng trong khu vực bảo vệ di tích; hoặc xác định tiêu chí các thủ tục hành chính, thời gian trả lời đối với từng loại hình công trình. Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, chiều 27/8, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành nội...

Không quy định công chứng bản dịch trong dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)

Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật và cơ quan chủ trì soạn thảo thống nhất tiếp thu theo hướng giữ quy định của dự thảo Luật như Chính phủ trình, đó là không quy định việc công chứng viên công chứng bản dịch mà chỉ quy định chứng thực chữ ký người dịch, để khắc phục những tồn tại, hạn chế của việc công chứng bản dịch. Sáng 13/8, tiếp tục chương trình phiên họp...

Chuẩn bị trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo về việc xây dựng Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp. Theo đó, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 232/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn...

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Hội nghị đã thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến...

Cùng tác giả

Thủ tướng mong muốn thúc đẩy thương mại với Khối thị trường chung Nam Mỹ

Thủ tướng khẳng định mong muốn cùng với Chính phủ Brazil thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư song phương phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tương xứng với tiềm năng của hai nước. Chiều 13/2, tiếp ông Renato Costa, Tổng Giám đốc Công ty Friboi thuộc tập đoàn JBS S.A Brazil và Đại sứ Brazil tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định Thương mại...

Thông cáo báo chí số 2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Năm, ngày 13/2/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ hai của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG Quốc hội thảo luận ở tổ về: (i) Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); (ii) Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); (iii) Dự thảo Nghị quyết...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane

Tổng Bí thư đánh giá chuyến thăm của đồng chí Thongsavanh Phomvihane có ý nghĩa hết sức quan trọng, là dịp để hai bên chuẩn bị tốt nhất cho cho các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao thời gian tới. Chiều 13/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Thongsavanh Phomvihane, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào làm Trưởng đoàn đang có chuyến chính thức Việt Nam. Tại...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Lào thăm chính thức Việt Nam

Chủ tịch nước tin tưởng rằng với kinh nghiệm phong phú, cùng với tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, trên cương vị của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Lào sẽ có nhiều đóng góp tích cực cho quan hệ hai nước. Ngày 13/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp đồng chí Thongsavanh Phomvihane, Bộ trưởng Ngoại giao Lào nhân dịp thăm chính thức Việt Nam. Trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước dành thời gian...

Việt Nam sẵn sàng tham gia nỗ lực quốc tế giải quyết xung đột Nga-Ukraine

Việt Nam ủng hộ các nỗ lực trung gian hòa giải nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình lâu dài cho xung đột, với sự tham gia của tất cả bên liên quan, phù hợp luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Chiều 13/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận việc Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng mong muốn thúc đẩy thương mại với Khối thị trường chung Nam Mỹ

Thủ tướng khẳng định mong muốn cùng với Chính phủ Brazil thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư song phương phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tương xứng với tiềm năng của hai nước. Chiều 13/2, tiếp ông Renato Costa, Tổng Giám đốc Công ty Friboi thuộc tập đoàn JBS S.A Brazil và Đại sứ Brazil tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định Thương mại...

Thông cáo báo chí số 2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Năm, ngày 13/2/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ hai của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG Quốc hội thảo luận ở tổ về: (i) Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); (ii) Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); (iii) Dự thảo Nghị quyết...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane

Tổng Bí thư đánh giá chuyến thăm của đồng chí Thongsavanh Phomvihane có ý nghĩa hết sức quan trọng, là dịp để hai bên chuẩn bị tốt nhất cho cho các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao thời gian tới. Chiều 13/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Thongsavanh Phomvihane, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào làm Trưởng đoàn đang có chuyến chính thức Việt Nam. Tại...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Lào thăm chính thức Việt Nam

Chủ tịch nước tin tưởng rằng với kinh nghiệm phong phú, cùng với tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, trên cương vị của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Lào sẽ có nhiều đóng góp tích cực cho quan hệ hai nước. Ngày 13/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp đồng chí Thongsavanh Phomvihane, Bộ trưởng Ngoại giao Lào nhân dịp thăm chính thức Việt Nam. Trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước dành thời gian...

Việt Nam sẵn sàng tham gia nỗ lực quốc tế giải quyết xung đột Nga-Ukraine

Việt Nam ủng hộ các nỗ lực trung gian hòa giải nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình lâu dài cho xung đột, với sự tham gia của tất cả bên liên quan, phù hợp luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Chiều 13/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận việc Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky...

Tạo thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài xuất nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam

Đầu năm nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 11 về việc miễn thị thực với thời hạn tạm trú 45 ngày kể từ ngày nhập cảnh cho công dân các nước: Thụy Sĩ, Ba Lan và Séc vào Việt Nam du lịch. Chiều 13/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về chính sách miễn thị thực cho công dân một số nước, Người Phát ngôn Bộ...

Việt Nam sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ để nhận trở lại công dân

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, thời gian qua, việc tiếp nhận công dân Việt Nam bị Hoa Kỳ trục xuất dựa trên cơ sở thỏa thuận nhận trở lại công dân đã được ký kết giữa hai nước. Chiều 13/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc chính quyền Tổng thống Trump thực hiện việc trục xuất nhiều người nhập cư bất hợp pháp...

Bộ Tư lệnh Quân khu 3 kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện tại Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh

Chiều 13/2, Đoàn công tác của Quân khu 3 do Đại tá Đinh Đình Trường, Phó Tham mưu trưởng Quân khu làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện năm 2025 tại Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh. Tiếp và làm việc với đoàn công tác có Đại tá Khúc Thành Dư, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; Đại tá Nguyễn Quang Hiến, Phó Bí thư Thường trực Đảng...

Việt Nam mong muốn hợp tác cùng với Hoa Kỳ trong khắc phục hậu quả chiến tranh

Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, việc ngưng các dự án hỗ trợ của USAID sẽ tác động mạnh mẽ đến an toàn, con người cũng như môi trường khu vực các dự án. Chiều 13/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký sắc lệnh đóng băng các khoản viện trợ ra nước ngoài, trong đó có các dự...

Khơi thông nguồn lực để đạt mục tiêu tăng trưởng cao

Trong vai trò là một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc, tỉnh Quảng Ninh xác định rõ quyết tâm chính trị là một trong những địa phương đi đầu trong hiện thực hoá khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc cùng mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt hai con số trong các thập kỷ tới. Mục tiêu tăng trưởng 14% là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất