Powered by Techcity

FDI Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tăng năm 2025?

Tháng 1/2025, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam gần 600 triệu USD vốn FDI, đứng thứ 3 trong tổng số 55 quốc gia đầu tư vào Việt Nam.

FDI Nhật Bản tăng mạnh trong tháng 1/2025

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tháng 1/2025, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới, vốn đăng ký tăng thêm và vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 4,33 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm 2024.

Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong năm 2025. Ảnh mnh hoạ

Trong đó các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 599,09 triệu USD, đây là tổng vốn đầu tư của 21 dự án đăng ký mới, với tổng vốn đăng ký 52,12 triệu USD; 13 dự án đăng ký điều chỉnh vốn, với số vốn tăng thêm là 529,68 triệu USD và 14 giao dịch góp vốn, mua cổ phần với tổng vốn đăng ký 17,30 triệu USD.

Kết quả đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong tháng 1/2025 có sự tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ năm 2024 với mức tăng 665% (cùng kỳ năm 2024 các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam 78,32 triệu USD). Đặc biệt, với tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam đạt gần 600 triệu USD trong tháng 1/2025 đã đưa Nhật Bản đứng thứ 3 trong tổng số 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025, sau Hàn Quốc với trên 1,254 tỷ USD và Singapore với 1,244 tỷ USD.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư vài Việt Nam 5.512 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 78,28 tỷ USD, Nhật Bản cũng đứng thứ 3 trong tổng số 149 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, sau Hàn Quốc với trên 92 tỷ USD và Singapore với trên 84 tỷ USD.

Thống kê cho thấy, FDI của Nhật Bản tại Việt Nam tập trung tại nhiều lĩnh vực, bao gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo; năng lượng; thương mại – dịch vụ; giáo dục; bất động sản… trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chiếm ưu thế với sự xuất hiện của nhiều tập đoàn lớn như Honda, Toyota, Canon, Yamaha,… các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam hoạt động hiệu quả và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế – xã hội tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đặt niềm tin vào môi trường đầu tư của Việt Nam. Ảnh minh hoạ

Cơ hội thu hút FDI Nhật Bản

Theo kết quả “Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm 2024” được Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội công bố mới đây, có tới 56,1% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có mong muốn mở rộng kinh doanh trong 1-2 năm tới, đứng đầu khu vực ASEAN. Được biết, khảo sát này được JETRO thực hiện thông qua bảng câu hỏi về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, châu Đại Dương. Trong số 5.007 doanh nghiệp trả lời hợp lệ, có 863 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam, nhiều nhất trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ tại châu Á, châu Đại Dương.

Về triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2025, so với (kỳ vọng) năm 2024, có 50,4% doanh nghiệp dự báo sẽ “cải thiện”. Nhiều doanh nghiệp tiếp tục kỳ vọng vào kết quả kinh doanh khả quan tiếp nối năm 2024. Lý do cải thiện lợi nhuận kinh doanh năm 2024 của ngành chế tạo chủ yếu là do “nhu cầu tại thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa tăng”.

Ông Takeo Nakajima – nguyên Trưởng đại diện JETRO Hà Nội từng đưa ra nhận định: Việt Nam là quốc gia được các doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên thứ 2 về mở rộng sản xuất kinh doanh sau Mỹ. Việt Nam là một trong số những điểm đến đầu tư cạnh tranh nhất trong khu vực châu Á hiện nay. Lý do là bởi Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có sự ổn định về chính trị và tiềm năng phát triển.

Cũng theo ông Takeo Nakajima, có 2 yếu tố quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn khi quyết định đầu tư, đó là cơ hội kinh doanh và tăng trưởng kinh tế. Với các doanh nghiệp chất lượng cao thì có thêm những lợi thế về cơ sở hạ tầng và ưu tiên, ưu đãi đầu tư. Trong đó cơ hội kinh doanh vẫn được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất.

Đặc biệt, doanh nghiệp FDI Nhật Bản nói riêng và doanh nghiệp FDI nói chung đều có nhu cầu cao về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, cắt giảm thuế, cắt giảm thủ tục hành chính… chỉ cần đáp ứng được các yêu cầu này thì Việt Nam sẽ là điểm đến của doanh nghiệp FDI, trong đó có doanh nghiệp FDI đến từ Nhật Bản.

Mặc dù các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn đang đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam, nhưng theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, theo khảo sát của JETRO năm 2024, các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá thủ tục hành chính của Việt Nam liên quan đến phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, thay đổi giấy chứng nhận đầu tư… còn phức tạp. Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và việc thực thi một số thủ tục liên quan đến nhập khẩu sản phẩm, giấy phép kinh doanh và thuế còn thiếu minh bạch.

Để khắc phục những tồn tại này, tại báo cáo Đề án bổ sung về phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên của Chính phủ trình Quốc hội mới đây đã yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, các khó khăn vướng mắc trong hoạt động đầu tư kinh doanh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Cơ quan trình dự án luật phải chịu trách nhiệm đến cùng

Góp ý kiến trong phiên thảo luận tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sáng 12/2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý phải tăng cường vai trò của cơ quan trình trong việc chịu trách nhiệm đến cùng đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Chủ tịch Quốc hội cho biết, theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm...

Mỗi lượng vàng giảm thêm một triệu đồng

Các tiệm kim hoàn sáng nay giảm giá mua nhẫn trơn, vàng miếng cả triệu đồng, trong khi giá USD lên kịch trần và lập đỉnh mới. Sáng 12/2, giá vàng trong nước tiếp tục đi xuống sau pha biến động mạnh hôm qua. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua bán nhẫn trơn tại 86,7 - 89,7 triệu đồng, giảm 1,3 triệu ở chiều mua và 800.000 đồng chiều bán so với cuối ngày hôm qua....

Khai mạc lễ hội Mở cửa biển lần thứ hai năm 2025

Ngày 12/2, tại xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, đã diễn ra Lễ hội Mở cửa biển lần thứ hai trên cơ sở tín ngưỡng thờ ngư ông của người dân. Lễ hội Mở cửa biển được bắt đầu với các hoạt động khai hội, lễ tế cá Ông, thần Biển và lễ dâng hương thể hiện lòng biết ơn với biển, với trời đất và các đấng thần linh. Sau lễ mở cửa biển, lễ tế các vị thủy...

Tiếp tục đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Sáng 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình bày tóm tắt Tờ trình, Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc xây dựng, ban hành Luật là cần thiết, nhằm tiếp tục hoàn...

Giá xăng dầu tăng vào ngày mai?

Theo các doanh nghiệp xăng dầu, trước biến động của giá dầu thế giới, giá xăng RON 95 và E5 RON 92 trong nước ngày mai (13/2) có thể tăng 100-200 đồng/lít. Ghi nhận trên thị trường thế giới sáng 12/2 (theo giờ Việt Nam) cho thấy, giá dầu WTI ở mốc 73,18 USD/thùng, tăng 1,2% (tương đương tăng 0,87 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 76,86 USD/thùng, tăng 1,3% (tương đương tăng 0,99 USD/thùng). Giá dầu tăng lên...

Cùng chuyên mục

Mỗi lượng vàng giảm thêm một triệu đồng

Các tiệm kim hoàn sáng nay giảm giá mua nhẫn trơn, vàng miếng cả triệu đồng, trong khi giá USD lên kịch trần và lập đỉnh mới. Sáng 12/2, giá vàng trong nước tiếp tục đi xuống sau pha biến động mạnh hôm qua. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua bán nhẫn trơn tại 86,7 - 89,7 triệu đồng, giảm 1,3 triệu ở chiều mua và 800.000 đồng chiều bán so với cuối ngày hôm qua....

Giá xăng dầu tăng vào ngày mai?

Theo các doanh nghiệp xăng dầu, trước biến động của giá dầu thế giới, giá xăng RON 95 và E5 RON 92 trong nước ngày mai (13/2) có thể tăng 100-200 đồng/lít. Ghi nhận trên thị trường thế giới sáng 12/2 (theo giờ Việt Nam) cho thấy, giá dầu WTI ở mốc 73,18 USD/thùng, tăng 1,2% (tương đương tăng 0,87 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 76,86 USD/thùng, tăng 1,3% (tương đương tăng 0,99 USD/thùng). Giá dầu tăng lên...

Dồi dào nguồn cung, ổn định giá hàng hoá sau Tết

Trái ngược với những năm trước đây là hàng hoá thường có xu hướng tăng giá sau Tết, năm nay, thị trường hàng hoá sau Tết dồi dào về nguồn cung, ổn định giá. Nguồn hàng dồi dào, nhiều chương trình khuyến mãi được triển khai Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, hiện tại, tại các siêu thị và các chợ trên địa bàn Hà Nội, tình hình hàng hoá sau Tết ổn định về giá và rất...

Đua nhau giảm giá trên livestream, nhà bán hàng online lo lắng trong cuộc đua xuống đáy

Các sàn thương mại điện tử sử dụng mã giảm giá là công cụ quan trọng để kích thích người dùng mua sắm, nhưng thực tế chi phí này lại đổ về phía nhà bán hàng. Ông Lê Thành Vân, CEO thương hiệu thời trang GUMAC, thừa nhận từng bị hấp dẫn bởi những phiên livestream "kỷ lục" của các KOL/KOCs cùng các danh hiệu như Nhà bán hàng xuất sắc nhất do sàn thương mại điện tử trao tặng. Tuy...

Phấn đấu chỉ số công nghiệp tăng trưởng 9,5% năm 2025

Tại Nghị quyết 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương, Chính phủ đã giao năm 2025, chỉ số công nghiệp tăng trưởng 9,5%. Sản xuất công nghiệp giữ nhịp tăng trưởng Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Lần đầu tiên, Chính phủ ban hành...

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 14/CĐ-TTg Về tổ chức đoàn công tác của các Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xuất nhập khẩu, các chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2025. Công điện gửi các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang...

Bộ Công Thương nêu giải pháp ứng phó căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang

Theo Bộ Công Thương, kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ mang tính chất bổ trợ, cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương không cạnh tranh trực tiếp mà có sự bổ sung cho nhau, phù hợp với nhu cầu nội tại của mỗi nước. Theo đại diện Bộ Công Thương, thời gian gần đây, thương mại thế giới nổi lên ba xu hướng rõ rệt, đó là “phi toàn cầu hóa” hay phân mảnh trong thương mại quốc tế khiến cho...

Kỳ vọng tạo sự đột phá, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nhà ở xã hội

Việc triển khai các dự án nhà ở xã hội (NOXH) nhằm tạo ra chỗ ở ổn định, nâng cao đời sống cho người dân, góp phần thu hút lao động và phát triển kinh tế, đang được tích cực triển khai tại Quảng Ninh. Tỉnh đã ban hành đầy đủ các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển NOXH, đồng thời nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết 33/NQ-CP về tháo gỡ khó khăn cho thị...

Tối 11-2, giá vàng đồng loạt giảm chóng mặt

Cả giá vàng trong nước và thế giới đều đồng loạt lao dốc vào cuối ngày, riêng vàng miếng SJC "bốc hơi" 2,6 triệu đồng trong 1 ngày. Cuối ngày 11-2, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp như SJC, PNJ, Bảo Tín Minh Châu, DOJI niêm yết mua vào 88 triệu đồng/lượng, bán ra 90,5 triệu đồng/lượng, giảm thêm 700.000 đồng so với buổi trưa và giảm tới 2,6 triệu đồng/lượng so với mức kỷ lục 93,1 triệu...

Phát triển nhà ở xã hội: Cần thêm sự hỗ trợ về cơ chế chính sách, nguồn vốn

Theo chuyên gia, việc Nhà nước không đầu tư mà để doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội là chủ trương rất đúng bởi Nhà nước đã hỗ trợ thông qua miễn giảm thuế đất và có chính sách để cho vay lãi suất thấp. Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở bình dân vẫn còn thiếu, đặc biệt là khi các luật, chính sách mới liên quan đến nhà ở xã hội đã có hiệu lực thi hành,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất