Powered by Techcity

Xuân Ất Tỵ, ‘điểm danh’ một số người tuổi Tỵ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam

Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, cùng điểm lại một vài nhân vật tuổi rắn có dấu ấn trong lịch sử dân tộc.

Trong tư tưởng phương Đông, người tuổi rắn được coi là người có tài năng, tư duy nhanh nhạy và mềm dẻo. Trong lịch sử Việt Nam, nhiều nhân tài tuổi rắn đã xuất hiện và lưu danh.

Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, cùng Báo Điện tử VietnamPlus điểm lại một vài nhân vật tuổi rắn có dấu ấn trong lịch sử.

Bà Triệu (sinh năm Ất Tỵ 225-mất năm Canh Ngọ 248)

Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bà Triệu tên húy là Triệu Thị Trinh hay Triệu Trinh Nương (bà còn được gọi là Nhụy Kiều Tướng quân hay Lệ Hải bà vương, quê ở Cửu Chân, huyện Nông Cống – nay thuộc vùng núi Quan Yên, miền Định Công-Thiệu Yên, Thanh Hóa) là nữ anh hùng dân tộc, lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Ngô thời Bắc thuộc.

Bà cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt chiêu mộ quân binh, lập nghĩa quân chống lại sự đàn áp của giặc Ngô. Tuy nhiên, năm 248, Triệu Quốc Đạt mất, nghĩa quân bị giặc đàn áp dã man, bà đã chọn cái chết để giữ toàn khí tiết.

Về sau, thời vua Lý Nam Đế đã lập miếu thờ bà và truy phong làm Bậc chính anh hùng tài trinh nhất phu nhân.

Hình ảnh Bà Triệu trong tranh dân gian.

Cao Bá Quát (sinh năm Kỷ Tỵ 1809-mất năm Giáp Dần 1854)

Cao Bá Quát là nhà thơ nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam vào giữa thế kỷ 19. Tên hiệu của ông là Chu Thần hay Cúc Đường, ông sinh tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội).

Sinh trưởng trong gia đình nghèo khó nhưng ông thể hiện tài năng văn hay chữ tốt, thơ phú hơn người. Vào khoảng năm 1834, ông thường có những buổi xướng họa với các danh sỹ đất Thăng Long. Sau khi qua đời, ông để lại cho nền văn chương Việt Nam bộ sách “Chu thần thi tập” – tập hợp 1531 bài thơ và 21 bài văn xuôi của ông bằng chữ Nôm và chữ Hán.

Nguyễn Ảnh Thủ (sinh năm Tân Tỵ 1821-mất năm Tân Mùi 1871)

Ông là liệt sỹ thời Cần Vương chống Pháp; sinh tại làng Tân Sơn Nhì, huyện Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh). Ông hưởng ứng phong trào dưới cờ nghĩa quân Trương Định, năm 1864 ông bị địch bắt và kết án tù.

Năm 1868, khi mãn hạn tù, ông tập hợp đội nghĩa quân tiếp tục chống Pháp. Năm 1871, đội nghĩa quân của ông giết được tên trưởng đồn Thuận Kiều, nhưng trong trận này ông cũng hy sinh.

Trần Trọng Khiêm (sinh năm 1821-mất năm Bính Dần 1886)

Ông là nhà yêu nước, người Việt Nam đầu tiên đến Hoa Kỳ, trước cả nhà ngoại giao Bùi Viện. Sau này, ông đổi tên thành Lê Kim; quê quán: Xuân Lũng, Sơn Vi (nay là huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).

Khoảng năm 1850, ông tới miền Viễn Tây Hoa Kỳ để tham gia đội tìm vàng đa sắc tộc. Sau đó, ông trở về California làm cộng tác viên cho tờ Alta California, Morning Post, sau đó làm cộng tác viên cho báo Daily Evening một thời gian.

Khoảng năm 1856, ông trở về Việt Nam, ông và một số người đứng ra khai phá, lập làng Định An thuộc phủ Tân Thành tỉnh Định Tường (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Sau đó, ông theo Võ Duy Dương mộ quân chống Pháp. Năm 1866, quân Pháp truy quét, đồn quân do ông cai quản thất thủ, ông đã tuẫn tiết bảo toàn danh dự.

Đào Tấn (sinh năm Ất Tỵ 1845-mất năm Đinh Mùi 1907)

Đào Tấn là một danh sỹ, nhà soạn tuồng cận đại nổi tiếng Việt Nam, thuộc dòng dõi Đào Duy Từ, quê ở thôn Vinh Thạnh, tổng Thời Tú, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tên đầy đủ của ông là Đào Đăng Tấn, là vị quan thanh liêm thời nhà Nguyễn, giữ chức Tổng đốc An-Tĩnh, Công bộ thượng thư.

Ông giỏi văn chương, là người có công sáng tạo ra nghề hát bội ở Bình Định. Trong bộ môn nghệ thuật sân khấu tuồng, ông là nhà soạn tuồng cao nhất về số lượng cũng như chất lượng từ trước tới nay.

Đào Tấn được coi là ông tổ của nghệ thuật tuồng Việt Nam.

Nguyễn Bá Học (sinh năm Đinh Tỵ 1857-mất năm Tân Dậu 1921)

Ông là nhà văn, quê ở làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội).

Ông theo đuổi nghiệp văn chương năm 1918 bằng việc viết truyện ngắn, chính luận và chọn dịch các bài Hán văn, Pháp văn đăng ở Tạp chí Nam Phong, Tạp chí Đông Dương.

Ông được giới văn học đánh giá là một trong hai cây bút đầu tiên viết truyện ngắn hiện đại bằng Quốc ngữ trong văn học Việt Nam.

Trong vòng ba năm (từ năm 1918 đến 1921), ông viết 7 truyện ngắn đăng trên Tạp chí Nam Phong. Nguyễn Bá Học nổi tiếng với câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.”

Tống Hữu Định (sinh năm Kỷ Tỵ 1869-mất năm Nhâm Thân 1932)

Tống Hữu Định là người khởi xướng bộ môn ca kịch cải lương, hiệu Tịnh Trai, tục gọi là Thầy Phó Mười Hai (vì ông làm phó tổng và là người con thứ 12 trong gia đình); quê quán ở làng Long Châu, tỉnh Vĩnh Long. Ông nổi tiếng là người hào hoa, say mê âm nhạc dân tộc. Chính ông là người có sáng kiến khai sinh ra điệu hát “ca ra bộ” (năm 1914) – tiền thân của nghệ thuật hát cải lương sau này.

Trong lịch sử bộ môn hát cải lương Nam Bộ, các nhà nghiên cứu đã dành cho ông một chỗ đứng quan trọng trong sự hình thành và phát triển của bộ môn này.

Phan Phát Sanh (sinh năm Quý Tỵ 1893-mất năm Bính Thìn 1916)

Tự là Phan Xích Long, quê ở Chợ Lớn. Năm 1911, ông được tôn làm lãnh tụ phong trào nông dân chống Pháp mang màu sắc tôn giáo. Sau đó, ông lập căn cứ ở núi Thất Sơn và in truyền đơn rải khắp các chợ Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định… kêu gọi nhân dân nổi lên chống Pháp giành độc lập.

Ngày 21/3/1913, ông bị địch bắt ở Phan Thiết và bị kết án khổ sai. Sau vụ phá ngục vào tháng 2/1916, quân Pháp đã thẳng tay tàn sát 57 vị “Vô danh anh hùng” gồm 38 người xử công khai và 19 người bị giết tại chỗ.

Biến cố bi thương này được các sử gia gọi là “Quái kịch Xích Long ở Nam kỳ.” Đây cũng là một trang sử hào hùng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Dương Bạch Mai (sinh năm Ất Tỵ 1905-mất năm Giáp Thìn 1964)

Là nhà hoạt động chính trị, quê ở xã Phước Lễ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Sau một thời gian du học ở Pháp, Liên Xô, năm 1932, ông về nước, sống và hoạt động tại Sài Gòn. Cũng trong thời gian này, ông cộng tác với các báo La Cloche fêlée, La Lutte, Mai, Dân Quyền.

Năm 1945, ông là một trong những người lãnh đạo cướp chính quyền ở Sài Gòn. Năm 1946, ông là thành viên của phái đoàn Việt Nam đi dự Hội nghị trù bị Đà Lạt và trở nên nổi tiếng với những ý kiến rất thẳng thừng với các thành viên người Pháp. Sau đó, ông được điều ra làm việc ở Trung ương.

Mai Thọ Truyền (sinh năm Ất Tỵ 1905-mất năm Quý Sửu 1973)

Ông là nhà nghiên cứu Phật giáo, quê ở Bến Tre. Sinh thời, ông là một trong những đốc phủ sứ ngoại hạng và có công trong việc sáng lập chùa Xá Lợi (Sài Gòn) và Hội Phật học Nam Việt. Ông viết nhiều chuyên luận về Phật giáo ở cả hai miền Bắc-Nam cũng như dịch thuật một số kinh sách đạo Phật.

Thập niên 60 của thế kỷ 20, ông đã giữ chức Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa của chính quyền Sài Gòn và là người có công đóng góp vào việc phục chế một số tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam.

Hồ Văn Huê (sinh năm Đinh Tỵ 1917-mất năm Bính Thìn 1976)

Ông là bác sĩ quân y cấp hàm đại tá, quê ở thị xã Tân An, tỉnh Long An. Từ năm 1947, ông đã cùng với nhiều y, bác sỹ, dược sỹ khác mở Phòng Dược Khu 7, bào chế thành công nhiều loại thuốc tân dược phục vụ cho công tác phòng, chữa các bệnh nguy hiểm như sốt rét, kiết lỵ, sâu quảng.

Ông đã từng lặn lội qua khắp các chiến trường miền Nam và từng giữ các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Y tế Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, Phó cục trưởng Cục Hậu cần miền, Trưởng phòng Quân y miền…

Lê Văn Thới (sinh năm Đinh Tỵ 1917-mất năm Quý Hợi 1983)

Ông là nhà khoa học được phong hàm giáo sư, quê quán ở Gò Dầu, Tây Ninh. Ông đã từng được học bổng du học ở Pháp vào thập niên 40 của thế kỷ trước và được tín nhiệm phân công phụ trách khảo cứu nhiều đề tài hóa học hữu cơ cơ cấu, làm Trưởng ban khảo cứu cây thông của Viện Đại học Bordeaux, Pháp.

Từ năm 1958, sau khi về nước, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành đại học, trong khảo cứu khoa học và đặc biệt quan tâm đến việc đặt nền móng tân tiến cho nền thuật ngữ Việt Nam – một công trình của Hoàng Xuân Hãn đã khởi xướng.

Nguyễn Tuấn Trình – nhà thơ Thâm Tâm (sinh năm Đinh Tỵ 1917-mất năm Canh Dần 1950)

Nguyễn Tuấn Trình là nhà thơ với bút danh Thâm Tâm, quê ở thị xã Hải Dương. Năm 1938, ông vẽ tranh và sáng tác văn học. Từ những năm 1940, ông tham gia viết báo, viết văn và thường được đăng tải trên Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ năm và Truyền bá quốc ngữ, Phổ thông bán nguyệt san.

Nhà thơ-nhà báo Thâm Tâm. (Ảnh tư liệu)

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Thâm Tâm tham gia văn hóa Cứu quốc, ở trong Ban biên tập Báo Tiên Phong (1945-1946); sau đó ông nhập ngũ, làm thư ký tòa soạn Báo Vệ quốc quân (sau là Báo Quân đội Nhân dân).

Trong số các tác phẩm của ông, “Tống biệt hành” là một thi phẩm nổi tiếng với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí yêu nước rất cao./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch nước Lương Cường phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025

Tới dự Lễ và đánh trống phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp tỉnh Lạng Sơn tổ chức sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định mỗi cây xanh được trồng chính là một hành động yêu thương gửi gắm đến thiên nhiên, một món quà...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây ‘Đời đời nhớ ơn Bác Hồ’

Sáng 31/1 (tức mùng 3 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Tham dự Lễ phát động có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng ban Nội Chính Trung ương Phan Đình Trạc, Chủ tịch Ủy ban...

Gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng và mừng Xuân Ất Tỵ

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930-3/2/2025) và chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ 2025, sáng 20/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa, nhằm ôn lại truyền thống 95 năm lịch sử vẻ...

Cùng tác giả

Hơn 8,3 tỷ USD làm tuyến đường sắt đi qua 9 tỉnh, thành kết nối Trung Quốc

Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng đi qua 9 tỉnh, thành được xây mới với mục tiêu kết nối với cảng biển quốc tế Hải Phòng, kết nối liên vận với Trung Quốc. Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. Theo đó, dự án đi qua địa phận 9 tỉnh, thành phố gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh...

Quảng Ninh lọt top 3 địa phương doanh thu du lịch nghìn tỷ dịp Tết

Theo thống kê của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, cả nước có 8 tỉnh thành đạt doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó, tỉnh Quảng Ninh đứng thứ 3, chỉ sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Cụ thể, doanh thu du lịch của Quảng Ninh dịp Tết vừa qua đạt hơn 2.600 tỷ đồng, tăng trưởng 71% so với kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn năm 2024. Tổng...

Hơn 300.000 gian hàng chưa xác định được người bán

Khoảng 300.000 gian hàng với doanh thu 70.000 tỷ đồng trên các sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Grab chưa được định danh, gây thất thu ngân sách. Tại hồ sơ dự thảo Nghị định về quản lý thuế với kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, Bộ Tài chính cho biết có khoảng 300.000 cá nhân đang bán hàng tại hơn 400 sàn, theo dữ liệu được các bên cung cấp thông tin cho cơ quan thuế. Số...

Chê bai thậm tệ về phim kinh dị 18+ có NSƯT Chiều Xuân, NSƯT Quang Tèo đang cản đường Trấn Thành, Thu Trang

Phim kinh dị "Đèn âm hồn" bất ngờ dẫn đầu phòng vé sau Tết dù không được quảng bá rầm rộ. Tuy nhiên, tác phẩm cũng trở thành tâm điểm tranh cãi gay gắt về chất lượng nội dung và diễn xuất. Đèn âm hồnlà bất ngờ lớn tại phòng vé đầu năm nay. Tác phẩm không được quảng bá rầm rộ nhưng nhanh chóng vượt mặt các đối thủ để dẫn đầu bảng xếp hạng doanh thu của Box...

Nam du khách trèo cây tạo ‘cơn mưa hoa mận’ cho bạn gái chụp ảnh, chủ vườn nói quả đậu giảm 80%

Một cây mận bình thường đơm hoa, kết trái thì tỉ lệ đậu quả là 100%, nhưng cây hoa mận nào bị khách rung sẽ bị giảm 80%. Đó là chia sẻ của chị Hoàng Thị Quý, chủ vườn mận tại Mộc Châu (Sơn La) - một trong những vườn đã thu hút đông du khách đến check-in mùa hoa mận. Đây cũng là vườn mận xuất hiện trong video du khách trèo lên cây rung cho hoa mận rụng...

Cùng chuyên mục

Chê bai thậm tệ về phim kinh dị 18+ có NSƯT Chiều Xuân, NSƯT Quang Tèo đang cản đường Trấn Thành, Thu Trang

Phim kinh dị "Đèn âm hồn" bất ngờ dẫn đầu phòng vé sau Tết dù không được quảng bá rầm rộ. Tuy nhiên, tác phẩm cũng trở thành tâm điểm tranh cãi gay gắt về chất lượng nội dung và diễn xuất. Đèn âm hồnlà bất ngờ lớn tại phòng vé đầu năm nay. Tác phẩm không được quảng bá rầm rộ nhưng nhanh chóng vượt mặt các đối thủ để dẫn đầu bảng xếp hạng doanh thu của Box...

Vân Đồn: Lễ Cầu an Xuân Ất Tỵ năm 2025

Sáng 8/2 (tức 11 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Đền thờ Vua Lý Anh Tông, UBND thị trấn Cái Rồng, Ban Quản lý Đền thờ Vua Lý Anh Tông và Danh thắng Động Đông Trong long trọng tổ chức Lễ Cầu an Xuân Ất Tỵ 2025, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Tham dự buổi lễ, có đồng chí Trương Mạnh Hùng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; các đồng chí trong Thường...

Nhan sắc hoa hậu đóng cảnh nóng với mỹ nam kém 2 tuổi gây sốt phòng vé

Ngay lần đầu chạm ngõ điện ảnh, Kỳ Duyên đã được giao vai chính với nhiều phân cảnh nóng bỏng trong phim Tết "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành. Nguồn

“Hoàng tử Ballad” Erik trở lại quá hot!

Tối 6/2, Erik ra mắt video ca nhạc "Dù cho tận thế (vẫn yêu em)" do nhạc sĩ Nguyễn Phúc Thiện sáng tác cùng sự tham gia viết lời mới của Trấn Thành. Video ca nhạc là nhạc phim của tác phẩm "Bộ tứ báo thủ" do Trấn Thành thủ diễn. Với giai điệu Ballad sở trưởng, Erik không chỉ thuyết phục khán giả bởi giọng hát gây "trụy tim" mà còn làm bùng nổ với câu chuyện với màn...

Thanh Sơn: Tôi ngại khi được khen đẹp trai

Diễn viên Thanh Sơn có những chia sẻ về định hướng công việc, và các ý kiến nhận xét từ khán giả. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, diễn viên Thanh Sơn nói về việc anh thường nhận được những nhận xét từ khán giả khen mình có ngoại hình đẹp. "Có một sự thật là tôi luôn ngại khi được khen là đẹp trai. Tôi chưa bao giờ xây dựng hình ảnh của mình theo hướng là một diễn...

Phim ‘Nụ hôn bạc tỷ’ cán mốc doanh thu 100 tỷ đồng

Sau chưa đầy 2 tuần công chiếu, "Nụ hôn bạc tỷ" của Thu Trang gia nhập câu lạc bộ phim Việt có doanh thu trăm tỷ đồng. Theo số liệu của Box Office Vietnam sáng 7/2, bộ phim Nụ hôn bạc tỷ đã cán mốc 100 tỷ đồng doanh thu. Hôm 6/2, phim cũng dẫn đầu doanh thu trong ngày, vượt tác phẩm của Trấn Thành. Dù suất chiếu ít hơn phim của Thu Trang vẫn "qua mặt" Bộ tứ...

CLB Hưu trí Bái Tử Long (Cẩm Phả) trao giải thưởng thơ “Mừng Đảng, mừng xuân 2025”

Ngày 7/2, CLB Hưu trí Bái Tử Long (TP Cẩm Phả) tổ chức trao giải thưởng thơ “Mừng Đảng, mừng xuân 2025”. Chương trình đã được CLB Hưu trí Bái Tử Long phát động lần 1 từ tháng 10/2024 và phát động lần 2 đầu năm 2025. Tham gia giải có với 173 tác giả đến từ các CLB thơ của các phường trên địa bàn TP Cẩm Phả. Các tác giả đã mang đến hơn 300 bài thơ với...

Tọa đàm xây dựng và phát triển khu, tổ hợp công nghiệp văn hóa, sáng tạo tại TP Hạ Long

Ngày 7/2, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức tọa đàm "Xây dựng và phát triển khu, tổ hợp công nghiệp văn hóa, sáng tạo tại TP Hạ Long". Dự tọa đàm có đồng chí Đặng Xuân Phương, Trưởng Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh. Cùng dự có đại diện các đơn vị thuộc các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo TP Hạ Long và các chuyên gia, nhà khoa học. Nhằm khơi thông nguồn lực,...

Soobin Hoàng Sơn và dàn “anh tài” góp mặt tại “Trạm yêu”

Live concert "Trạm yêu" sẽ có sự góp mặt của Soobin Hoàng Sơn và dàn "Anh trai vượt ngàn chông gai" là NSND Tự Long, Cường Seven và Rhymastic. "Trạm Yêu" - live concert diễn ra ngày 8/3 tại Cung thể thao Điền kinh Mỹ Đình, (Hà Nội) có sự xuất hiện của dàn lineup hùng hậu. Đó là các anh tài bước ra từ chương trình "Anh trai vượt ngàn chông gai" gồm NSND Tự Long, Soobin Hoàng Sơn,...

Khai mạc lễ hội Đại Kỳ Phước đình làng Cốc (TX Quảng Yên)

Ngày 7/2, nhân dân phường Phong Cốc (TX Quảng Yên) tổ chức lễ hội Đại Kỳ Phước đình làng Phong Cốc. Đây là một trong những lễ hội truyền thống được địa phương duy trì tổ chức hằng năm. Đình Phong Cốc tọa lạc tại khu 4, phường Phong Cốc, TX Quảng Yên, được khởi dựng từ thế kỉ XIX, thờ Thần Nông và Tứ vị Thánh nương, người được tôn thờ là thành hoàng. Lễ hội Đại kỳ Phước đình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất