Powered by Techcity

Kết nối vùng thúc đẩy sự phát triển

Tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII có nhấn mạnh tới việc xây dựng quy hoạch và tổ chức không gian phát triển của quốc gia, của các vùng một cách hợp lý để phát huy tốt nhất lợi thế đặc thù của mỗi vùng, mỗi địa phương, tạo điều kiện tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới. Từ quan điểm này và dựa trên thực tế địa phương, thời gian qua Quảng Ninh đã tăng cường thúc đẩy, khai thác hiệu quả hợp tác liên kết vùng, tạo đà phát triển KT-XH của tỉnh và các vùng lân cận.

Cầu Bến Rừng, công trình giao thông kết nối Quảng Ninh – Hải Phòng.

Nằm tại cực Đông Bắc của Tổ quốc, Quảng Ninh được Trung ương xác định là trung tâm liên kết vùng, có vai trò đặc biệt trong thúc đẩy kinh tế khu vực. Sớm nhận diện vai trò của mình, những năm qua, Quảng Ninh đã tích cực hợp tác, liên kết với nhiều tỉnh, thành thông qua các chương trình đánh giá công tác phối hợp chung trên nhiều lĩnh vực; chủ trì triển khai xây dựng nhiều cơ chế, chính sách quan trọng, tạo động lực đẩy mạnh phát triển liên kết vùng.

Trong vòng 10 năm trở lại đây Quảng Ninh đã tập trung khai thác, phát huy tốt nội lực, đồng thời tăng cường thúc đẩy, hợp tác liên kết vùng. Khởi động từ năm 2014, chuỗi các dự án giao thông động lực, trọng điểm được bắt đầu là cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, cao tốc đường bộ đầu tiên của tỉnh được khởi công xây dựng. Chỉ sau 2 năm, lần lượt là Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn và Cảng tàu khách chuyên biệt Hạ Long đại diện cho cánh cửa bầu trời và cánh cửa đại dương nối thẳng với thế giới, được đầu tư đồng bộ, đi kèm là những giá trị cảnh quan hiện đại, đẳng cấp. Năm 2022, Quảng Ninh chính thức hoàn thành chuỗi cao tốc dọc tỉnh dài 176km, hoàn thành cả 3 cửa ngõ giao thông kết nối với khu vực và thế giới.

Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ninh bố trí gần 60.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng bằng việc đầu tư các nút giao Đầm Nhà Mạc, Hạ Long Xanh, đây là 2 nút giao lớn nhất tỉnh, đóng vai trò gắn kết hạ tầng giao thông khu vực phía Tây với cao tốc Hạ Long – Hải Phòng – Hà Nội. Cùng với đó, triển khai đầu tư đường ven sông nối cao tốc Hạ Long – Hải Phòng với TP Đông Triều dài 40km, tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông đối ngoại, đối nội, đồng thời là trục phát triển không gian, kết nối các đô thị quan trọng ở hành lang kinh tế phía Tây của tỉnh.

Quảng Ninh cũng phối hợp với TP Hải Phòng để đầu tư, triển khai các cầu Bến Rừng, Lại Xuân nhằm đánh thức tiềm năng, lợi thế của 2 địa phương; đầu tư các tỉnh lộ nối TP Hạ Long với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, đây là những tuyến đường không chỉ kéo gần khoảng cách, thời gian đi lại giữa các tỉnh, mà còn kết nối di sản của các địa phương, mở ra cơ hội lớn cho phát triển du lịch liên vùng.

Các đồng chí lãnh đạo và nhân dân đi trên tuyến đường tỉnh 342 nối TP Hạ Long – huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) với tỉnh Lạng Sơn đoạn qua địa bàn huyện Ba Chẽ được đầu tư nâng cấp tháng 7/2024. Ảnh: Đỗ Phương

Không chỉ riêng với TP Hải Phòng, khẳng định vai trò là trung tâm dẫn dắt, kết nối liên kết vùng, Quảng Ninh đã chủ động phối hợp với tỉnh Hải Dương để đầu tư xây dựng cầu Triều, đường ven sông từ cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến TP Đông Triều, kết nối từ đường ven sông sang TX Kinh Môn và TP Chí Linh (tỉnh Hải Dương)… Đồng thời triển khai xây dựng tuyến đường nối từ QL279 (xã Tân Dân, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đến đường tỉnh 291 (thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang), cũng như tuyến đường tỉnh 342 nối từ TP Hạ Long lên huyện Ba Chẽ sang tỉnh Lạng Sơn để khai thác không gian núi rừng, mở ra cơ hội cho phát triển du lịch Quảng Ninh và các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng…  

Theo TS Hà Thị Thùy Dương, Trưởng Khoa CNXH khoa học (Học viện Chính trị khu vực IV), Quảng Ninh rất chủ động, mạnh dạn trong thực hiện các mô hình mới, chưa có tiền lệ và đạt được hiệu quả rất cao. Đồng thời với đó, với vai trò là tỉnh phát triển của vùng, Quảng Ninh tích cực tham gia xây dựng các cơ chế, chính sách cho tỉnh, cũng như của vùng, thậm chí có tầm ảnh hưởng quốc gia. Những điều này đã giúp cho Quảng Ninh luôn giữ vững đà tăng trưởng GRDP trên 2 con số trong nhiều năm liên tiếp.

Bằng việc kiên trì thực hiện mô hình tổ chức không gian phát triển “Một tâm, hai tuyến, đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực”, đặc biệt là đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông chiến lược, đồng bộ, hiện đại trên địa bàn, Quảng Ninh đã góp phần quan trọng từng bước đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng KT-XH trên toàn vùng, bảo đảm nâng cao khả năng kết nối các hành lang kinh tế theo quy hoạch. Qua đó, thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức, khai thác hiệu quả hệ thống cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, gắn với các đầu tàu, cực tăng trưởng kinh tế, các đô thị lớn, khu kinh tế trọng điểm, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy liên kết của vùng đồng bằng sông Hồng và hợp tác phát triển “Hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt Nam – Trung Quốc.  

Trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Quảng Ninh định hình tương lai kết nối hạ tầng giao thông quốc gia thông qua 3 tuyến cao tốc (Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long; Tiên Yên – Lạng Sơn – Cao Bằng; Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái); 7 tuyến quốc lộ (QL18A, QL18B, QL18C, QL279, QL10, QL17B, QL4B); 3 tuyến đường sắt quốc gia (Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân; Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh; Hạ Long – Móng Cái) và hệ thống các cảng biển phục vụ vùng, quốc gia, quốc tế. Từ định hướng này, Quảng Ninh tạo ra hệ thống giao thông tổng thể, đồng bộ, thông suốt, giữ vai trò gắn kết phát triển liên kết vùng đồng bằng sông Hồng, kết nối các nước ASEAN với Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á.

Riêng trong năm 2024, tỉnh đã đưa nhiều giải pháp thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 30-NQ/TW, tạo sự đột phá về phát triển kinh tế nhanh, bền vững, lan tỏa trong phát triển kinh tế vùng, liên vùng; ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng bền vững, bao trùm; nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, thu hút các nhà đầu tư có thương hiệu toàn cầu, có năng lực tài chính lớn, có khả năng đầu tư ổn định, lâu dài, có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao vào các KCN, KKT, nhất là những KCN có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Việt Nam hoan nghênh việc Hoa Kỳ đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố

Ngày 17/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam đối với việc Hoa Kỳ đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: Việt Nam hoan nghênh việc Chính phủ Hoa Kỳ ngày 14/1 vừa qua đã quyết định đưa Cuba ra khỏi “danh sách các quốc gia được cho là tài trợ khủng...

Hướng đến nâng quan hệ hai nước Việt Nam-Ba Lan lên cấp chiến lược

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các nghị sỹ và Quốc hội Ba Lan tiếp tục ủng hộ thúc đẩy quan hệ hai nước phong phú, sâu sắc hơn, hướng đến nâng quan hệ hai nước lên cấp chiến lược. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan, trưa 17/1 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị Ba Lan-Việt Nam. Tại buổi tiếp,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Hạ viện Ba Lan Szymon Holownia

Theo đặc phái viên TTXVN, trưa 17/1 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Quốc hội Ba Lan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến Chủ tịch Hạ viện Ba Lan Szymon Holownia. Tại cuộc hội kiến, Chủ tịch Hạ viện Szymon Holownia cho rằng chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Ba Lan trong bối cảnh năm nay hai nước kỷ niệm...

Thủ tướng đề xuất 6 đột phá để đưa quan hệ Việt Nam-Ba Lan lên tầm cao mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam mong muốn thúc đẩy, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện với các nước Trung Đông Âu, đặc biệt là với các nước bạn bè truyền thống như Ba Lan. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan, sáng 17/1, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm và phát biểu chính sách tại Đại học...

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2025

Tối 17/1, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh diễn ra lễ khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025. Tới dự có các đồng chí Bùi Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương; Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh. Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2025

Tối 17/1, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh diễn ra lễ khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025. Tới dự có các đồng chí Bùi Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương; Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh. Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân...

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra các dự án vay vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia

Chiều ngày 17/1, đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, kiểm tra các dự án của các hộ dân tại huyện Vân Đồn được vay vốn từ gói tín dụng cho vay theo Quyết định số 33/2024/QĐ- UBND ngày 13/9/2024 ban hành quy định điều kiện, nội dung, mức cho vay ưu đãi để thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội trên địa...

TKV triển khai công tác môi trường năm 2025

Ngày 17/1, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác môi trường năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Năm 2024, công tác bảo vệ môi trường tiếp tục được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam xác định là một trong những yếu tố then chốt để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.   Với các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, đáp...

Hội nghị triển khai công tác nuôi biển năm 2025

Sáng ngày 17/1, tại huyện Vân Đồn, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai một số nội dung trọng tâm công tác nuôi biển năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, Sở Tài nguyên & Môi trường Quảng Ninh công bố quyết định của UBND tỉnh về giao quyết định quyền sử dụng khu vực biển cho Hợp tác xã Thủy sản Trung...

Người Việt ngày càng ít dùng tiền mặt

Giao dịch trên ATM được xử lý qua hệ thống Napas năm 2024 giảm 19,5% về số lượng và 19,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Thông tin từ Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), giao dịch trên ATM được xử lý qua hệ thống Napas năm vừa qua ghi nhận giảm hơn 19% cả về số lượng và giá trị so với năm 2023. Đến nay, tỷ trọng giao dịch ATM...

Chính thức chuyển giao bắt buộc ngân hàng 0 đồng GPBank, Dong A Bank

Sáng nay (17/1), ngân hàng 0 đồng GPBank và ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt DongA Bank chính thức được chuyển giao cho VPBank và HDBank. Tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Lễ công bố quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng TMCP Đông Á ( Dong A Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát...

Bưởi vuông in hình ngôi sao, bản đồ Việt Nam ‘cháy hàng’

Bưởi vuông in ngôi sao, bản đồ Việt Nam, giá 850.000-1,1 triệu đồng một trái, cháy hàng ngay sau ngày mở bán nhờ tạo hình độc đáo, ý nghĩa. Bên cạnh trái bưởi chữ Tài, Lộc, thị trường trái cây tạo hình dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ xuất hiện sản phẩm với mẫu khắc bản đồ Việt Nam và ngôi sao. Dòng sản phẩm này được người trồng, nghệ nhân tạo hình để đem lại sự mới lạ, khác...

Bão số 3 có làm đào Tết 2025 khan hiếm, đội giá?

Tháng 9/2024, cơn bão số 3 Yagi đổ bộ miền Bắc làm ngập úng, chết rất nhiều cây trồng trong đó có đào Nhật Tân, nhiều người lo ngại đào Tết sẽ khan hiếm, tăng giá. Chị Khắc Mai (ở làng Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, gia đình chị tìm cách chinh phục giống đào thất thốn - kiêu sa, khó tính từ nhiều năm nay. Nhưng vụ Tết 2024, đào nở sớm khiến gia đình...

Bộ Công Thương yêu cầu không để xảy ra găm hàng, tăng giá dịp Tết

Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương, doanh nghiệp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán năm 2025. Bộ Công Thương vừa có chỉ thị thực hiện các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và qúy...

Hoa, cây cảnh sẵn sàng phục vụ Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, thời điểm này tại các vườn trồng hoa, cây cảnh và cả nhiều con đường, tuyến phố đã bày bán đa dạng các loại hoa, cây cảnh để phục vụ nhu cầu chơi hoa, cây cảnh ngày Tết của người dân. Nguồn

Tin nổi bật

Tin mới nhất