Powered by Techcity

Bứt phá phát triển, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia

Năm 2024, ngành nông nghiệp Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP 3,3%. Thặng dư thương mại toàn ngành lập kỷ lục mới, đạt 17,9 tỷ USD, tăng 46,8% so với năm 2023 và chiếm đến 71,6% xuất siêu cả nước. Vượt lên những khó khăn, thách thức từ thiên tai, thị trường, biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp vừa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, vừa hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng.

Năm 2025 là năm cuối tăng tốc, bứt phá về đích thực hiện Kế hoạch phát triển ngành 5 năm 2021-2025 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng 3,4%, đồng thời đẩy mạnh cơ cấu lại ngành theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, xanh, tuần hoàn gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại.

Thành tựu trong gian khó

Năm 2024, bão số 3 (Yagi) đã gây tổng thiệt hại 83.746 tỷ đồng, riêng ngành nông nghiệp thiệt hại khoảng 31.800 tỷ đồng, làm giảm 0,3-0,5 điểm phần trăm tăng trưởng toàn ngành. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp nhanh chóng khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, bảo đảm tăng trưởng trong tất cả các lĩnh vực.

Theo đó, lĩnh vực trồng trọt tăng khoảng 1,8%, với sản lượng lúa cả năm đạt gần 43,7 triệu tấn, tăng 0,4%; năng suất đạt 61,4 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha (tăng 0,5%), đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến, làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu khoảng 9 triệu tấn gạo. Các loại cây công nghiệp, cây ăn quả chủ lực như sầu riêng đạt 1,45 triệu tấn, tăng 21,2%; thanh long đạt 1,35 triệu tấn, tăng 13,3%; cao su đạt gần 1,37 triệu tấn, tăng 7,5%…

Trong lĩnh vực chăn nuôi, sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 8,1 triệu tấn, tăng 3,5% so với năm 2023; sản lượng sữa tươi 1,2 triệu tấn, tăng 2,1%; sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%. Sản xuất thủy sản phát triển ổn định nhờ thời tiết thuận lợi cho cả nuôi trồng và khai thác với tổng sản lượng ước đạt 9,6 triệu tấn, tăng 2,4%; trong đó khai thác 3,86 triệu tấn, tăng 0,6% và nuôi trồng 5,75 triệu tấn, tăng 3,7%.




Ngành nông nghiệp đã tạo chuyển biến tích cực, thống nhất từ trung ương đến địa phương về chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng hàng nông sản.

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết: Ngành nông nghiệp đã tạo chuyển biến tích cực, thống nhất từ trung ương đến địa phương về chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng hàng nông sản.

Theo đó, năm 2024, đã chuyển đổi khoảng 116.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác và nuôi trồng thủy sản cho giá trị cao hơn. Ngành đã áp dụng thành công quy trình rải vụ với hiệu quả cao hơn, gấp từ 1,5 đến 2 lần với tổng diện tích rải vụ của 5 loại cây (thanh long, xoài, chôm chôm, nhãn, sầu riêng) tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Bình Thuận đạt 127,6 nghìn ha, tổng sản lượng rải vụ đạt 1.287,3 nghìn tấn, chiếm 56,4% tổng sản lượng. Nhiều mô hình nông nghiệp sinh thái, xanh, hữu cơ có hiệu quả kinh tế được phát triển; số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp gia tăng.

Từng bước thay đổi từ cách tiếp cận nông nghiệp nâu sang nông nghiệp xanh, tăng cường áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, giảm thâm dụng tài nguyên và vật tư đầu vào. Đáng chú ý, ngành đã triển khai hiệu quả Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.

Ngoài ra, với việc phê duyệt, triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, thì việc kết hợp triển khai các giải pháp mở cửa thị trường mới còn nhiều tiềm năng và đàm phán, ký kết các đơn hàng mới trong năm 2024 có hiệu quả đã đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt con số kỷ lục mới là 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023.

Kiến tạo không gian phát triển và động lực tăng trưởng mới

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, năm 2025, toàn ngành sẽ quyết tâm thực hiện việc bảo đảm an ninh lương thực trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, để nông nghiệp tiếp tục là “trụ đỡ” vững chắc cho nền kinh tế.

Theo đó, cần kiến tạo không gian phát triển và các động lực tăng trưởng mới của ngành trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phấn đấu vượt mục tiêu tăng trưởng ở mức cao nhất; phát triển mạnh thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản cả trong nước và xuất khẩu.

Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng từng loại nông sản, gắn với phát triển hạ tầng logistics nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm chuỗi cung ứng trong nước và xuất khẩu.

Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng từng loại nông sản, gắn với phát triển hạ tầng logistics nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm chuỗi cung ứng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối hệ thống tiêu thụ toàn cầu.

Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất; quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp.

Liên quan đến các vấn đề về mở cửa thị trường, gia tăng xuất khẩu, tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do cho hàng nông sản, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho rằng, trong quan hệ đối ngoại song phương và đa phương, nông nghiệp là một trong những ngành thế mạnh hàng đầu để Việt Nam nâng cao vai trò, vị thế, đóng góp trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu và luôn là niềm tự hào của Việt Nam về tăng trưởng và phát triển.

Tuy nhiên, năm 2025, nông nghiệp sẽ là một trong những ngành bị tác động đầu tiên trong bối cảnh tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường, xu hướng mới về bảo hộ thương mại, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số… đòi hỏi ngành tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, có kế hoạch cụ thể đưa sản phẩm vào các thị trường tiềm năng như Trung Đông, châu Phi, Nam Á…, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc tạo ra đột phá trong xúc tiến thương mại tại thị trường Halal.

Năm 2025, ngoại giao nông nghiệp sẽ là vấn đề được Bộ Ngoại giao quan tâm để phối hợp với các bộ, ngành cùng thực hiện nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nông sản.

Với những thành tựu đã đạt được trong năm 2024 và suốt thời gian qua, ngành nông nghiệp nước ta đang có những bước đi vững vàng, sẵn sàng cho giai đoạn tăng tốc và bứt phá tăng trưởng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp nỗ lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế

Năm 2025 được dự báo nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Song, phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2024, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đặt ra nhiều mục tiêu, kế hoạch, giải pháp nỗ lực hoàn thành kế hoạch đề ra, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tích cực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Năm nay, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV)...

Nhạc Tết 2025 cần bứt phá hơn ở số lượng, thông điệp

So với mọi năm, nhạc Tết 2025 đang có khởi động khá chậm dù chất lượng nhạc được đánh giá tốt. Nhạc Tết có số lượng còn ít ỏi So với mọi năm, số lượng tác phẩm liên quan đến chủ đề Tết của năm nay có ít hơn. Hiện tại, ca khúc “Tết về đi con” do Ngô Kiến Huy kết hợp cùng rapper Karik (Phạm Hoàng Khoa) đang được chú ý. Ở MV này, khi xem, khán giả sẽ nghe...

Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương đã đánh giá cao kết quả đạt được trong năm, với 15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch. Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại trụ sở Chính phủ với điểm cầu 63 tỉnh, thành...

Động lực mới giúp nền kinh tế Việt Nam bứt phá trong năm 2025

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng, lạm phát được kiểm soát... Đây là những tiền đề quan trọng để năm 2025 nền kinh tế tăng tốc và về đích. Làm mới những động lực tăng trưởng truyền thống Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - thông tin, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường,...

Tạo động lực cho người dân phát triển sản xuất

Thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn lực để thực hiện tín dụng chính sách xã hội, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm bố trí ngân sách ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh Quảng Ninh để triển khai cho vay. Nguồn vốn ưu đãi từ các chương trình tín dụng chính sách đã được trải dài đến tất cả các thôn, bản, khu phố trên toàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển...

Cùng tác giả

Cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Dương Văn An

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua và ban hành Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Văn An thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc. Chiều 15/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp để xem xét, quyết định về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Văn An thuộc Đoàn đại biểu...

Thông cáo chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga M.V. Mishustin

Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Thông cáo chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga M.V. Mishustin: Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga M.V. Mishustin đã thực hiện chuyến thăm chính thức nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 01...

Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Ngày 15/1, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức phiên họp thứ 9 đánh giá kết quả triển khai công tác cải cách hành chính năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2025. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, chủ trì phiên họp. Dự tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí...

Nga là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, trong đó Nga là một trong những ưu tiên hàng đầu. Ngày 15/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Chính phủ Nga Mikhail Mishustin và đoàn đại biểu Chính phủ Liên bang Nga đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1. Chủ tịch nước...

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 15/1/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội; Thống đốc...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 15/1/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội; Thống đốc...

Vé máy bay tăng cao, nhiều chặng… ‘cháy vé’!

Các hãng bay đồng loạt thuê ướt, thuê khô nhiều máy bay, tăng chuyến, tăng tải để khai thác cao điểm Tết 2025. Tuy nhiên, nhiều chuyến bay đã "cháy vé" với các chặng bay phổ biến và cả hạng vé thương gia. Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, tính đến ngày 10-1, các hãng hàng không Việt Nam đã bổ sung 522 chuyến bay trong dịp Tết Nguyên đán, tăng khoảng 133.000 ghế trên các đường...

Giá gạo xuất khẩu giảm kỷ lục, tiểu thương dừng mua bán

Gần Tết nhưng giá gạo xuất khẩu giảm xuống thấp kỷ lục, giao dịch lúa gạo trong nước cũng ảm đạm dù đang chính vụ thu hoạch. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam chỉ còn ở mức 434 USD/tấn, xuống thấp hơn gạo Thái Lan (479 USD/tấn) và ở mức thấp nhất trong 2 năm qua. Tương tự, giá gạo 25% tấm và 100% tấm cũng giảm sâu,...

Công ty Điện lực Quảng Ninh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 15/1, Công ty Điện lực Quảng Ninh tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, Công ty Điện lực Quảng Ninh thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, cung ứng điện trong bối cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh luôn tăng trưởng ở mức cao. Đặc biệt, trong tháng 9/2024 khi cơn bão số 3 đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc,...

Giá xăng dầu ngày mai tiếp tục tăng?

Trước biến động của giá dầu thế giới, các doanh nghiệp dự báo giá xăng trong nước ngày mai có thể tăng từ 280-400 đồng/lít; còn giá dầu tăng mạnh hơn. Theo ghi nhận, trên thị trường thế giới sáng nay (15/1), giá dầu giảm hơn 1% sau có các thông tin mới liên quan nguồn cung dầu của Mỹ. Theo đó, giá dầu Brent giảm 1,09 USD, tương đương 1,35%, xuống còn 79,9 USD/thùng; dầu WTI giảm 1,32 USD,...

Tập trung các giải pháp phát triển lâm nghiệp bền vững trong năm 2025

Sáng 15/1, đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan thống nhất triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm của năm 2025 thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TU ngày 28/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo dự thảo kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm...

Thị trường chứng khoán gặp áp lực lớn về thanh khoản

Tâm lý thị trường chứng khoán đang chịu nhiều sức ép từ áp lực bán ròng của khối ngoại và thanh khoản thấp. VN-Index đang tiệm cận vùng hỗ trợ quan trọng quanh 1.220-1.225 điểm. Đây là vùng kiểm tra tâm lý quan trọng, nếu không giữ được vùng này, chỉ số có nguy cơ điều chỉnh sâu hơn. Trong khi đó, thanh khoản duy trì ở mức thấp càng cho thấy lực cầu yếu và sự hạn chế tham gia...

Giá vàng tiếp tục giảm mạnh

Sáng nay (15/1), giá vàng trong nước tiếp đà giảm mạnh. Theo đó, giá vàng lùi sâu về mốc 85 - 86 triệu đồng/lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 84,4 - 86,4 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 400.000 đồng/lượng so với sáng qua. Giá vàng miếng SJC tại nhiều doanh nghiệp khác cũng đồng loạt lùi về mốc 86,4 triệu đồng/lượng như: Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú...

Bước đột phá của thanh toán không dùng tiền mặt

Năm 2024, Việt Nam có khoảng 200 triệu tài khoản thanh toán khách hàng cá nhân, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu từ Ngân hàng nhà nước, cũng trong năm nay, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt 17 tỷ. Quét QR từ nhà ra ngõ Ghé một hàng xôi trên đường đi làm buổi sáng, Phan Hạnh (27 tuổi) miệng vừa đặt hàng, tay vừa giơ điện thoại lên quét mã...

Bứt phá mạnh mẽ trong quy hoạch, xây dựng

Năm 2024, tăng trưởng của ngành xây dựng Quảng Ninh đạt 9,96%, tỷ lệ đô thị hóa đạt 75%, nằm trong nhóm 5 địa phương cao nhất cả nước; công tác quy hoạch, kiến trúc, phát triển đô thị, quản lý kinh tế xây dựng… chuyển biến tích cực. Điều này đã đóng góp quan trọng cùng tỉnh hoàn thành các chỉ tiêu, tăng trưởng, khẳng định vai trò then chốt trong phát triển KT-XH. Xác định năm 2024 là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất