Powered by Techcity

Đâu là động lực tăng trưởng tín dụng trong năm 2025?

Vụ Dự báo, Thống kê vừa công bố kết quả điều tra xu hướng tín dụng tháng 12/2024. Trong đó, nêu bật 3 động lực tăng trưởng tín dụng trong năm 2025.

Cuộc điều tra được Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước) tiến hành trong tháng 12/2024, với đối tượng khảo sát là toàn bộ các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, tỷ lệ trả lời đạt 100%.

Khách hàng doanh nghiệp được ưu tiên “nới lỏng” tiêu chuẩn tín dụng

Kết quả điều tra cho thấy, trong 6 tháng cuối năm 2024, các tổ chức tín dụng đã đáp ứng nhu cầu vay vốn tổng thể của khách hàng ở tỷ lệ cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2024. Theo đó, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng, trong 6 tháng cuối năm 2024, các tổ chức tín dụng tiếp tục có xu hướng “nới lỏng” nhẹ tiêu chuẩn tín dụng ở các lĩnh vực: Cho vay đầu tư ứng dụng công nghệ cao; đầu tư công nghiệp hỗ trợ; cho vay mua nhà để ở; công nghiệp chế biến, chế tạo; cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu; đầu tư, kinh doanh du lịch; cho vay đầu tư ngành dịch vụ logistics.

“Xu hướng này có thể tiếp tục thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2025 đối với tất cả các nhóm khách hàng và hầu hết các lĩnh vực ngoại trừ 4 lĩnh vực: Cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản; đầu tư kinh doanh chứng khoán; cho vay kinh doanh tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và xây dựng dự kiến vẫn tiếp tục “thắt chặt” nhưng mức độ “thắt chặt” có thể được thu hẹp hơn so với 6 tháng cuối năm 2024” – các tổ chức tín dụng nhận định.

Các tổ chức tín dụng cũng cho biết, căn cứ chủ yếu của xu hướng “nới lỏng” nhẹ tiêu chuẩn tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2024 và dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2025 trên cơ sở đánh giá “Triển vọng kinh tế vĩ mô khả quan”, tác động tích cực của “Chính sách định hướng/quản lý phát triển các ngành kinh tế của Chính phủ” và “Chính sách định hướng/quản lý tín dụng của Chính phủ/Ngân hàng Nhà nước”, trong khi yếu tố khiến một số tổ chức tín dụng khác lựa chọn “thắt chặt” tiêu chuẩn tín dụng trong cùng kỳ là “mức độ rủi ro của thị trường” tăng lên, bao gồm: Rủi ro từ phía khách hàng và rủi ro ngành nghề, cùng với thay đổi rủi ro đối với tài sản bảo đảm.

Năm 2024 có khoảng 2,1 triệu tỷ đồng đã được bơm vào nền kinh tế. Ảnh: Duy Minh

Dự kiến cho cả năm 2025, các tổ chức tín dụng cho biết, tiếp tục giữ nguyên “không đổi” hoặc “nới lỏng” nhẹ tiêu chuẩn tín dụng tổng thể của đơn vị mình đối với tất cả các nhóm khách hàng, trong đó ưu tiên “nới lỏng” tiêu chuẩn tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp.

Ba động lực tăng trưởng tín dụng trong năm 2025

Theo đánh giá của các tổ chức tín dụng, nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng trong 6 tháng cuối năm 2024 và cả năm 2024 cải thiện mạnh hơn so với 6 tháng đầu năm 2024, cả năm 2023 nhưng vẫn thấp hơn năm 2022 và mức kỳ vọng ghi nhận tại kỳ điều tra trước.

Xu hướng cải thiện nhu cầu tín dụng diễn ra ở hầu hết các đối tượng, loại tiền, kỳ hạn và lĩnh vực. Trong đó, 5 lĩnh vực được đánh giá có nhu cầu tín dụng “tăng” nhiều nhất trong năm 2024 là: Công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh xuất, nhập khẩu; đầu tư kinh doanh bất động sản; xây dựng; đầu tư ngành vận tải, kho bãi.

Đáng chú ý, nhu cầu tín dụng cho đầu tư kinh doanh bất động sản được đánh giá phục hồi trở lại trong năm 2024. Dự kiến 6 tháng đầu năm 2025 và cả năm 2025, nhu cầu tín dụng được kỳ vọng “tăng” đối với tất cả các lĩnh vực, đối tượng, loại tiền và kỳ hạn.

“Trong 4 lĩnh vực chính được thống kê, tại kỳ điều tra này, lĩnh vực phát triển công nghiệp và xây dựng có tỷ lệ tổ chức tín dụng dự báo nhu cầu vay vốn tăng cao nhất trong năm 2025, theo sau là nhu cầu vay phục vụ đời sống và tiêu dùng và nhu cầu vay thương mại và dịch vụ; sau đó đến lĩnh vực vay phát triển nông, lâm, thủy sản” – Vụ Dự báo, Thống kê cho hay.

Tương tự như năm 2024, diễn biến tăng trưởng kinh tế; diễn biễn lãi suất; thay đổi nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh; thay đổi lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng; chất lượng phục vụ cải thiện;… là những nhân tố được nhiều tổ chức tín dụng nhận định và dự báo ảnh hưởng tích cực đến sự gia tăng nhu cầu tín dụng của nhóm khách hàng doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm và cả năm 2025.

Bên cạnh các nhân tố trên, nhân tố cải tiến sản phẩm cho vay, điều kiện và thủ tục cho vay của tổ chức tín dụng của nhóm khách hàng cá nhân trong 6 tháng đầu năm và cả năm 2025.

Xuất nhập khẩu được xem là một trong 3 động lực tăng trưởng tín dụng của năm 2025. Ảnh: Hương Giang

Đáng chú ý, bán buôn, bán lẻ; xuất, nhập khẩu; vay phục vụ nhu cầu đời sống hoặc vay tiêu dùng; công nghiệp chế biến, chế tạo là 4 lĩnh vực được nhiều tổ chức tín dụng lựa chọn là “động lực tăng trưởng tín dụng” nhất trong năm 2024.

“Dự kiến, trong năm 2025, lĩnh vực: Bán buôn, bán lẻ; xuất, nhập khẩu; vay phục vụ nhu cầu đời sống hoặc vay tiêu dùng tiếp tục là 3 lĩnh vực có tỷ lệ tổ chức tín dụng dự kiến là “động lực tăng trưởng tín dụng” cao nhất, lĩnh vực xếp thứ 4 là thép và kim loại khác thay thế lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo được nhận định trong năm 2024” – các tổ chức tín dụng nhận định.

Theo kết quả điều tra, rủi ro tín dụng của các khoản vay được các tổ chức tín dụng đánh giá tiếp tục “tăng” trong 6 tháng cuối năm 2024 và cả năm 2024, nhưng mức tăng được nhận định chậm lại nhiều so với năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024. Các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng rủi ro tổng thể năm 2025 sẽ không thay đổi so với năm 2024.

Trong năm 2025, rủi ro tín dụng của 10/16 lĩnh vực khảo sát được các tổ chức tín dụng kỳ vọng theo chiều hướng giảm, bao gồm: Phát triển nông, lâm, thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; cho vay đầu tư ứng dụng công nghệ cao… Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng quan ngại nguy cơ rủi ro có thể tăng nhẹ ở 5/16 lĩnh vực khảo sát bao gồm lĩnh vực: Xây dựng, cho vay kinh doanh bất động sản; cho vay kinh doanh tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, trong đó 2 lĩnh vực được đánh giá tiềm ẩn rủi ro cao nhất là cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản và xây dựng.

Trong 6 tháng cuối năm 2024, các tổ chức tín dụng đã nỗ lực thu hẹp hơn nữa chênh lệch giữa lãi suất cho vay và chi phí vốn bình quân, trong khi vẫn “thắt chặt nhẹ” các điều khoản, điều kiện cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân để quản trị rủi ro tốt hơn trong bối cảnh rủi ro khách hàng vẫn gia tăng. Các tổ chức tín dụng dự kiến giữ ổn định các điều kiện và điều khoản cho vay tổng thể đối với khách hàng doanh nghiệp và “nới lỏng” hơn đối với khách hàng cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2025.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Thị trường chứng khoán gặp áp lực lớn về thanh khoản

Tâm lý thị trường chứng khoán đang chịu nhiều sức ép từ áp lực bán ròng của khối ngoại và thanh khoản thấp. VN-Index đang tiệm cận vùng hỗ trợ quan trọng quanh 1.220-1.225 điểm. Đây là vùng kiểm tra tâm lý quan trọng, nếu không giữ được vùng này, chỉ số có nguy cơ điều chỉnh sâu hơn. Trong khi đó, thanh khoản duy trì ở mức thấp càng cho thấy lực cầu yếu và sự hạn chế tham gia...

Thanh Sơn lép vế? – Báo Quảng Ninh điện tử

Kaity Nguyễn trở lại với vai chính trong "Yêu nhầm bạn thân", gây tò mò khi lần đầu kết hợp Thanh Sơn. Tuy nhiên, nhiều khả năng ngôi sao truyền hình miền Bắc khó thể tỏa sáng trước sức hút của "ngọc nữ điện ảnh Việt". Mùa phim Tết Nguyên đán năm nay, Kaity Nguyễn trở lại màn ảnh với vai chính trongYêu nhầm bạn thân - tác phẩm do Nguyễn Quang Dũng và Diệp Thế Vinh đạo diễn, remake...

Đại sứ Hà Hoàng Hải: Củng cố quan hệ hữu nghị lâu đời Việt Nam-Ba Lan

Theo Đại sứ Hà Hoàng Hải, Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Ba Lan có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới. Nhận lời mời của Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Ba Lan từ 16-18/1/2025, đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 75 năm...

Giá vàng tiếp tục giảm mạnh

Sáng nay (15/1), giá vàng trong nước tiếp đà giảm mạnh. Theo đó, giá vàng lùi sâu về mốc 85 - 86 triệu đồng/lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 84,4 - 86,4 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 400.000 đồng/lượng so với sáng qua. Giá vàng miếng SJC tại nhiều doanh nghiệp khác cũng đồng loạt lùi về mốc 86,4 triệu đồng/lượng như: Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú...

Số phận các game show

Sự đổ bộ của hơn 100 anh trai, chị đẹp trong 2023-2024 tạo sự sôi động cho thị trường truyền hình thực tế. Tuy nhiên, chưa ai dám chắc số phận của game show khi thị hiếu khán giả thay đổi liên tục. Từ việc dừng sản xuất Anh trai, Chị đẹp năm 2025 Sau gần chục năm bội thực với hàng loạt game show na ná trên sóng truyền hình, sự xuất hiện của Chị đẹp đạp gió rẽ sóng,...

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán gặp áp lực lớn về thanh khoản

Tâm lý thị trường chứng khoán đang chịu nhiều sức ép từ áp lực bán ròng của khối ngoại và thanh khoản thấp. VN-Index đang tiệm cận vùng hỗ trợ quan trọng quanh 1.220-1.225 điểm. Đây là vùng kiểm tra tâm lý quan trọng, nếu không giữ được vùng này, chỉ số có nguy cơ điều chỉnh sâu hơn. Trong khi đó, thanh khoản duy trì ở mức thấp càng cho thấy lực cầu yếu và sự hạn chế tham gia...

Giá vàng tiếp tục giảm mạnh

Sáng nay (15/1), giá vàng trong nước tiếp đà giảm mạnh. Theo đó, giá vàng lùi sâu về mốc 85 - 86 triệu đồng/lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 84,4 - 86,4 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 400.000 đồng/lượng so với sáng qua. Giá vàng miếng SJC tại nhiều doanh nghiệp khác cũng đồng loạt lùi về mốc 86,4 triệu đồng/lượng như: Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú...

Bước đột phá của thanh toán không dùng tiền mặt

Năm 2024, Việt Nam có khoảng 200 triệu tài khoản thanh toán khách hàng cá nhân, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu từ Ngân hàng nhà nước, cũng trong năm nay, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt 17 tỷ. Quét QR từ nhà ra ngõ Ghé một hàng xôi trên đường đi làm buổi sáng, Phan Hạnh (27 tuổi) miệng vừa đặt hàng, tay vừa giơ điện thoại lên quét mã...

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ tăng 2182%

11 tháng năm 2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt hơn 12 triệu USD, tăng 2182% (tương đương gấp 21 lần) so với cùng kỳ năm trước. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dẫn số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 11/2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt hơn 2 triệu USD, tăng 4270% (tương đương tăng gấp 42 lần) so với cùng kỳ...

Hội nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU lần thứ XII

Ngày 14/1, Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tổ chức hội nghị trực tuyến lần thứ XII với 28 tỉnh, thành phố ven biển. Đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Nghiêm...

Hoa Trung Quốc ‘lấn lướt’ thị trường Tết

Nhiều loại hoa cắm cành được nhập từ Trung Quốc như anh đào sakura, thanh liễu, tuyết mai... được tiểu thương dự đoán tiếp tục giữ ngôi "vương' hoa Tết năm nay. "Nếu những năm trước, người ta ưa chuộng nụ tầm xuân Trung Quốc thì những năm gần đây thanh liễu, tuyết mai chưa bao giờ hết hot", bà Lê Thị Tuyết Mai, tiểu thương chợ hoa Hồ Thị Kỷ (TP.HCM), nói. Hoa Trung Quốc rẻ, đẹp, bền! Năm nay, thay...

Có nên mua vàng ép vỉ?

Chuyên gia nhận định, nếu nhằm mục đích đầu tư thì nên mua vàng ép vỉ trong giai đoạn hiện nay. Chuyên gia vàng Trần Duy Phương lý giải: “Mặc dù vàng miếng SJC có tính thanh khoản cao nhất, người sở hữu loại vàng này có thể bán ở bất cứ điểm mua bán nào, thậm chí là bán trực tiếp tại các ngân hàng nhưng tthực tế ở thời điểm hiện tại lại rất khó để mua được...

Chủ động nguồn cung hàng hóa, ổn định giá cả dịp Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 tới gần, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân đang có xu hướng tăng. Để chủ động nguồn cung hàng hóa và ổn định giá cả, các doanh nghiệp, chuỗi siêu thị, nhà phân phối đã chuẩn bị nguồn hàng dự trữ tăng trung bình từ 5 đến 20% so với kế hoạch phục vụ Tết năm trước, kèm theo nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá, kích cầu mua...

Sản xuất công nghiệp tăng tốc ngay từ đầu năm

Với mục tiêu tăng trưởng GDP 2025 ít nhất 8%. Chính phủ, bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt vào cuộc. Đáng chú ý, khu vực sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh. Khí thế thi đua lao động, sản xuất Ngay từ tháng 1/2025, khí thế thi đua lao động, sản xuất đã sôi động với quyết tâm đưa sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp dệt may đã có...

Người bán trên sàn thương mại điện tử phải định danh

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương sửa đổi hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi chính sách để định danh người bán trên sàn thương mại điện tử qua VneID. Tại Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất