Powered by Techcity

“Người dân phải là chủ thể trong phát triển kinh tế di sản…”




Tham gia Hội thảo Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới – Góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh diễn ra tại Vân Đồn vào cuối tháng 12/2024, GS.TS. Đinh Xuân Dũng (ảnh), nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, đặc biệt quan tâm đến vai trò của người dân trong phát triển kinh tế di sản. Để có thể nắm bắt vấn đề một cách sâu sắc, toàn diện hơn, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã có cuộc trao đổi với ông xung quanh nội dung này.

– Theo ông, khi phát triển kinh tế di sản thì người dân sẽ có vai trò như thế nào?

+ Có thể khẳng định là từ ngàn năm nay, các di sản văn hoá của dân tộc chúng ta đều do nhân dân xây dựng nên, bảo vệ và giữ gìn. Không có cái đó di sản không thể tồn tại, nên bây giờ chúng ta từ di sản để sử dụng, phát huy để phát triển kinh tế di sản thì vai trò làm chủ của nhân dân đối với di sản không thay đổi. Khi chúng ta phát triển kinh tế, chúng ta vẫn phải tìm mọi cách để bồi dưỡng, đào tạo người dân bản địa trở thành người làm chủ di sản đó; phối hợp với các doanh nghiệp, nhà kinh doanh, cơ sở dịch vụ để người dân có thể tham gia vào, đúng với vai trò chủ thể tạo nên nền kinh tế di sản này.

Theo đó, vai trò làm chủ thể của nhân dân phải được triển khai bằng một số biện pháp rất quan trọng. Thứ nhất là chính quyền phải đào tạo, bồi dưỡng cho những người dân bình thường nhất, những người làm ở các cửa hàng là những người hiểu biết sâu nhất di sản để họ có thể làm chủ về kiến thức khi tiếp khách du lịch. Thứ hai là chính quyền phải phối hợp chặt chẽ với những nhà đầu tư nước ngoài hoặc đầu tư ở ngoài để có thể tạo điều kiện việc làm cho người dân bản địa, vốn là thành tố không thể thiếu được, trong việc làm chủ nền kinh tế di sản này.

Hướng dẫn viên địa phương giới thiệu cho du khách về các giá trị của di sản Vịnh Hạ Long tại động Thiên Cung.

Thứ ba nữa là đào tạo các hướng dẫn viên du lịch người địa phương am hiểu về di sản, yêu quý di sản đó, để truyền tải giá trị di sản đó cho khách du lịch. Thứ tư là phải có quy chế và chế tài để đảm bảo cho những nhà đầu tư đó tôn trọng người dân bản địa, tạo cho người dân bản địa việc làm và khả năng có thể làm chủ di sản đó trong phát triển kinh tế di sản. Nếu không làm được điều đó thì kinh tế di sản sẽ chệch hướng, không thể phát triển bền vững.

Tôi đã có trải nghiệm tại một thành phố ở nước Ý, nơi có nhiều di sản nổi tiếng thế giới. Người đến tham quan, du lịch gấp nhiều lần số dân bản địa của thành phố đó, gây ảnh hưởng tới đời sống của họ, cả về tinh thần và vật chất. Họ đã phản ứng, đòi phải giảm bớt số lượng khách du lịch và yêu cầu bảo vệ di sản, không thể khai thác triệt để, cạn kiệt di sản. Ở Việt Nam chưa có việc đó nhưng phải đề phòng trường hợp một bộ phận người dân “bản địa” đứng ngoài hoặc trở thành người làm thuê, thậm chí mất dần quyền thụ hưởng các giá trị của di sản văn hóa, vẻ đẹp của danh lam, thắng cảnh quê hương mình

Du khách tham quan tại khu vực đền Cửa Ông, TP Cẩm Phả.

– Như vậy, nếu kinh tế di sản phát triển đúng hướng thì có góp phần sáng tạo các giá trị di sản mới không, có khuyến khích người dân thể hiện đúng vai trò chủ thể của họ không?

+ Đây là vấn đề đòi hỏi người lãnh đạo quản lý phải xử lý theo phép biện chứng. Một mặt tức là phải làm cho di sản trở thành giá trị kinh tế, là một đặc trưng mới, động lực mới của sự phát triển kinh tế, cực kỳ quan trọng. Mặt khác là phải tôn trọng dân, yêu dân, quý trọng dân và đào tạo người dân trở thành người làm chủ trong quá trình phát triển đó. Chính quyền hiện nay chưa có kinh nghiệm trong việc này mà chỉ nghiêng nhiều về vấn đề khai thác kinh tế từ những giá trị di sản mà chưa biết biến người dân trở thành người làm chủ trong quá trình đó, mà nếu không phát triển như vậy không thể bền vững được.

Ở Quảng Ninh, trong chỉ tiêu phát triển của tỉnh là 100% người dân phải hiểu biết về các di sản văn hoá của quê hương, tôi cho đó là mục tiêu rất lớn, rất lâu dài và rất cần thiết. Và các nơi cần học tập và kiên trì làm việc đó, để người dân không chỉ là người thụ hưởng kết quả của kinh tế mà phải là người khẳng định những giá trị di sản của quê hương.

Và thêm nữa là phải làm cho người hướng dẫn viên du lịch hiểu sâu sắc về di sản mà mình dẫn khách du lịch đến và tạo cho họ một niềm tự hào, đồng thời tạo ra hiệu quả kinh tế, cái đó rất quan trọng. Hiện nay, chúng ta chưa giải quyết tốt các mối quan hệ này và đầu tư ở bên ngoài vào các địa phương nhiều hơn là việc làm chủ của những người hiểu biết di sản và có thể tự phát triển về kinh tế.

Người dân địa phương hướng dẫn du khách trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ tại làng Nương Yên Tử.

Tôi từng gặp một ông chủ cửa hàng ở Quảng Ninh. Ông ấy nắm rất rõ về di sản Vịnh Hạ Long và qua đó tôi biết mỗi hòn đảo ở đây là một cái tên gắn liền với con người. Tôi cho rằng, đấy là một hình mẫu đào tạo một người vừa làm chủ về kinh tế vừa am hiểu sâu sắc, yêu di sản quê hương mình. Nhưng làm được như thế đòi hỏi một quá trình phấn đấu rất lâu dài.

– Ông có thể nói rõ hơn, người dân cần làm gì để có thể hưởng lợi nhiều hơn khi phát triển kinh tế di sản?

+ Ở đây có 3 nội dung, trong đó người dân phải hiểu rõ, sâu sắc các di sản của mình để tự hào và biết khai thác di sản đó. Về mặt chính quyền phải đào tạo những người dân này để họ phát huy tiềm lực của họ và có khả năng tham gia vào đầu tư cho phát triển kinh tế di sản ở địa phương mình. Thứ nữa là sự phối hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực, các bộ phận để tạo nên sức mạnh tổng thể của kinh tế di sản địa phương mình, trong đó người dân là một thành tố không thể thiếu. Đó là điều rất quan trọng hiện nay và là vấn đề đặt ra cho tương lai chứ hiện nay chúng ta chưa làm được một cách đầy đủ, thật sự đâu.

Làng Nương nằm trong quần thể Trung tâm Văn hoá Trúc Lâm được doanh nghiệp đầu tư tại khu di tích – danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí).

– Khi đặt vấn đề kinh tế di sản thì cũng là nói đến sự phát triển ở một quy mô nhất định nào đó, có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn. Vậy theo ông cần làm thế nào để hài hoà lợi ích của doanh nghiệp và vai trò của người dân trong phát triển kinh tế di sản khi mà tiềm lực kinh tế của họ có sự chênh lệch không nhỏ?

+ Thực ra điều này gắn liền với công tác lãnh đạo và quản lý địa phương, muốn khai thác kinh tế di sản thì phải kêu gọi đầu tư, đó là điều không thể khác được, nhưng trong việc ký kết hợp đồng và bàn bạc, trao đổi thì phải khẳng định về trách nhiệm của nhà đầu tư với người dân bản địa, để giúp cho người dân bản địa tham gia vào hoạt động kinh tế di sản.

Và ngược lại cũng cần tới sự nỗ lực vươn lên của chính người dân bản địa để có thể cùng các chủ đầu tư, nhà doanh nghiệp tham gia vào làm chủ hoạt động kinh tế di sản. Đây là quá trình rất biện chứng để có thể phát triển bền vững một loại hình kinh tế mới là kinh tế di sản, có nghĩa là tất cả đều còn ở phía trước và chúng ta đang phải cố gắng từng bước một trong việc thể nghiệm…

– Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!



Nguồn

Cùng chủ đề

Để khai thác tiềm năng du lịch bền vững

Đứng trước yêu cầu mới của sự phát triển, Hạ Long hướng đến việc trở thành trung tâm du lịch quốc gia và quốc tế; thành phố của đổi mới, sáng tạo, của di sản và lễ hội. Để đạt được mục tiêu đó, Hạ Long nhất thiết phải đẩy mạnh phát triển kinh tế di sản. Kinh tế di sản phụ thuộc vào nguồn tài nguyên là hệ thống di sản thiên nhiên và di sản văn hóa. Nội...

Du lịch di sản tại Quảng Ninh

Theo các chuyên gia thì đối với thế giới, kinh tế di sản là một khái niệm hay là một loại hình kinh tế không phải là quá mới, trong đó du lịch di sản - văn hóa là một biểu hiện cụ thể nhất. Như vậy, với chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, từ hơn chục năm trước, Quảng Ninh đã sớm phát triển kinh tế di sản. Để ngành du lịch phát...

Kinh tế di sản – Động lực tăng trưởng mới

Với kho tàng di sản văn hoá phong phú, đa dạng, Quảng Ninh có nhiều điều kiện phát triển các ngành kinh tế dựa trên vốn văn hoá quý báu của cha ông để lại. Kinh tế di sản là một lĩnh vực kinh tế đặc biệt, dựa trên các giá trị của di sản văn hóa để phát triển kinh tế. Đây là xu hướng phát triển được nhiều quốc gia trên thế giới và một số địa phương...

Để kinh tế di sản phát huy hiệu quả bền vững

TS Phùng Quốc Hiển, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội: “Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản”. Quảng Ninh có nhiều di sản tự nhiên và di sản văn hóa, nhất là di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Vì vậy, tỉnh cần phải lựa chọn hướng phát triển đúng, đúng xu thế, giảm mức độ xung đột giữa các mục tiêu...

Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới – góc nhìn...

Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”. Các đồng chí: GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học...

Cùng tác giả

Đoàn ĐBQH tỉnh thăm, tặng quà Tết tại TP Uông Bí

Chiều 13/1, Đoàn ĐBQH tỉnh do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh làm trưởng đoàn, cùng các ĐBQH tỉnh đã đến thăm, chúc Tết Mẹ Việt Nam Anh hùng và người lao động trên địa bàn TP Uông Bí. Tới thăm, chúc Tết Mẹ Việt Nam Anh hùng Hoàng Thị...

Ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng và phát triển giống hoa tại Đông Triều

Chiều ngày 13/1, tại phường Bình Khê, Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương phối hợp với Phòng Kinh tế TP Đông Triều tổ chức hội nghị đánh giá và nhân rộng mô hình sản xuất hoa thương phẩm giống hoa lay ơn CF 21.09. Mô hình sản xuất hoa thương phẩm giống lay ơn CF 21.09 được Viện Nghiên cứu rau quả Trungương phối hợp với Phòng Kinh tế TP Đông Triều nghiên cứu và triển khai thực hiện...

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Bình Dân ra mắt Tổ hợp “Bánh truyền thống dân tộc Sán Dìu”

Nhằm phát huy văn hoá dân tộc người Sán Dìu trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và gìn giữ bản sắc của dân tộc, ngày 13/1, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Bình Dân tổ chức ra mắt Tổ hợp “Bánh truyền thống dân tộc Sán Dìu” xã Bình Dân. Tại buổi lễ ra mắt, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Bình Dân đã thông qua quy chế hoạt động Tổ hợp “Bánh truyền thống...

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 13/1, tại TP Uông Bí, Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh; Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban...

Tổ chức không gian văn hóa Tết các dân tộc Quảng Ninh từ 27/1-3/2

Sở Văn hóa và Thể thao vừa ban hành Kế hoạch tổ chức không gian văn hóa Tết các dân tộc tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, không gian Tết xưa được tổ chức từ ngày 27/1 đến 3/2 (tức 28 tháng Chạp đến mùng 6 tháng Giêng), tại khu vực sân Cột cờ, Đường nội bộ Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh. Chương trình sẽ tái hiện nét văn hóa Tết xưa của người Quảng...

Cùng chuyên mục

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Bình Dân ra mắt Tổ hợp “Bánh truyền thống dân tộc Sán Dìu”

Nhằm phát huy văn hoá dân tộc người Sán Dìu trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và gìn giữ bản sắc của dân tộc, ngày 13/1, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Bình Dân tổ chức ra mắt Tổ hợp “Bánh truyền thống dân tộc Sán Dìu” xã Bình Dân. Tại buổi lễ ra mắt, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Bình Dân đã thông qua quy chế hoạt động Tổ hợp “Bánh truyền thống...

Tổ chức không gian văn hóa Tết các dân tộc Quảng Ninh từ 27/1-3/2

Sở Văn hóa và Thể thao vừa ban hành Kế hoạch tổ chức không gian văn hóa Tết các dân tộc tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, không gian Tết xưa được tổ chức từ ngày 27/1 đến 3/2 (tức 28 tháng Chạp đến mùng 6 tháng Giêng), tại khu vực sân Cột cờ, Đường nội bộ Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh. Chương trình sẽ tái hiện nét văn hóa Tết xưa của người Quảng...

Tổ chức không gian văn hóa Tết các dân tộc Quảng Ninh

Sở Văn hóa và Thể thao vừa ban hành Kế hoạch tổ chức không gian văn hóa Tết các dân tộc tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, không gian Tết xưa được tổ chức từ ngày 27/1 đến 3/2 (tức 28 tháng Chạp đến mùng 6 tháng Giêng), tại khu vực sân Cột cờ, Đường nội bộ Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh. Chương trình sẽ tái hiện nét văn hóa Tết xưa của người Quảng...

Hé lộ kịch bản Táo Quân 2025, không có Nam Tào – Bắc Đẩu?

Hình ảnh kịch bản Táo Quân 2025 gây xôn xao với bảng phân vai không có 2 nhân vật Nam Tào - Bắc Đẩu, NSND Xuân Bắc và NSND Công Lý cũng không tham gia chương trình. Mới đây, NSƯT Chí Trung bất ngờ đăng tải những hình ảnh hậu trường các nghệ sĩ tập luyện cho Táo Quân 2025. Trong đó, gây chú ý là hình ảnh kịch bản chương trình với bảng phân vai các nghệ sĩ. Chương trình...

Trấn Thành lại vạ miệng

Trấn Thành bị chỉ trích phát ngôn sai khi nói áo dài là quốc phục của Việt Nam. Nam MC còn bị chê kém duyên khi yêu cầu Soobin Hoàng Sơn ôm Hoa hậu Kỳ Duyên trên sân khấu lễ trao giải tối 12/1. Tối 12/1, lễ trao giải WeChoice 2024 tại TPHCM, Trấn Thành cùng Hoa hậu Kỳ Duyên trao giải hạng mục Ca sĩ/Rapper có hoạt động đột phá. Anh tạo tranh luận vì những phát biểu trên...

Đạo diễn ‘Squid Game’ oán trách người Hàn Quốc quá khắc nghiệt

Đạo diễn Hwang Dong Hyuk cho biết thất vọng trước phản ứng khắc nghiệt của người Hàn Quốc với “Squid Game”, trong khi tỏ lòng biết ơn sự ủng hộ nồng nhiệt của quốc tế. Bất chấp tranh cãi về chất lượng, Squid Game 2 vẫn đạt được thành tích ấn tượng về lượng người xem. Bộ phim trò chơi sinh tồn đứng đầu Top 10 toàn cầu và bảng xếp hạng xem nhiều tại 93 quốc gia có Netflix...

Phim Việt kẻ thắng người thua

Phim Việt bước vào năm mới 2025 với những gam màu trái ngược. "Chị dâu" vượt mốc 100 tỷ đồng trong khi các dự án khác như "Kính vạn hoa: Bắt đền con ma" hay "Mưa trên cánh bướm" lại chật vật tại phòng vé. Tuần qua, ê-kíp Chị dâu nhận tin mừng khi phim vượt mốc 100 tỷ đồng, mở ra kỳ vọng về một năm rực rỡ và đầy sôi động cho ngành điện ảnh nước nhà. Đáng tiếc,...

Bài học đắt giá từ vụ ồn ào của Đàm Vĩnh Hưng

Ngôi sao nào “đen” nhất làng giải trí Việt 2024? Không cần nghĩ nhiều, những người quan tâm đến làng giải trí Việt Nam đều có thể đọc ngay: Đàm Vĩnh Hưng. Không những bị “treo míc” 9 tháng vì vấn đề phục trang biểu diễn, anh còn vướng phải lùm xùm kiện tụng với tỷ phú công nghệ Mỹ, đến giờ vẫn chưa tới hồi kết. Bộ phim “tự sướng” về cuộc đời mình, Hào quang rực rỡ, bây...

Dàn nghệ sĩ gạo cội trở lại ‘Táo quân 2025’

Nghệ sĩ Chí Trung, Quốc Khánh, Tự Long, Quang Thắng, Vân Dung trở lại đóng "Táo quân 2025" sau một năm rời chương trình. Trong hình ảnh nhà sản xuất hé lộ hôm 11/1, các nghệ sĩ đang bước vào những ngày tập cuối, chuẩn bị ghi hình. Nghệ sĩ Chí Trung cho biết: "Tôi vinh dự, sung sướng nhưng cũng lo và áp lực. Chất liệu xung quanh rất nhiều, chọn lọc thế nào để đưa lên dưới góc...

Phim ‘Mai’ của Trấn Thành thắng lớn tại giải thưởng Ngôi sao xanh 2024

Kết quả giải thưởng Ngôi Sao Xanh 2024 Hạng mục điện ảnh: - Nam/Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất: Tuấn Trần, Phương Anh Đào - Nam/Nữ diễn viên được yêu thích nhất: Tuấn Trần, Phương Anh Đào - Phim hay nhất: Mai - Nam/Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất: Hồng Thanh, Hồng Đào - Gương mặt triển vọng: Trần Ngọc Vàng - Đạo diễn xuất sắc nhất: Timothy Linh Bùi - Sáng tạo xuất sắc: ANDO - Cặp đôi được yêu thích nhất: Tuấn Trần -...

Tin nổi bật

Tin mới nhất