Powered by Techcity

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 tăng 9%

Theo báo cáo mới nhất Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/1/2025, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 tăng 9%, đạt mục tiêu đề ra.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng duy trì đà tăng

Báo cáo của Tổng cục Thống kê chỉ rõ, các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng những tháng cuối năm đã góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng ngành dịch vụ năm 2024. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2024 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,0% so với năm trước, đạt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 12 năm 2024 ước đạt 570,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 6.391,0 nghìn tỷ đồng, tăng 9,0% so với năm trước (năm 2023 tăng 9,4%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,9% (năm 2023 tăng 6,8%). So với năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 tăng 29,4%, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 31,5% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 39,8%.

Về các chỉ số cụ thể, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2024 ước đạt 4.921,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 77,0% tổng mức và tăng 8,3% so với năm trước.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2024 ước đạt 733,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,5% tổng mức và tăng 12,9% so với năm trước.

Doanh thu du lịch lữ hành năm 2024 ước đạt 62,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,0% tổng mức và tăng 16,0% so với năm trước do các địa phương ngay từ đầu năm đã tích cực đẩy mạnh xúc tiến du lịch, tăng cường thu hút khách trong nước và quốc tế.

Năm 2024, chi tiêu tập trung mạnh vào nhóm hàng hoá thiết yếu (Ảnh: Kim Ngân)

Như vậy, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 vẫn đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên nếu so với con số tăng trưởng 9,6% của năm 2023, con số này đang giảm. Lý giải điều này, TS Lê Quốc Phương – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại, Bộ Công Thương cho biết, năm nay, yếu tố tác động mạnh nhất đến tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và doanh thu du lịch lữ hành. Tuy nhiên, 2 chỉ số này chỉ chiếm khoảng hơn 12% trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.

Trong khi đó, doanh thu bán lẻ hàng hoá chiếm đến 77,1% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thì chỉ tăng 8,3%. Đây là chỉ số quan trọng vì liên quan đến đầu ra hàng hoá của doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời, là thước đo thu nhập, tiêu dùng của người dân, thì có mức tăng khá khiêm tốn. Điều này cho thấy người dân vẫn có tâm lý thắt chặt chi tiêu trong một năm kinh tế được đánh giá là còn nhiều khó khăn.

Chuẩn bị sẵn sàng hàng hoá cho dịp Tết Nguyên đán

Hiện nay chỉ còn hơn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán – dịp người dân sẽ dành số tiền lớn để mua sắm hàng hoá phục vụ Tết. Doanh thu của dịp Tết cũng sẽ đóng góp tích cực cho tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2025. Do đó, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo hàng hoá tiêu dùng dịp này.

Các doanh nghiệp chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết (Ảnh: Kim Ngân)

Cụ thể, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 10694/BCT-TTTN về công tác bảo đảm hàng hoá phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, từ ngày 8/1 đến 17/1/2025, đoàn công tác của Bộ Công Thương sẽ làm việc với Sở Công Thương TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng để đánh giá và thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung – cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán 2025.

Đây là hoạt động thường niên của Bộ Công Thương nhằm nắm bắt tình hình nguồn cung hàng hoá Tết tại các địa phương lớn. Theo kế hoạch, nội dung làm việc của Bộ Công Thương với các địa phương gồm: Đánh giá tình hình thị trường cung – cầu, giá một số mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trong dịp Tết. Nắm bắt công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán tại địa phương (công tác dự trữ, chuẩn bị hàng hóa, bán hàng phục vụ Tết, đưa hàng về nông thôn, khu công nghiệp – khu chế xuất…). Kiểm tra, kiểm soát thị trường, giá các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng phục vụ Tết trên địa bàn thành phố và khu vực lân cận…

Về phía các địa phương, theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, để chuẩn bị nguồn hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp đầu mối tham gia chương trình bình ổn thị trường đã chuẩn bị nguồn vốn hơn 22.000 tỷ đồng; trong đó, các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu chiếm hơn 8.000 tỷ đồng. Tổng sản lượng hàng hóa thiết yếu do các doanh nghiệp chuẩn bị chiếm từ 25% đến 43% thị phần. Dự kiến, bình quân mỗi tháng (tháng trước và sau Tết), các doanh nghiệp sẽ cung ứng khoảng 8.300 tấn gạo, 5.000 tấn thịt gia súc, 5.500 tấn thịt gia cầm, 23 triệu quả trứng gia cầm, 1.400 tấn đường, 1.100 tấn dầu ăn, 800 tấn thực phẩm chế biến, 10.000 tấn rau, củ, quả, 200 tấn thủy, hải sản…

Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất và phân phối luôn có sẵn phương án tăng sản lượng trong tình huống cần thiết và tổ chức bán hàng lưu động để xử lý biến động bất thường, thiếu hàng cục bộ… Về giá cả, các mặt hàng bình ổn thị trường luôn duy trì mức giá thấp hơn ít nhất 5% so với giá bình quân trên thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng; đồng thời, chương trình bình ổn thị trường cũng không điều chỉnh tăng giá trong một tháng trước và sau Tết.

Tại Hà Nội, ông Nguyễn Thế Hiệp – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, ngành Công Thương Hà Nội và các doanh nghiệp đã dự trữ lượng hàng hóa gồm 298.350 tấn gạo, 59.670 tấn thịt lợn hơi, 19.890 tấn thịt gia cầm, 16.500 tấn thịt bò, 396 triệu quả trứng gia cầm, 331.500 tấn rau củ, 16.560 thủy sản, thực phẩm chế biến 16.560 tấn, trái cây 238.500 tấn và 1.575 tấn bánh mứt kẹo…

Cùng với việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa, để tạo thuận tiện cho người dân Thủ đô mua sắm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, hàng hóa Tết sẽ được phục vụ tại 30 trung tâm thương mại, 131 siêu thị, 455 chợ truyền thống, 2.000 cửa hàng tiện lợi, 110 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP cùng hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa trên địa bàn…

Đặc biệt, Sở Công Thương cũng phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều sự kiện, hội chợ, tuần hàng giới thiệu sản phẩm; tổ chức các chợ hoa xuân… phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân tại các quận, huyện, thị xã, các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Đối với các doanh nghiệp, theo đại diện siêu thị Winmart, để chuẩn bị cho mùa cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng đa dạng của khách hàng, chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+/WiN đã liên tục chủ động tuyển dụng thêm nhân sự tại các vị trí như thu ngân, nhân viên bán hàng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng, đặc biệt là trong dịp lễ. Về mặt vận hành, để đảm bảo hàng hóa luôn sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng.

Hệ thống này cũng đã áp dụng AI vào hệ thống quản lý hàng hóa/ vận chuyển để tối ưu hóa quy trình nhập – xuất – tồn, giảm thiểu lãng phí, đảm bảo nguồn cung liên tục và vận chuyển hàng hóa tới siêu thị, cửa hàng. Bên cạnh đó, toàn bộ hệ thống WinMart/WinMart+/WiN đã triển khai các phương thức thanh toán không tiền mặt, bao gồm quét mã QR tích hợp với các ngân hàng, giúp khách hàng mua sắm tiện lợi và dễ dàng hơn.

Về thời gian hoạt động phục vụ khách hàng dịp Tết, toàn hệ thống sẽ hoạt động đến 12h trưa ngày 29 Tết và mở bán lại từ ngày mùng 4 Tết. Hệ thống WinMart/WinMart+/WiN cũng điều chỉnh giờ mở cửa linh hoạt để phù hợp với nhu cầu mua sắm của từng khu vực và từng mô hình cửa hàng. Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm tại cửa hàng và mua sắm online, chúng tôi đã triển khai hình thức mua sắm qua website https://winmart.vn/ để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tiện lợi, cũng như triển khai nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn với các mã giảm giá dành riêng cho khách hàng mua sắm online để kích cầu tiêu dùng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng tăng 8,5%, du lịch đóng góp tích cực

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 12,5% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 14,2%... Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước thường tăng vào những tháng cuối năm góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành dịch...

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng liệu có ‘về đích’ mục tiêu năm 2024?

Mục tiêu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 được đề ra là tăng 9% so với cùng kỳ. Con số đạt được sau quý III là 8,8%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có tăng, song không cao Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, thời gian qua, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước phục hồi cùng với sự...

Giải pháp nào gia tăng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nửa cuối năm 2024?

Tăng lương từ ngày 1/7/2024; giảm thuế VAT xuống 8% đến hết năm 2024... là những yếu tố giúp gia tăng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cuối năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nửa đầu năm giảm nhẹ Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2024 ước tính tăng 1,1% so với tháng trước và...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kato Katsunobu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản hỗ trợ tài chính, thúc đẩy ODA thế hệ mới dành cho Việt Nam để thực hiện các dự án hạ tầng chiến lược mang tính thay đổi trạng thái, xoay chuyển tình thế. Chiều 8/1, tiếp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kato Katsunobu đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản hỗ trợ tài chính, thúc đẩy ODA thế...

Hội nghị Chính phủ triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 8/1, Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương để thống nhất, đánh giá kết quả đạt được, thảo luận, chỉ rõ, đề ra các giải pháp thực hiện thành công nhiệm vụ năm 2025 với những vấn đề đột phá, trọng tâm. Dự hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ...

Giá xăng dự báo tăng trong kỳ điều hành ngày mai 9/1/2025

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày 9/1/2025 được dự báo sẽ tiếp tục tăng, mức tăng khoảng 300-400 đồng/lít. Ngày mai (9/1/2025) là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Giá dầu thế giới tăng nhẹ Lúc 6h ngày 8/1, giá dầu WIT tăng 0,69 cent, tương đương 0,94%, lên mức...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên Bang Đức, đại diện Tập đoàn Swire

Ngày 8/1, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi tiếp xã giao ông Philipp Roesler, nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên Bang Đức, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thuỵ Sĩ, đại diện Tập đoàn Swire. Cùng dự buổi tiếp có đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Tại buổi tiếp, ông Philipp Roesler, nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên...

Ban chỉ đạo 389 tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 8/1, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, chủ trì hội nghị. Bám sát các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác...

Cùng chuyên mục

Giá xăng dự báo tăng trong kỳ điều hành ngày mai 9/1/2025

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày 9/1/2025 được dự báo sẽ tiếp tục tăng, mức tăng khoảng 300-400 đồng/lít. Ngày mai (9/1/2025) là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Giá dầu thế giới tăng nhẹ Lúc 6h ngày 8/1, giá dầu WIT tăng 0,69 cent, tương đương 0,94%, lên mức...

Ban chỉ đạo 389 tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 8/1, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, chủ trì hội nghị. Bám sát các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác...

Bánh kẹo, bia khó tránh một mùa Tết ảm đạm

Trước Tết gần 4 tuần, các thương hiệu bánh kẹo, thực phẩm, bia... phối hợp với nhà bán lẻ liên tục khuyến mại để thúc đẩy sức mua. Tết Nguyên đán 2025 đã cận kề nhưng không khí mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại vẫn chưa sôi động. Người tiêu dùng vẫn còn thắt chặt chi tiêu, buộc các doanh nghiệp (DN) phải liên tục tung ra các chương trình khuyến mại, giảm giá để kích...

Bưu điện tỉnh Quảng Ninh khai trương website và điểm mua sắm tiện ích

Sáng 8/1, tại TP Hạ Long, Bưu điện tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khai trương website và điểm mua sắm tiện ích, chuyên cung cấp các sản phẩm "xanh", thân thiện với môi trường. Website https://buudienquangninh.vn chuyên cung cấp các nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP; đồ điện máy, gia dụng tiết kiệm điện năng, thân thiện với môi trường; các mặt hàng hóa mỹ phẩm hữu cơ, hàng tiêu dùng thiết yếu; giới thiệu, đăng ký lái thử...

Giá cà phê, hạt tiêu tăng vọt

Nhu cầu trên thị trường thế giới và nội địa đầu năm 2025 cao khiến giá cà phê liên tục tăng, còn tiêu cao nhất trong 9 năm. Những ngày đầu năm 2025, thị trường nông sản tại các tỉnh Tây Nguyên ghi nhận biến động tích cực, nhất là giá cà phê và hồ tiêu tăng mạnh. Ngày 8/1, giá cà phê trong nước tăng 300-500 đồng mỗi kg, lên 120.300-121.000 đồng. Trong đó, Đăk Nông và Đăk Lăk...

Sắp chuyển giao bắt buộc thêm 2 ngân hàng 0 đồng?

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ phê duyệt chuyển giao Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu và Ngân hàng TMCP Đông Á và có khả năng có phương án trước Tết Nguyên đán. Theo ông Tú, trong năm 2024, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng 0 đồng CBBank và OceanBank (nay đã đổi tên thành MVB)...

Siết thu thuế với người nổi tiếng livestream bán hàng

Ngành thuế lập danh sách người nổi tiếng có doanh thu lớn từ livestream, tiếp thị liên kết thương mại điện tử để phân loại rủi ro và kiểm tra trong năm nay. Tại họp báo thường kỳ chiều 7/1, ông Mai Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết theo quy định, tổ chức, cá nhân không phân biệt nổi tiếng hay không, phải tự kê khai, nộp thuế nếu có nguồn thu từ...

Tăng cường quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết

Chưa đầy một tháng nữa là Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. "Đến hẹn lại lên", trong dịp Tết, nhiều mặt hàng sẽ tăng giá theo quy luật. Do đó, các lực lượng chức năng cần vào cuộc để bình ổn giá cả thị trường, không để xảy ra thiếu hàng sốt giá, đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dịp Tết để tăng giá đột biến, ảnh...

Bộ Công Thương: Vụ 3.000 tấn giá ủ hóa chất là trách nhiệm của ngành nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định như trên khi được hỏi. Thông tin được đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7-1, do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì. Trách nhiệm của ngành nông nghiệp Về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong vụ việc phát hiện gần 3.000 tấn giá ủ chất cấm được bán trên thị trường, trong hệ thống siêu thị, Thứ trưởng Tân...

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lập kỷ lục mới

Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 16,25 tỷ USD, vượt kỷ lục cũ được xác lập năm 2022. Triển vọng xuất khẩu 2025 dự báo tích cực và hướng đích 18 tỷ USD. Sự tăng trưởng này đến từ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU... Xuất khẩu gỗ năm 2024 tăng hơn 20% Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, trong quý IV/2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất