Powered by Techcity

Xuất khẩu thủy sản hướng tới mục tiêu mới

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024 về đích ấn tượng với con số 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới (chỉ sau Trung Quốc và Na Uy), thị trường bao phủ cả 5 châu lục với hơn 170 quốc gia. Điều này cho thấy ngành thủy sản đang đi đúng hướng trong việc phát triển bền vững và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, đồng thời cũng là nền tảng vững chắc để ngành thủy sản tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty cổ phần chế biến thủy sản Tài Kim Anh, Khu công nghiệp An Nghiệp, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. (Ảnh ANH KIM)

Sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu là động lực quan trọng cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2025. Nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, EU và Nhật Bản dự báo sẽ tăng trưởng khả quan. Ngoài ra, các thị trường mới nổi như châu Phi, Đông Nam Á và Trung Đông cũng mở ra cơ hội lớn nhờ nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm thủy sản chất lượng.

Phát triển vững chắc thị trường trọng điểm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước năm 2024 về đích với con số 10 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2023. Đóng góp lớn nhất vào con số này là hai mặt hàng chủ lực tôm và cá tra, chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó, xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD, cá tra ước đạt 2 tỷ USD.

Ở nhóm hải sản, mặc dù gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu, nhưng xuất khẩu cá ngừ vẫn đem về 1 tỷ USD… Trong những tháng cuối năm 2024, xuất khẩu thủy sản “bứt tốc” mạnh mẽ, đánh dấu bằng tháng 10, khi kim ngạch xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD. Đây cũng là lần đầu sau 27 tháng, kể từ tháng 6/2022, xuất khẩu thủy sản theo tháng trở lại mức tỷ USD.

Sự tăng trưởng trong xuất khẩu thủy sản năm 2024 đến từ sự bứt phá của các thị trường trọng yếu, khi giá trị xuất khẩu sang nhiều thị trường tiêu thụ chính ghi nhận mức tăng trưởng hai con số. Nửa cuối năm 2024 cũng là giai đoạn đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, trong đó, Mỹ và Trung Quốc đóng vai trò hàng đầu trong việc đưa con tàu xuất khẩu thủy sản Việt Nam quay trở lại con đường cao tốc tăng trưởng.

Mỹ luôn là thị trường nhập khẩu quan trọng của thủy sản Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 6 năm qua dao động từ 1,5-2,1 tỷ USD/năm. Tính tới cuối tháng 11/2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ đạt 1,7 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023. Cả năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 1,8 tỷ USD, tăng gần 17% so với cùng kỳ, trong đó hai mặt hàng chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra đều tăng mạnh.

Mặc dù luôn phải đối mặt các chính sách bảo hộ chặt chẽ như thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, nhưng nhu cầu của thị trường Mỹ vẫn rất lớn và việc chất lượng thủy sản Việt Nam ngày càng được cải thiện đã giúp duy trì và mở rộng vị thế tại thị trường này. Các chính sách thương mại đặc thù của Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.

Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hòe cho biết, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta sang Trung Quốc năm 2024 tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt mức 1,9 tỷ USD, trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm, nhưng xuất khẩu tôm chân trắng, tôm hùm, cua, ốc đều tăng mạnh, cho thấy nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc rất lớn và đóng góp một phần rất quan trọng trong kết quả 10 tỷ USD xuất khẩu chung của toàn ngành thủy sản. Cơ hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2025 vẫn rất lớn do nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ của thị trường này, nhất là đối với những dòng sản phẩm tươi sống, cao cấp, như tôm hùm, cua, ốc, nghêu, ngao…

Tại thị trường EU, nơi mức tiêu thụ và giá nhập khẩu thủy sản đang dần hồi phục, thủy sản Việt Nam có thuận lợi lớn nhờ Hiệp định EVFTA. Những mặt hàng được hưởng ưu đãi ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực đã tăng trưởng khả quan, điển hình là mặt hàng tôm nguyên liệu khi mức thuế suất vào EU được giảm xuống 0%.

Dự báo, cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU thời gian tới sẽ có nhiều chuyển biến khi các doanh nghiệp nước ta tích cực đẩy mạnh những sản phẩm được hưởng ưu đãi từ EVFTA. Việc EU có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ với sản phẩm thủy sản từ Nga cũng tạo thêm lợi thế cho Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang thị trường này.

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba của Việt Nam trong năm 2024 (sau Trung Quốc và Mỹ), với kim ngạch xuất khẩu 1,5 tỷ USD. Các nhà sản xuất và chế biến thủy sản Việt Nam trong thời gian tới vẫn sẽ duy trì vị trí vững chắc trong thị trường này nhờ ưu điểm xuất khẩu tôm chất lượng ngày càng cao, hàm lượng chế biến giá trị gia tăng lớn hơn so với các nhà xuất khẩu tôm đến từ các quốc gia khác.

Tiến sâu thị trường tiềm năng, đặc thù

Theo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành công của năm 2024 là kết quả của việc triển khai đồng bộ các đề án và chính sách xuất khẩu. Từ năm 2023, ngành đã đẩy mạnh nhiều chương trình thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và EU, đồng thời tìm kiếm và mở rộng thêm nhiều thị trường mới có tiềm năng như Trung Đông, thị trường Halal và châu Phi.

Với mức tăng trưởng ấn tượng 19,2% trong năm 2024, Trung Đông đang vươn lên trở thành một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Sản phẩm chủ lực như cá ngừ và cá tra ghi nhận mức tăng trưởng mạnh. Kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này đạt 334 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2024, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước.

Tới cuối năm 2024 tăng lên 368 triệu USD, đưa Trung Đông lần đầu nằm trong tốp 2 thị trường nhập khẩu thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất (sau Trung Quốc) nhờ việc các công ty chế biến thủy sản tập trung phát triển mạnh các sản phẩm theo tiêu chuẩn Halal.

Tại Trung Đông, các nước Israel, Saudi Arabia, UAE và Qatar là những thị trường xuất khẩu thủy sản đầy tiềm năng, với mức tăng trưởng tốt và nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao. Israel hiện là quốc gia nhập khẩu thủy sản lớn nhất trong khu vực, chiếm gần 30% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Đông, đạt mức tăng trưởng 35% trong năm 2024. Xuất khẩu sang các quốc gia khác như UAE, Saudi Arabia và Qatar cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao hai con số.

Trung Đông không chỉ là thị trường tiêu thụ lớn mà còn là khu vực chiến lược để mở rộng xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra các thị trường lân cận. Với mức tăng trưởng ổn định, chính sách khuyến khích từ Chính phủ, cùng với các sản phẩm ngày càng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, đây sẽ là một thị trường quan trọng của ngành thủy sản Việt Nam trong tương lai.

Việc tận dụng tốt cơ hội, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn Halal cũng sẽ giúp ngành thủy sản nước ta đến với thị trường hàng tỷ người Hồi giáo trên thế giới, trong đó có những thị trường thuận lợi về mặt địa lý như Indonesia, Malaysia, Pakistan, Bangladesh…, nơi có nhu cầu sử dụng thực phẩm Halal với số lượng lớn.

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, trong bối cảnh nguồn nguyên liệu được cải thiện và thị trường xuất khẩu được mở rộng, ngành thủy sản Việt Nam sẽ vượt qua mốc 10 tỷ USD trong năm 2025, để tiến tới mục tiêu mới 11 tỷ USD. Đặc biệt, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện uy tín của các doanh nghiệp sẽ giúp gia tăng thị phần, khẳng định vị thế của thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho biết, Bộ Ngoại giao cam kết luôn đồng hành các doanh nghiệp trên con đường phát triển ngành thủy sản, thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế, nhất là kết nối đối tác; mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sang các khu vực mới như Trung Đông, Mỹ Latin…; hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc, rào cản thương mại cho doanh nghiệp, đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, tập trung vào các dự án có tính dẫn dắt, lan tỏa, tạo đột phá…

Để phát triển bền vững ngành thủy sản, có thêm sức cạnh tranh, vượt qua những khó khăn được dự báo trước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, người nông dân, ngư dân trong ngành thủy sản thực hiện tốt các quy định về an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ trong chuỗi sản xuất, chế biến theo hướng kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn của đối tác, khách hàng. Cùng với đó, tích cực liên kết giữa các đơn vị tham gia vào chuỗi sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, tiếp tục nâng cao tỷ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xuất khẩu thủy sản tiến tới mục tiêu 11 tỉ USD

Năm 2024 là lần thứ hai xuất khẩu thủy sản đạt mốc 10 tỉ USD, trong đó con tôm mang về 4 tỉ USD, cá tra 2 tỉ USD, cá ngừ 1 tỉ USD. Năm 2025, ngành thủy sản đang hướng tới mục tiêu đạt 11 tỉ USD. Tại lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức tối 23-12, Thứ trưởng Bộ Nông...

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới. Xuất khẩu thủy sản năm 2024 dự kiến sẽ thu về 10 tỷ USD, tăng trưởng 13% so với năm 2023. Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - cho biết, năm 2024, xuất khẩu thủy sản đến từ 2...

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 11 tháng đạt hơn 9 tỷ USD

Xuất khẩu tôm vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, đạt mức tăng 22% trong tháng 11 và dự báo sẽ cán mốc 4 tỷ USD vào cuối năm; trong khi các sản phẩm khác cũng ghi nhận sự tăng trưởng khả quan. Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu thủy sản tháng 11/2024 tuy chững lại nhẹ nhưng vẫn duy trì tăng trưởng ấn tượng với giá trị...

Iran tấn công tên lửa vào Israel: Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam lo Tết mất vui

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), những năm qua thủy sản xuất khẩu sang Israel luôn tăng. Câu chuyện Iran tấn công tên lửa vào Israel, VASEP lo ảnh hưởng đến ngành hàng, còn doanh nghiệp lo ngừng đi đơn những tháng cuối năm. Ngày 3/10, trao đổi với PV, ông Trương Đình Hòe - tổng thư ký VASEP - cho biết trong top 100 thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam, năm...

Xuất khẩu thuỷ sản cuối năm tăng tốc mạnh, mục tiêu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

Theo VASEP, những tháng còn lại của năm 2024, ngành thủy sản sẽ bước vào chu kỳ tăng tốc xuất khẩu và sớm đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), sau khi về đích năm 2023 ở mức 9,2 tỷ USD, tương đương 92% mục tiêu đề ra từ đầu năm, ngành thủy sản đặt mục tiêu thận trọng cho năm 2024 với...

Cùng tác giả

Hội nghị Chính phủ triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 8/1, Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương để thống nhất, đánh giá kết quả đạt được, thảo luận, chỉ rõ, đề ra các giải pháp thực hiện thành công nhiệm vụ năm 2025 với những vấn đề đột phá, trọng tâm. Dự hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ...

Giá xăng dự báo tăng trong kỳ điều hành ngày mai 9/1/2025

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày 9/1/2025 được dự báo sẽ tiếp tục tăng, mức tăng khoảng 300-400 đồng/lít. Ngày mai (9/1/2025) là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Giá dầu thế giới tăng nhẹ Lúc 6h ngày 8/1, giá dầu WIT tăng 0,69 cent, tương đương 0,94%, lên mức...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên Bang Đức, đại diện Tập đoàn Swire

Ngày 8/1, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi tiếp xã giao ông Philipp Roesler, nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên Bang Đức, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thuỵ Sĩ, đại diện Tập đoàn Swire. Cùng dự buổi tiếp có đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Tại buổi tiếp, ông Philipp Roesler, nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên...

Ban chỉ đạo 389 tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 8/1, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, chủ trì hội nghị. Bám sát các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác...

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến về tình hình triển khai nhiệm vụ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Quảng Ninh

Chiều 8/1, đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cuộc họp nghe và cho ý kiến về tình hình triển khai nhiệm vụ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Quảng Ninh. Theo báo cáo tại cuộc họp, Sở Văn hóa - Thể thao đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn ý kiến xây dựng Bộ nhận diện thương hiệu Quảng Ninh, tiếp thu 12 ý kiến của các...

Cùng chuyên mục

Giá xăng dự báo tăng trong kỳ điều hành ngày mai 9/1/2025

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày 9/1/2025 được dự báo sẽ tiếp tục tăng, mức tăng khoảng 300-400 đồng/lít. Ngày mai (9/1/2025) là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Giá dầu thế giới tăng nhẹ Lúc 6h ngày 8/1, giá dầu WIT tăng 0,69 cent, tương đương 0,94%, lên mức...

Ban chỉ đạo 389 tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 8/1, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, chủ trì hội nghị. Bám sát các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác...

Bánh kẹo, bia khó tránh một mùa Tết ảm đạm

Trước Tết gần 4 tuần, các thương hiệu bánh kẹo, thực phẩm, bia... phối hợp với nhà bán lẻ liên tục khuyến mại để thúc đẩy sức mua. Tết Nguyên đán 2025 đã cận kề nhưng không khí mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại vẫn chưa sôi động. Người tiêu dùng vẫn còn thắt chặt chi tiêu, buộc các doanh nghiệp (DN) phải liên tục tung ra các chương trình khuyến mại, giảm giá để kích...

Bưu điện tỉnh Quảng Ninh khai trương website và điểm mua sắm tiện ích

Sáng 8/1, tại TP Hạ Long, Bưu điện tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khai trương website và điểm mua sắm tiện ích, chuyên cung cấp các sản phẩm "xanh", thân thiện với môi trường. Website https://buudienquangninh.vn chuyên cung cấp các nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP; đồ điện máy, gia dụng tiết kiệm điện năng, thân thiện với môi trường; các mặt hàng hóa mỹ phẩm hữu cơ, hàng tiêu dùng thiết yếu; giới thiệu, đăng ký lái thử...

Giá cà phê, hạt tiêu tăng vọt

Nhu cầu trên thị trường thế giới và nội địa đầu năm 2025 cao khiến giá cà phê liên tục tăng, còn tiêu cao nhất trong 9 năm. Những ngày đầu năm 2025, thị trường nông sản tại các tỉnh Tây Nguyên ghi nhận biến động tích cực, nhất là giá cà phê và hồ tiêu tăng mạnh. Ngày 8/1, giá cà phê trong nước tăng 300-500 đồng mỗi kg, lên 120.300-121.000 đồng. Trong đó, Đăk Nông và Đăk Lăk...

Sắp chuyển giao bắt buộc thêm 2 ngân hàng 0 đồng?

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ phê duyệt chuyển giao Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu và Ngân hàng TMCP Đông Á và có khả năng có phương án trước Tết Nguyên đán. Theo ông Tú, trong năm 2024, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng 0 đồng CBBank và OceanBank (nay đã đổi tên thành MVB)...

Siết thu thuế với người nổi tiếng livestream bán hàng

Ngành thuế lập danh sách người nổi tiếng có doanh thu lớn từ livestream, tiếp thị liên kết thương mại điện tử để phân loại rủi ro và kiểm tra trong năm nay. Tại họp báo thường kỳ chiều 7/1, ông Mai Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết theo quy định, tổ chức, cá nhân không phân biệt nổi tiếng hay không, phải tự kê khai, nộp thuế nếu có nguồn thu từ...

Tăng cường quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết

Chưa đầy một tháng nữa là Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. "Đến hẹn lại lên", trong dịp Tết, nhiều mặt hàng sẽ tăng giá theo quy luật. Do đó, các lực lượng chức năng cần vào cuộc để bình ổn giá cả thị trường, không để xảy ra thiếu hàng sốt giá, đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dịp Tết để tăng giá đột biến, ảnh...

Bộ Công Thương: Vụ 3.000 tấn giá ủ hóa chất là trách nhiệm của ngành nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định như trên khi được hỏi. Thông tin được đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7-1, do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì. Trách nhiệm của ngành nông nghiệp Về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong vụ việc phát hiện gần 3.000 tấn giá ủ chất cấm được bán trên thị trường, trong hệ thống siêu thị, Thứ trưởng Tân...

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lập kỷ lục mới

Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 16,25 tỷ USD, vượt kỷ lục cũ được xác lập năm 2022. Triển vọng xuất khẩu 2025 dự báo tích cực và hướng đích 18 tỷ USD. Sự tăng trưởng này đến từ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU... Xuất khẩu gỗ năm 2024 tăng hơn 20% Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, trong quý IV/2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất