Powered by Techcity

Di sản lễ hội tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn

Quảng Ninh có 76 lễ hội dân gian truyền thống, tập trung chủ yếu vào mùa xuân, tạo thành sản phẩm du lịch lễ hội hấp dẫn du khách. Bên lề hội thảo “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản của thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” tổ chức ngày 26/12/2024, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Đỗ Danh Huấn, nghiên cứu viên Viện Sử học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, là người quan tâm nghiên cứu nhiều về văn hóa làng quê, di sản lễ hội, về vấn đề này.

Tiến sĩ Đỗ Danh Huấn.

– Thưa Tiến sĩ, ông có nhận xét như thế nào về bức tranh lễ hội truyền thống ở Quảng Ninh?

+ Lễ hội là một bộ phận của di sản văn hóa, mà các lễ hội truyền thống ở Quảng Ninh cũng không nằm ngoài phạm vi đó, nó được sáng tạo, bảo tồn, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi những cư dân sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ xưa đến nay.

Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu ở Quảng Ninh có thể kể tới như: Lễ hội Yên Tử, lễ hội đền Cửa Ông, lễ hội đình Trà Cổ, lễ hội Bạch Đằng, lễ hội chùa Long Tiên, lễ hội đình Quan Lạn, lễ hội đình Đầm Hà, lễ hội đền Bà Men, lễ hội Tiên công…

Các lễ hội này có quy mô cấp tỉnh, cấp vùng hoặc cấp quốc gia, có 8 lễ hội đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia… Quảng Ninh là địa phương có địa hình, không gian hội đủ 3 vùng đó là vùng núi, vùng đồng bằng và vùng biển đảo, với điều kiện địa hình như vậy đã tạo nên nét đặc sắc trong lễ hội.

Tập tục chui kiệu rước trong Lễ hội Bạch Đằng.
Tập tục chui kiệu rước trong Lễ hội Bạch Đằng, TX Quảng Yên

– Theo ông, lễ hội Quảng Ninh có điều gì tương đồng so với các lễ hội cổ truyền Việt Nam nói chung?

+ Về nhịp điệu và thời gian, lễ hội ở Quảng Ninh cũng mang nét đồng điệu với lễ hội cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Đó là các lễ hội chủ yếu diễn ra vào mùa xuân, và gắn với nhịp điệu của sản xuất – xuân thu nhị kỳ. Từ kết quả thống kê lễ hội ở một số địa phương của Quảng Ninh cho thấy, lễ hội diễn ra vào mùa xuân chiếm 30/46 lễ hội. Trong khi đó, lễ hội diễn ra vào mùa hè có 12 lễ hội, xếp sau là mùa thu 2 lễ hội, mùa đông có 2 lễ hội.

Cặp đôi cụ thượng song thọ được rước lên miếu Tiên công trong lễ hội Tiên Công diễn ra tại làng đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên.
Rước cụ thượng lên miếu Tiên công trong lễ hội Tiên công diễn ra tại vùng Hà Nam, TX Quảng Yên.

– Về không gian, có nhiều lễ hội ở Quảng Ninh liên quan đến văn hoá biển. Ông có suy nghĩ như thế nào về câu chuyện này?

+ Điều đặc biệt, theo thống kê các lễ hội ở một số địa phương ở Quảng Ninh, người ta nhận ra rằng, các lễ hội gắn với văn hóa biển chiếm số lượng và ưu thế vượt trội so với khu vực nội đồng. Có lẽ, Quảng Ninh là vùng đất chịu sự chi phối và tác động nhiều bởi yếu tố biển, nên sinh hoạt văn hóa và lối sống của cư dân vẫn còn bảo lưu nhiều yếu tố biển, mà thể hiện sinh động là trong lễ hội cổ truyền. Kết quả thống kê cho thấy, các lễ hội ở vùng hải đảo chiếm 43%, tiếp đến là vùng ven biển chiếm 37%, cuối cùng và thấp nhất là lễ hội ở vùng nội đồng chỉ chiếm 20%.

– Lễ hội là của cộng đồng do cộng đồng sáng tạo ra. Vậy theo ông, để duy trì và phát triển lễ hội thì cần những giải pháp như thế nào?

+ Quảng Ninh là tỉnh có nhiều di sản văn hóa – lịch sử và thiên nhiên, do đó việc kết hợp giữa di sản văn hóa và di sản thiên nhiên sẽ tạo nên thế mạnh trong phát triển kinh tế, cụ thể là kinh tế di sản. Đây là lợi thế để chúng ta có thể phát huy giá trị của nó trong chiến lược phát triển kinh tế dựa vào di sản của Quảng Ninh, kết hợp với ưu thế mà thiên nhiên ban tặng. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc đặt di sản lễ hội trong không gian văn hoá vùng Đông Bắc.

Rước đức ông vi hành trong Lễ hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn năm 2023.
Rước tượng Đức Ông vi hành trong Lễ hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn, TP Hạ Long.

– Ông có thể phân tích rõ hơn vấn đề này?

+ Như tôi đã nói ở trên, các lễ hội truyền thống của Quảng Ninh, trong đó đa phần các lễ hội gắn với không gian biển, văn hóa biển và gắn với lịch sử của dân tộc. Một khi đặt hệ thống lễ hội trong quan hệ với danh thắng và di sản thiên nhiên như Yên Tử và đặc biệt là Vịnh Hạ Long, để phục vụ mục tiêu lớn nhất là phát triển du lịch, thì sẽ phát huy hiệu quả giá trị của lễ hội cho phát triển kinh tế di sản. Trong đó, ưu tiên số một phải lấy Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long làm trung tâm của kinh tế di sản. Các lễ hội truyền thống ở các địa phương, các khu vực phụ cận đóng vai trò là vệ tinh, bổ trợ và làm phong phú thêm cho các tour các tuyến, các sản phẩm du lịch hướng về Hạ Long. Tại vì tính chất biển ưu trội của nhiều lễ hội Quảng Ninh nên không có lý do gì mà không tích hợp các lễ hội biển với di sản Vịnh Hạ Long. Từ đó, chúng ta một mặt bảo tồn di sản lễ hội, mặt khác còn huy động sức mạnh tổng thể cùng phục vụ một mục đích chung là phát triển kinh tế – xã hội.

– Vai trò của cộng đồng trong câu chuyện này được thể hiện như thế nào, thưa ông?

+ Để phát huy được giá trị của di sản trong phát triển kinh tế cần có sự phối hợp từ chính quyền các cấp ở địa phương, đến các đơn vị tổ chức lữ hành, du lịch. Và cuối cùng là vai trò và sự tham gia tích cực, chuyên nghiệp của người dân, sẽ giúp chuyển hóa các giá trị của di sản thành giá trị kinh tế.

Sinh hoạt lễ hội là sinh hoạt văn hoá cộng đồng không chỉ là sinh hoạt cộng đồng của dân cư bản địa mà còn của du khách đến từ nhiều vùng khác. Do đó, hoà mình vào không khí lễ hội, nghĩa là du khách đã được trải nghiệm, được trao truyền các giá trị văn hoá. Do vậy, tính chất bảo tồn đã có sẵn ở hoạt động đó.

Tại các lễ hội ở Quảng Ninh, những trò chơi truyền thống như đua thuyền, các đám rước, các tập tục dân gian gắn với lễ hội cũng cần được lan tỏa, để du khách có thể trực tiếp trải nghiệm. Nhập vai vào các hình thức diễn xướng đó, người trải nghiệm không chỉ là du khách, mà còn như một người dân thực thụ, một thành viên trong cộng đồng có lễ hội…

– Gần đây, bên cạnh các lễ hội truyền thống, Quảng Ninh cũng có nhiều lễ hội hiện đại khá hấp dẫn khách du lịch. Ông nhìn nhận như thế nào về câu chuyện này?

+Những năm gần đây, bên cạnh các lễ hội truyền thống, các nhà quản lý văn hoá đã tổ chức những lễ hội hiện đại. Tôi cho rằng, đây là hướng tiếp cận văn hoá du lịch rất tốt. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, việc tích cực học hỏi giao lưu tiếp xúc văn hoá để làm phong phú văn hoá Quảng Ninh nói riêng, Việt Nam nói chung. Điều này cũng góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách du lịch cần trải nghiệm cả truyền thống lẫn văn hoá hiện đại, cả Đông cả Tây.

– Để phát triển kinh tế di sản thì Quảng Ninh có thể tiếp cận từ góc độ du lịch lễ hội như thế nào?

+ Quảng Ninh với tiềm năng và trữ lượng di sản văn hóa và di sản thiên nhiên như vậy, nên việc chuyển hóa di sản thành tài sản đã và đang được triển khai trong nhiều năm qua, nhưng trong thời gian tới cần được phát huy hơn nữa để xứng tầm với vị thế mà Quảng Ninh đã có. Với tinh thần đó, Quảng Ninh có thể khai thác triệt để các giá trị của di sản, trong đó có lễ hội với phương châm biến di sản thành tài sản.

Một lưu ý quan trọng là, để phát triển kinh tế di sản thì lễ hội không thể đứng đơn lẻ, mà phải có kết nối hệ thống, kết nối vùng với các di sản khác, các thực thể ngoài lễ hội, đây mới là yếu tố quan trọng để duy trì sự sống của di sản lễ hội. Chính vì vậy, để làm phong phú thêm các trải nghiệm, giúp du khách hòa mình vào các lễ hội cổ truyền ở Quảng Ninh.

 – Có thể nào khai thác văn hóa biển làm một sợi dây kết nối các lễ hội truyền thống ở Quảng Ninh?

+ Đúng vậy. Trong sự kết nối lễ hội cần ưu tiên hướng tiếp cận ra biển đảo là: Khai thác tiềm năng du lịch biển tại Quan Lạn, Cô Tô và nhiều địa điểm khác để phát huy tối đa lợi thế thiên nhiên ban tặng trải nghiệm làm ngư dân, tham gia chế biến các sản phẩm từ biển, thưởng thức ẩm thực biển cùng nhiều hoạt động khác mà không gian biển đảo cho phép.

Bà con Sán Chay hát sóong cọ trên nhà sàn truyền thống.
Phụ nữ Sán Chay hát soóng cọ trong Ngày hội Văn hoá dân tộc Sán Chay huyện Ba Chẽ lần thứ 3 năm 2024.

– Theo ông, Quảng Ninh cần có những giải pháp cụ thể như thế nào để phát huy giá trị di sản lễ hội?

 + Tiềm năng và lợi thế trong kinh tế di sản của Quảng Ninh là điều không thể phủ nhận, trong nhiều năm qua, Quảng Ninh đã quan tâm, đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế di sản, trong đó, lấy không gian trọng tâm và lực hút lớn nhất là Di sản Vịnh Hạ Long. Từ Hạ Long, các hợp phần quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là các chương trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản để triển khai và mở rộng, cũng như thiết kế tour, tuyến kết nối.

Thực tế, khi phát huy giá trị di sản lễ hội cần có các giải pháp đồng bộ, sự tham gia của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó coi trọng vai trò chủ thể của lễ hội là nhân dân. Đồng thời phải đặt lễ hội trong một không gian quy hoạch tổng thể của hệ thống di sản. Làm tốt điều này là tạo ra môi trường cho lễ hội để hướng tới khai thác tốt hơn giá trị của lễ hội với kinh tế di sản. Trước mắt, theo tôi nên có riêng một hội thảo chuyên đề đánh giá tiềm năng, triển vọng của hệ thống di sản lễ hội Quảng Ninh, bổ khuyết những cái mà lâu nay chúng ta đã làm nhưng chưa quan tâm nhiều.

 – Cám ơn Tiến sĩ đã trả lời phỏng vấn!



Nguồn

Cùng chủ đề

Điệu múa tắc xình của người Sán Chay

Dân tộc Sán Chay ở Quảng Ninh gồm 2 nhóm Cao Lan và Sán Chỉ, sống tập trung ở các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ và một số ít ở Đầm Hà. Trong những năm qua, đồng bào Sán Chay luôn đoàn kết, đẩy mạnh lao động sản xuất, tích cực bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình như: Tiếng nói, chữ Nôm, hát soóng cọ, trang phục dân tộc, phong...

Huyện Ba Chẽ: Nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc

Những năm qua, nhiều di sản văn hoá phi vật thể, trong đó có di sản lễ hội, các trò chơi dân gian, tri thức dân gian, diễn xướng dân gian được huyện Ba Chẽ quan tâm nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể giúp cho huyện Ba Chẽ vừa thắt chặt sợi dây đoàn kết trong bản làng, vừa góp phần phát triển du lịch cộng đồng,...

Sản phẩm du lịch hấp dẫn từ những lễ hội

Di sản lễ hội tại Ba Chẽ đặc sắc ở chỗ đều diễn ra ở vùng đồng bào DTTS và được cộng đồng các dân tộc tham gia hưởng ứng rất nhiệt thành.  Trên địa bàn huyện Ba Chẽ hiện có các lễ hội đặc sắc, như: Lễ hội Trà hoa vàng, lễ hội đình Đồng Chức (xã Lương Minh), lễ hội Bàn Vương (xã Nam Sơn), ngày hội Văn hóa dân tộc Sán Chay (xã Thanh Sơn), chợ phiên...

Văn hóa và nghi lễ Then Tày Quảng Ninh còn duy trì được nhiều yếu tố truyền thống

PGS.TS. Phạm Văn Lợi từng là cán bộ nghiên cứu, sưu tầm của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, hiện là Phó Chủ nhiệm Chương trình Thái học Việt Nam, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển. Ông là chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa và nghiên cứu văn hóa cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam theo định hướng liên ngành, khu vực học và khoa học phát triển. Trao đổi tại...

Quảng Ninh đoạt 3 giải thưởng tại triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống...

Tối 25/11, tại Nghệ An, triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, đã bế mạc. Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” diễn ra từ ngày 22 đến 26/11. Đây...

Cùng tác giả

Bưu điện tỉnh Quảng Ninh khai trương website và điểm mua sắm tiện ích

Sáng 8/1, tại TP Hạ Long, Bưu điện tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khai trương website và điểm mua sắm tiện ích, chuyên cung cấp các sản phẩm "xanh", thân thiện với môi trường. Website https://buudienquangninh.vn chuyên cung cấp các nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP; đồ điện máy, gia dụng tiết kiệm điện năng, thân thiện với môi trường; các mặt hàng hóa mỹ phẩm hữu cơ, hàng tiêu dùng thiết yếu; giới thiệu, đăng ký lái thử...

Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định cam phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025, tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức trực tuyến toàn quốc vào sáng 8/1; sau khi thảo luận đánh giá tình hình, kết quả đạt được trên các...

Giá cà phê, hạt tiêu tăng vọt

Nhu cầu trên thị trường thế giới và nội địa đầu năm 2025 cao khiến giá cà phê liên tục tăng, còn tiêu cao nhất trong 9 năm. Những ngày đầu năm 2025, thị trường nông sản tại các tỉnh Tây Nguyên ghi nhận biến động tích cực, nhất là giá cà phê và hồ tiêu tăng mạnh. Ngày 8/1, giá cà phê trong nước tăng 300-500 đồng mỗi kg, lên 120.300-121.000 đồng. Trong đó, Đăk Nông và Đăk Lăk...

Nhạc Tết 2025 cần bứt phá hơn ở số lượng, thông điệp

So với mọi năm, nhạc Tết 2025 đang có khởi động khá chậm dù chất lượng nhạc được đánh giá tốt. Nhạc Tết có số lượng còn ít ỏi So với mọi năm, số lượng tác phẩm liên quan đến chủ đề Tết của năm nay có ít hơn. Hiện tại, ca khúc “Tết về đi con” do Ngô Kiến Huy kết hợp cùng rapper Karik (Phạm Hoàng Khoa) đang được chú ý. Ở MV này, khi xem, khán giả sẽ nghe...

Tổng Bí thư: Ưu tiên hàng đầu là tinh gọn tổ chức bộ máy của Hệ thống chính trị

Tổng Bí thư đề nghị cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế... vững vàng bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển. Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và...

Cùng chuyên mục

Nhạc Tết 2025 cần bứt phá hơn ở số lượng, thông điệp

So với mọi năm, nhạc Tết 2025 đang có khởi động khá chậm dù chất lượng nhạc được đánh giá tốt. Nhạc Tết có số lượng còn ít ỏi So với mọi năm, số lượng tác phẩm liên quan đến chủ đề Tết của năm nay có ít hơn. Hiện tại, ca khúc “Tết về đi con” do Ngô Kiến Huy kết hợp cùng rapper Karik (Phạm Hoàng Khoa) đang được chú ý. Ở MV này, khi xem, khán giả sẽ nghe...

Khởi động phim kinh dị cổ trang Việt “Hoàng tử quỷ”

Phim "Hoàng tử quỷ" được chuyển thể từ tiểu thuyết kinh dị "Lý triều dị truyện" của tác giả Phan Cuồng. Nhà sản xuất phim CJ HK Entertainment và ProductionQ ngày 7-1 công bố dự án phim điện ảnh kinh dị cổ trang "Hoàng tử quỷ". Phim do Trần Hữu Tấn đạo diễn và đang trong giai đoạn tìm kiếm diễn viên. "Dự án này đặt ra nhiều thách thức trong việc thử vai, vì nhân vật trong phim có tuổi...

Thực hư Chị đẹp đạp gió bị ‘thất sủng’…

Chị đẹp đạp gió nhận được một số lời chê kém hấp dẫn. Chủ yếu do bị đặt trong sự so sánh với các chương trình đã quá thành công như Anh trai vượt ngàn chông gai. Ngay Anh trai giữa chừng cũng bị chê nhạt... Chị đẹp mùa 2 tất nhiên không còn duy trì được sự mới lạ như mùa 1. Chị đẹp mùa 2 hội tụ một đội hình trẻ trung hơn, đồng đều cả về năng...

Diễn viên Duy Hưng, ‘tắc kè hoa’ đóng vai nào ra vai đó

Lên sân khấu nhận giải Nam diễn viên ấn tượng VTV Awards 2024, nhìn xuống khán đài Duy Hưng vẫn chưa hết hài khi nói "ôi giời ôi, đông vui quá ạ' rồi cười thật tươi. Khoảnh khắc này nhanh chóng viral trên mạng xã hội. Khán giả ngay lập tức nhớ tới một trong những câu thoại chất như nước cất của Khương "liều" (do Duy Hưng thủ vai) trong phim Độc đạo: "Đông vui quá nhở? Họp lớp...

Bộ phim đánh bại ‘Squid Game 2’

"Shōgun" xuất sắc đánh bại "Squid Game 2" tại giải Quả cầu Vàng 2025, trở thành series thắng nhiều nhất với bốn giải thưởng. Tác phẩm từng là hiện tượng của màn ảnh nhỏ khi ra mắt, hấp dẫn khán giả nhờ nội dung sâu sắc và khâu sản xuất được đầu tư. Giải Quả cầu Vàng 2025 gây ồn ào vì đề cử Squid Game 2ở hạng mục Series chính kịch xuất sắc ngay từ khi phim còn chưa...

Bom tấn hoạt hình ‘Na Tra’ hé lộ kỹ xảo

Phim Trung Quốc "Na Tra: Ma đồng náo hải" tung trailer đầu tiên, với loạt kỹ xảo về các trận đấu dưới biển. Ngày 7/1, êkíp giới thiệu video về các nhân vật chính và chủ đề câu chuyện. Phim nối tiếp nội dung phần một (năm 2019), sau kiếp nạn, Na Tra và Ngao Bính (con của Đông Hải Long Vương) giữ được linh hồn nhưng thể xác sẽ bị tiêu diệt trong thời gian ngắn. Tiên Thái Ất...

Đại án kinh tế, check var, sao kê có thể vào Táo Quân 2025

Kịch bản Táo Quân được cập nhật liên tục tới sát ngày ghi hình. Vì vậy, những sự kiện nổi bật ở thời điểm sát Tết Nguyên đán có thể được bổ sung. Năm nay, chương trình chắc chắn có sự trở lại của dàn nghệ sĩ kỳ cựu NSND Tự Long, NSƯT Quốc Khánh, NSƯT Quang Thắng, NSƯT Chí Trung, nghệ sĩ Vân Dung... Điểm danh sự kiện nóng, trend mạng xã hội Táo Quân - Gặp nhau cuối năm...

Thị trường phim chiếu rạp Việt năm 2025 hứa hẹn bùng nổ

Thị trường phim chiếu rạp Tết năm nay trở nên thú vị với sự đối đầu của 3 vị đạo diễn đều là những cái tên gây chú ý là đạo diễn Trấn Thành với “Bộ tứ báo thủ”, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng với “Yêu nhầm bạn thân” và đạo diễn Thu Trang với “Nụ hôn bạc tỉ”. “Bộ tứ báo thủ” tiếp tục làm nên chuyện tại phòng vé Việt những ngày đầu năm mới 2025. Phim còn...

Ca sĩ Ngọc Anh 3A ra MV đậm màu Tết Việt

Thai nghén từ 20 năm trước nhưng nay mới hoàn thiện, ca sĩ Ngọc Anh 3A tung ca khúc và MV Rộn ràng xuân đến đúng những ngày đầu năm 2025. Ca sĩ Ngọc Anh nói với Tuổi Trẻ Online chị rất ít khi làm MV, nhưng Rộn ràng xuân đến là MV mà chị "rất tâm huyết". Chị muốn dành tặng MV này không chỉ cho bản thân mà cho gia đình, họ hàng, làng quê, quê hương và...

Hà Anh Tuấn nói về nhận xét ‘chỉ phục vụ người có tiền’

Hà Anh Tuấn phủ nhận chỉ làm nhạc để phục vụ người có tiền. Bên cạnh đó, anh cho biết bản thân tiếc nuối khi chưa thể mời học sinh, sinh viên đến nghe nhạc của mình. Hà Anh Tuấn sắp tổ chức concert ở TP.HCM. Trong buổi gặp gỡ truyền thông vào ngày 6/1, nghệ sĩ phản hồi ý kiến cho rằng show nhạc của anh chỉ phục vụ đối tượng khán giả thượng lưu. "Tôi bị oan. Nếu nói...

Tin nổi bật

Tin mới nhất