Powered by Techcity

Cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh có 2.070 doanh nghiệp và 220 hợp tác xã đăng ký thành lập mới; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt trên 2,8 tỷ USD, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước. Đây chính là “thước đo” khẳng định sự thành công của tỉnh trong CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; khẳng định sự hội tụ niềm tin, sự đánh giá hài lòng ngày càng cao của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đối với Quảng Ninh. Đồng thời, thể hiện những nỗ lực của tỉnh trong thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Đồng chí Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra dự án Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng. Ảnh: Thu Chung
Đồng chí Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra dự án Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng. Ảnh: Thu Chung

Năm 2024 được đánh giá là một năm đầy khó khăn của Quảng Ninh bởi có những thách thức, phát sinh những vấn đề vượt ngoài dự báo, tác động từ bất ổn của kinh tế vĩ mô toàn cầu, biến động chính trị – an ninh thế giới… Đặc biệt, ngày 7/9/2024, bão số 3 (Yagi) đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn tỉnh, gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng về người, tài sản, cây trồng, vật nuôi, hạ tầng kinh tế… Trong bối cảnh ấy, tỉnh càng quyết liệt thực hiện hiệu quả các mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh.

Ngay từ cuối năm 2023, đầu năm 2024, Quảng Ninh đã chủ động ban hành đồng bộ các văn bản chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế – xã hội, trong đó ưu tiên triển khai các nhiệm vụ nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển doanh nghiệp và phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân. Đặc biệt, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, tỉnh đã ban hành các kế hoạch, văn bản để triển khai thực hiện với những giải pháp, mục tiêu cụ thể.

Công tác hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh sau ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 được Quảng Ninh chỉ đạo triển khai quyết liệt và nhanh chóng. Ngay sau bão, tỉnh đã tổ chức các cuộc họp làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các ngân hàng để bàn giải pháp xử lý nợ cho doanh nghiệp, người dân; tìm giải pháp tiêu thụ gỗ rừng trồng bị gãy đổ, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi biển và các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, chủ tàu du lịch… Đồng thời, UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án khôi phục, tái thiết nền kinh tế sau bão số 3; thành lập Tổ công tác xây dựng chính sách hỗ trợ, khắc phục, hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh. Quảng Ninh cũng đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan sớm nghiên cứu, tham mưu ban hành một số cơ chế, chính sách riêng, đủ mạnh, hỗ trợ các ngành, lĩnh vực đang bị ảnh hưởng nặng nề…

Cùng với đó, Quảng Ninh cũng tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các giải pháp về phát triển bền vững như: Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững; xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ đổi mới; tăng cường các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh… Thực hiện công khai các nguồn lực kinh doanh cho doanh nghiệp của tỉnh, cũng như công khai các kế hoạch, quy hoạch, chương trình, đề án,… để đảm bảo toàn bộ các loại hình doanh nghiệp có thể tiếp cận chứ không ưu ái riêng đối với doanh nghiệp nào.

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh trao giấy Chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp.
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh trao giấy Chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, tỉnh cũng đã thực hiện nâng cao chất lượng các cuộc gặp mặt đối thoại với doanh nghiệp định kỳ cấp tỉnh, tập trung hỗ trợ, tháo gỡ tối đa khó khăn, vướng mắc, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, nhà đầu tư, khu vực dân doanh. Lãnh đạo tỉnh và các ngành, các địa phương cũng thường xuyên tổ chức các hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, các phiên Café doanh nhân theo chuyên đề để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Điển hình như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức chương trình “Café doanh nhân” với chủ đề đối thoại chính sách, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Nội dung này lần đầu tiên được tổ chức nhằm lắng nghe ý kiến đóng góp, đề xuất, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các kế hoạch, nghị quyết, quyết định. Hay như Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh đã phối hợp với Công ty CP Đô thị Amata tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp FDI trong KCN Sông Khoai (TX Quảng Yên) nhằm chia sẻ, lắng nghe và kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, cải thiện môi trường đầu tư.

Đồng chí Phạm Xuân Đài, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, cho biết: Việc tổ chức gặp mặt để chia sẻ, lắng nghe và kịp thời tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất đối với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã trở thành hoạt động thường xuyên của chúng tôi. Và với mong muốn những hội nghị gặp mặt doanh nghiệp hiệu quả hơn, thiết thực hơn nên quy mô, địa điểm và nội dung tổ chức cũng được điều chỉnh đến từng KCN để lắng nghe các nội dung cụ thể hơn. Từ đó, có các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hợp lý hơn, phù hợp hơn.

Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch

Quảng Ninh xác định, để thu hút nguồn lực đầu tư và phát triển doanh nghiệp thì phải kiến tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch. Từ đó, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt với tư duy đổi mới, chủ động, sáng tạo, thể hiện rõ tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích của doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân. Trong đó, tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan nhà nước để rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng như minh bạch hóa quy trình giải quyết TTHC tại địa phương.

Đoàn công tác của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cẩm Phả tiếp xúc, hỗ trợ, giải đáp vướng mắc cho Công ty TNHH May mặc Hoa Lợi Đạt tại trụ sở doanh nghiệp. (Ảnh do đơn vị cung cấp)

Tỉnh luôn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên rà soát, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về TTHC, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện. Qua đó, kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa các thành phần hồ sơ giấy phép không phù hợp, phức tạp, phiền hà bảo đảm quy định TTHC đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện TTHC. Trong năm 2024, trên cơ sở căn cứ TTHC của các bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 69 quyết định công bố danh mục TTHC, trong đó: 164 TTHC mới; 731 TTHC sửa đổi, bổ sung; 157 TTHC bãi bỏ. Hiện tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh là 1.730 TTHC. 100% TTHC được xây dựng quy trình bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ thời gian giải quyết; Quy trình được xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015. Việc niêm yết, công khai TTHC được các Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời bằng mã QR tại trụ sở, cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công của tỉnh và cổng Dịch vụ công Quốc gia; vị trí niêm yết ở khu vực dễ quan sát và phân loại danh mục theo từng lĩnh vực.

Các sở, ban, ngành tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc quy trình giải quyết, phân cấp, ủy quyền tối đa cho cán bộ thẩm định, phê duyệt hồ sơ TTHC theo quy trình “5 bước tại chỗ” và “5 bước trên môi trường điện tử”. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền phổ biến và cung cấp tài liệu hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp được quan tâm. Các sở, ngành, đơn vị liên quan đặc biệt quan tâm, cung cấp cho doanh nghiệp các tài liệu phổ biến về thủ tục để được miễn, giảm chi phí tư vấn pháp luật khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật của các cơ quan nhà nước. Đồng thời, tiếp tục rà soát và cải tiến hoặc xây dựng quy trình mới đảm bảo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục để được miễn, giảm chi phí tư vấn thông tin thị trường, các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) khi sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh…

Toàn cảnh KCN Sông Khoai (TX Quảng Yên).
Toàn cảnh KCN Sông Khoai (TX Quảng Yên). Ảnh: Thanh Hằng

Với sự chỉ đạo sát sao của tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh Quảng Ninh đã có những chuyển biến hết sức tích cực trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao Chỉ số PCI, là tỉnh duy nhất trong cả nước duy trì 7 năm liên tiếp xếp thứ 1/63 (từ năm 2016-2023) và 11 năm liên tiếp trong top 5 các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước (2013-2023).

Đồng thời, để tạo sự vào cuộc đồng bộ, thực chất và tăng sức cạnh tranh thi đua của cấp cơ sở, giữa các sở, ngành và địa phương trên toàn tỉnh, UBND tỉnh đã tiếp tục chỉ đạo triển khai, đánh giá chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương – DDCI. Việc triển khai đánh giá DDCI được triển khai khảo sát tại các đơn vị, doanh nghiệp có giao dịch trực tiếp với các sở, ban, ngành và UBND các địa phương (lấy ngẫu nhiên trong danh sách các đơn vị, doanh nghiệp phát sinh giao dịch với sở, ban, ngành và UBND các địa phương). Việc triển khai được thực hiện 80% qua trực tuyến, 10% qua đường bưu điện và 10% qua khảo sát trực tiếp. Kết quả khảo sát DDCI có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực điều hành kinh tế cấp sở, ngành, địa phương, kết quả phân tích chỉ số DDCI mới giúp chỉ ra những điểm đã làm tốt, những điểm còn hạn chế để các cấp sở, ngành và huyện, thị có định hướng cải cách phù hợp, từ đó góp phần vào nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh chung của toàn tỉnh một cách hiệu quả và bền vững.

Những kết quả đạt được trong CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã tiếp tục khẳng định sự hội tụ niềm tin, sự đánh giá hài lòng ngày càng cao của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đối với Quảng Ninh. Ước cả năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 2.070 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang hoạt động là 11.765 doanh nghiệp; toàn tỉnh có 220 hợp tác xã đăng ký thành lập mới, hiện tại trên địa bàn tỉnh có 681 hợp tác xã đăng ký hoạt động, có kê khai thuế. Đặc biệt, năm 2024, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh đạt trên 2,8 tỷ USD, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nêu gương sáng trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đã và đang được cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng thực hiện khẩn trương. Để quá trình sắp xếp này diễn ra thuận lợi, vừa qua đồng chí Nguyễn Thị Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, đã tình nguyện viết đơn đề xuất được nghỉ hưu trước tuổi. Việc cán bộ, nhất là cán...

Đảm bảo hiệu quả trong công tác tiếp công dân

Xác định tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) là “chìa khoá” để mở cánh cửa đồng thuận giữa nhân dân và chính quyền, là công tác quan trọng của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, góp phần tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân đối với Đảng, Nhà nước… thời gian qua, Quảng Ninh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao...

Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đoạt giải B, Giải Báo chí Diên Hồng lần thứ 3

Tối 5/1, tại thủ đô Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ 3. Theo đánh giá từ Ban Tổ chức, các tác phẩm phong phú, chất lượng, bám sát hơi thở cuộc sống, phản ánh sinh động chức năng, hoạt động của Quốc hội, HĐND các cấp; nhiều tác phẩm đã tập trung khai thác đề tài đổi mới tư duy...

Tiếp tục lan tỏa hình ảnh Quảng Ninh ra quốc tế

Hạ tầng giao thông hiện đại với hệ thống sân bay, cao tốc, cảng biển cùng nhà hàng, khách sạn đẳng cấp, các thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư đồng bộ… Quảng Ninh đã trở thành điểm tổ chức nhiều sự kiện quốc gia, quốc tế. Thành công của những sự kiện lớn, góp phần lan tỏa hình ảnh, vị thế của Quảng Ninh đến bạn bè trong nước và quốc tế. Các sự kiện “giữ nhiệt”...

Tạo khí thế mới trong thi đua, động lực mới cho phát triển

Đại tá Khúc Thành Dư, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh: “Thi đua quyết thắng trong LLVT, tạo động lực, sức mạnh nội sinh thúc đẩy hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ” Năm 2024, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo gắn kết chặt chẽ công tác thi đua với công tác khen thưởng để tạo ra động lực thúc đẩy PTTĐ phát triển; kịp thời động viên CBCS LLVT ra sức thi đua thực hiện...

Cùng tác giả

Siết thu thuế với người nổi tiếng livestream bán hàng

Ngành thuế lập danh sách người nổi tiếng có doanh thu lớn từ livestream, tiếp thị liên kết thương mại điện tử để phân loại rủi ro và kiểm tra trong năm nay. Tại họp báo thường kỳ chiều 7/1, ông Mai Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết theo quy định, tổ chức, cá nhân không phân biệt nổi tiếng hay không, phải tự kê khai, nộp thuế nếu có nguồn thu từ...

Công bố Nghị quyết về kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam từ ngày 15/1/2025 để chuyển chức năng, nhiệm vụ từ Truyền hình Quốc hội Việt Nam về Đài Truyền hình Việt Nam. Chiều 7/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và...

Thủ tướng tiếp doanh nhân Nicolas Berggruen và Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng

Ông Nicolas Berggruen cho biết Berggruen Holdings sẵn sàng hợp tác, đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực, trước mắt hỗ trợ tư vấn cho Việt Nam thành lập một quỹ để đầu tư phát triển. Tối 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Nicolas Berggruen, Giám đốc Tập đoàn Berggruen Holdings, Chủ tịch Viện Berggruen và Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Đông...

Bộ Công Thương: Vụ 3.000 tấn giá ủ hóa chất là trách nhiệm của ngành nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định như trên khi được hỏi. Thông tin được đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7-1, do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì. Trách nhiệm của ngành nông nghiệp Về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong vụ việc phát hiện gần 3.000 tấn giá ủ chất cấm được bán trên thị trường, trong hệ thống siêu thị, Thứ trưởng Tân...

Thủ tướng: Xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Thủ tướng yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng: pháp luật phải vừa quản lý được, vừa thông thoáng, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước; xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm. Ngày 7/1, kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng pháp luật phải...

Cùng chuyên mục

Siết thu thuế với người nổi tiếng livestream bán hàng

Ngành thuế lập danh sách người nổi tiếng có doanh thu lớn từ livestream, tiếp thị liên kết thương mại điện tử để phân loại rủi ro và kiểm tra trong năm nay. Tại họp báo thường kỳ chiều 7/1, ông Mai Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết theo quy định, tổ chức, cá nhân không phân biệt nổi tiếng hay không, phải tự kê khai, nộp thuế nếu có nguồn thu từ...

Bộ Công Thương: Vụ 3.000 tấn giá ủ hóa chất là trách nhiệm của ngành nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định như trên khi được hỏi. Thông tin được đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7-1, do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì. Trách nhiệm của ngành nông nghiệp Về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong vụ việc phát hiện gần 3.000 tấn giá ủ chất cấm được bán trên thị trường, trong hệ thống siêu thị, Thứ trưởng Tân...

Thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần, giao EVN làm điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương đang kiến nghị những nội dung trên. Trước đây, việc điều chỉnh giá điện được áp dụng cho 6 tháng/lần. Chiều 7/1, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ, cung cấp các thông tin liên quan tới cơ chế điều chỉnh giá điện, việc triển khai thi hành Luật Điện lực và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Xây dựng cơ chế giá điện mới Để triển khai thi hành Luật Điện lực, mới đây Bộ...

Bộ Tài chính: Có thể điều chỉnh giảm trừ gia cảnh cá nhân vào tháng 10

Dự báo CPI sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10. Thuế thu nhập cá nhân gồm thuế từ người làm công ăn lương (chiếm chủ yếu) và cá nhân kinh doanh. Đây là một trong ba sắc thuế trụ cột của ngân sách, bên cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp và giá...

Pine Care bảo tồn và phục hồi những cánh rừng thông Mã Vĩ

Pine Care có vùng nguyên liệu dồi dào với gần 26.000ha rừng thông do các doanh nghiệp trong hệ sinh thái quản lý và bảo tồn tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Kontum… Với tôn chỉ khai thác rừng luôn đi kèm với trồng mới và bảo vệ rừng, vùng tài nguyên rừng của hệ sinh thái đang ngày càng mở rộng về quy mô diện tích và nâng cao chất lượng rừng. Thông được coi là “vàng xanh”...

Từ ngày 15 – 28/1 sẽ diễn ra Hội chợ hoa đào Vân Đồn năm 2025

Từ ngày 15 – 28/1 (16 đến ngày 29/12 Âm lịch) , tại Trung tâm Văn hoá Thể thao khu kinh tế Vân Đồn (xã Hạ Long, huyện Vân Đồn) sẽ diễn ra Hội chợ hoa đào Vân Đồn lần thứ II năm 2025. Hội chợ hoa đào Vân Đồn lần thứ II năm 2025 có sự tham gia của 40 hộ dân trồng đào trên địa bàn xã Hạ Long, với khoảng 1.000 cây hoa đào phai thương...

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực chip bán dẫn, Việt Nam duy trì vị trị thứ ba trong quan hệ đối tác thương mại của Hàn Quốc. Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng (MoTIE) và Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho biết, Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc trong năm 2024, sau Trung Quốc và Mỹ. Theo thống kê, tổng kim ngạch...

Động lực mới giúp nền kinh tế Việt Nam bứt phá trong năm 2025

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng, lạm phát được kiểm soát... Đây là những tiền đề quan trọng để năm 2025 nền kinh tế tăng tốc và về đích. Làm mới những động lực tăng trưởng truyền thống Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - thông tin, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường,...

7 nhiệm vụ đưa xuất khẩu rau, quả đạt 10 tỷ USD

Ngành rau, quả đặt mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành hàng này đã đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm. Hiệp định FTA trợ lực cho rau, quả Việt Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, giai đoạn 2020 - 2024, ngành hàng này đối diện với nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu rau, quả từ năm 2020 - 2022 liên tục giảm do ảnh hưởng của...

Việt Nam tăng trưởng cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Kinh tế Việt Nam 2024 bứt phá với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,09% vượt mục tiêu đề ra, tạo tiền đề quan trọng cho năm 2025 hướng tới mức tăng trưởng cao hơn. GDP tăng trưởng 7,09% Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, kinh tế Việt Nam không chỉ duy trì được quỹ đạo phát triển dài hạn, mà còn một trong những nền kinh tế đạt được tốc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất