Powered by Techcity

Tìm động lực để Việt Nam tăng trưởng 2 con số

Để hướng tới mục tiêu trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải đạt hai con số liên tục trong những năm tiếp theo.

Hướng tới mục tiêu trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW diễn ra vào cuối năm 2024, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đến việc phải đổi mới tư duy, bứt phá và vượt lên chính mình để đẩy nhanh tốc độc tăng trưởng kinh tế.

Đặc biệt, để vươn tới mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao cho người dân vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải đạt hai con số liên tục trong những năm tiếp theo.

Xuất khẩu là một trong những động lực tăng trưởng trong thời gian tới. Ảnh minh hoạ

“Đây là một bài toán rất khó mà chúng ta phải làm” – Tổng Bí thư Tô Lâm thừa nhận và cho rằng, để giải quyết “bài toán” này, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội đang tập trung giải quyết những “điểm nghẽn” và tạo ra những yếu tố nền tảng để đất nước có thể “cất cánh”, nhất là các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, hạ tầng năng lượng, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, cải cách thể chế, thủ tục hành chính…

Trong khi đó, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đặt ra yêu cầu với các bộ, ngành, địa phương cần nỗ lực để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 7% trong năm 2024 và khoảng 8% trong năm 2025. Từ đó, tạo đà, tạo lực, tạo thế cho giai đoạn 2026-2030 Việt Nam đạt mức tăng trưởng 2 con số, để thực hiện các mục tiêu chiến lược đến năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Bối cảnh, nhiệm vụ đòi hỏi các thành viên Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành, thủ trưởng các cơ quan, các cấp, ngành, địa phương phải có tư duy đổi mới, đột phá với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, có trọng tâm, trọng điểm hơn, tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung”; “đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả”…

Chia sẻ với phóng viên, TS. Lương Văn Khôi – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) – thừa nhận, tăng trưởng 2 con số trong những năm tiếp theo là “bài toán” vô cùng khó đối với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế, chính trị thế giới có nhiều diễn biến khó lường. Trong khi đó, Việt Nam lại là một nền kinh tế có độ mở lớn, chịu tác động nhanh, mạnh từ diễn biến bên ngoài.

Tuy nhiên, dù khó khăn, thách thức, nhưng Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đạt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới, nếu biết tận dụng, chắt chiu những lợi thế sẵn có và tạo ra những lợi thế mới, tạo động lực cho tăng trưởng nhanh và bền vững.

Môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi sẽ tạo cơ hội tốt cho doanh nghiệp phát triển. Ảnh minh hoạ

Động lực tăng trưởng 2 con số

Nhìn nhận về động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2025 và mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong thời gian tới, TS. Lương Văn Khôi cho rằng: Năm 2025, dự báo lạm phát của Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát, cùng với đó, cả 3 khu vực kinh tế: Công nghiệp – xây dựng; nông – lâm nghiệp và thuỷ sản. Du lịch và dịch vụ đều có nhiều tín hiệu tăng trưởng tốt hơn năm 2024. Bên cạnh đó, mức sống dân cư có sự chuyển biến tích cực và lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, đây là những tín hiệu giúp thúc đẩy thị trường trong nước phát triển và đóng góp vào tăng trưởng GDP.

Cùng với đó, tình hình xuất khẩu vẫn được đánh giá là “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế Việt Nam, năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam dự kiến đạt trên 800 tỷ USD.

Dự kiến, năm 2025, nhu cầu thế giới với hàng hoá của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng mạnh, Việt Nam cũng là nền kinh tế có tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng với 16 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã được ký kết, trong đó có những FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA); Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP),… nếu khai thác triệt để các FTA này, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào các thị trường lớn trên thế giới, mở ra cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam.

Một động lực nữa, theo TS. Lương Văn Khôi, sẽ tác động tích cực đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số của Việt Nam trong giai đoạn tới đó là thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn rất nhiều triển vọng. Mặc dù dòng vốn FDI toàn cầu đang có xu hướng chững lại, nhưng FDI đầu tư vào Việt Nam vẫn tăng lên trong những năm gần đây.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023, Việt Nam thu hút trên 39 tỷ USD vốn FDI, năm 2024 dự kiến dòng vống FDI đạt khoảng 39-40 tỷ USD, tương đương năm 2023. Việt Nam đang được đánh giá là điểm sáng của các tập đoàn toàn cầu với sự xuất hiện của rất nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như: Samsung, LG, NVIDIA,…

Bên cạnh những động lực trên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, nhất là đường bộ cao tốc được kéo dài và mở rộng ra nhiều địa phương, giúp tăng kết nối liên vùng. Cùng với đó, đường điện cao thế 500kV mạch 3 được đưa vào khai thác giúp đảm bảo ổn định năng lượng giữa các vùng kinh tế, nhất là vào mùa khô. Ngoài ra, một số chính sách mới được ban hành như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đấu thầu… giúp hoàn hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thuận lợi minh bạch, từ đó sẽ tạo ra động lực và khí thế mới cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, tạo tiền đề cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường lớn của hàng hoá Việt Theo thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU ước đạt 47,3 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 8%). Đáng chú...

Hệ sinh thái FTA – động lực và nền tảng vững chắc hơn cho xuất khẩu da giày

Nếu thành công, hệ sinh thái FTA cho ngành da giày sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tối đa các lợi ích từ FTA và tạo nền tảng vững chắc cho ngành da giày. Rào cản hiện hữu Ngành da giày là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, với đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu giày dép đứng thứ hai thế giới,...

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Động lực lớn từ dự án đường sắt tốc độ cao

Dự án đường sắt tốc độ cao vừa được Bộ Chính trị thông qua chủ trương đã mang lại những kỳ vọng lớn đối với ngành công nghiệp trong đó có công nghiệp hỗ trợ. Ngày 18.9, Bộ Chính trị thống nhất xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trước khi Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8,...

Nhiều động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 6,1% trong năm 2024 và có thể tăng lên 6,5% trong giai đoạn 2025-2026. Theo chuyên gia, dự báo này là phù hợp, thậm chí còn có thể lạc quan hơn vì Việt Nam đang có rất nhiều yếu tố hỗ trợ tăng trưởng. Kinh tế Việt Nam dần lấy lại phong độ Trong báo cáo cập nhật kinh tế Việt...

Thúc đẩy động lực phát triển từ các “đầu tàu” kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam sáu tháng đầu năm tăng trưởng vượt dự báo nhờ sự phục hồi tích cực của khu vực sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên, trong số các địa phương tăng trưởng ở tốp đầu, đóng góp quan trọng nhất vào tăng trưởng chung của cả nước lại thiếu vắng các đầu tàu kinh tế. Xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, có bảy địa phương đạt mức tăng trưởng tổng sản phẩm trên...

Cùng tác giả

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 tăng 9%

Theo báo cáo mới nhất Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/1/2025, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 tăng 9%, đạt mục tiêu đề ra. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng duy trì đà tăng Báo cáo của Tổng cục Thống kê chỉ rõ, các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng những tháng cuối năm đã...

Việt Nam lọt top những điểm đến hưởng trăng mật tiết kiệm nhất thế giới

Tạp chí du lịch nổi tiếng Travel + Leisure mới đây đã đăng tải bài viết gợi ý cho các cặp đôi loạt điểm đến hưởng tuần trăng mật giá cả phải chăng nhất trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tạp chí từ Mỹ xếp Việt Nam ở vị trí thứ 4 trong danh sách, đồng thời gợi ý du khách không nên bỏ lỡ cơ hội ngắm cảnh ở thung lũng Mường Hoa hay trên núi Fansipan...

Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 6/1, tại TP Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; Vi...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 41

Sáng 6/1/2025, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sáng 6/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành Phiên họp thứ 41- phiên họp đầu tiên trong năm 2025. Chủ trì và phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Phiên họp diễn ra trong không khí cả nước tổ chức...

Lạc quan về mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mới đây đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng (TTTD) năm 2025. Trong đó dự kiến TTTD toàn hệ thống năm 2025 đạt khoảng 16%. Đánh giá mục tiêu này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là mức tăng phù hợp khi năm 2025, Chính phủ đề ra mục tiêu tăng trưởng...

Cùng chuyên mục

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 tăng 9%

Theo báo cáo mới nhất Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/1/2025, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 tăng 9%, đạt mục tiêu đề ra. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng duy trì đà tăng Báo cáo của Tổng cục Thống kê chỉ rõ, các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng những tháng cuối năm đã...

Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 6/1, tại TP Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; Vi...

Lạc quan về mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mới đây đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng (TTTD) năm 2025. Trong đó dự kiến TTTD toàn hệ thống năm 2025 đạt khoảng 16%. Đánh giá mục tiêu này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là mức tăng phù hợp khi năm 2025, Chính phủ đề ra mục tiêu tăng trưởng...

Xuất khẩu thủy sản hướng tới mục tiêu mới

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024 về đích ấn tượng với con số 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới (chỉ sau Trung Quốc và Na Uy), thị trường bao phủ cả 5 châu lục với hơn 170 quốc gia. Điều này cho thấy ngành thủy sản đang đi đúng hướng trong việc phát triển bền vững và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, đồng thời...

Shopee sẽ đánh bại TikTok Shop hay ngược lại?

Sau hành trình hơn một thập niên "vượt ngàn chông gai', thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán đang bước vào giai đoạn 'vượt ngàn vũ bão', với sự cạnh tranh khó đoán giữa các sàn nước ngoài. Shopee vươn lên nhờ di động Giai đoạn đầu tiên khi thị trường thương mại điện tử (TMĐT) mới manh nha hình thành, cũng là thời điểm Internet chính thức được đưa vào sử dụng tại Việt Nam (1997). Khi...

Vé máy bay Tết: Tăng dần từng ngày, “cháy vé” hạng phổ thông

Chỉ còn hơn nửa tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đến nay, nhiều đường bay nội địa đã kín chỗ và giá vé máy bay đang tăng dần từng ngày. Dữ liệu khảo sát giá vé cho thấy, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ở giai đoạn trước kỳ nghỉ lễ, giá vé máy bay nhiều chặng từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh được các hãng hàng không niêm yết ở mức cao,...

Khai trương chợ phiên vùng cao Quảng Lâm

Sáng 5/1, xã Quảng Lâm (Đầm Hà) đã tổ chức khai trương Chợ phiên Quảng Lâm nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của xã, thu hút du khách, thúc đẩy dịch vụ du lịch của địa phương. Tham gia Chợ phiên Quảng Lâm có 30 gian hàng của các bản và các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong và ngoài xã. Các gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP,...

‘Thúc’ giải ngân gói 145.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn 55/NHNN-TD đề nghị 9 ngân hàng thương mại (NHTM) khẩn trương triển khai gói tín dụng 145.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội (NƠXH). Đó là các ngân hàng Agribank; Vietcombank; VietinBank; BIDV; TPBank; Techcombank; VPBank; MB; HDBank. Đề cập việc triển khai Chương trình cho vay NƠXH, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP, đại diện NHNN...

Tôm quỷ đỏ đắt nhất thế giới đổ bộ chợ Tết Ất Tỵ, giá 4,7 triệu đồng/kg

Tôm quỷ đỏ từ vùng biển Địa Trung Hải đang đổ bộ chợ Tết Ất Tỵ. Đây là loại tôm có giá đắt đỏ nhất trên thế giới, lên tới 4,7 triệu đồng/kg, song kích cỡ chỉ ngang với con tôm sú to của Việt Nam. Thị trường hải sản cao cấp đang bước vào những ngày nhộn nhịp nhất năm khi Tết Ất Tỵ cận kề. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng cao dịp này, ngoài những...

Nhiều tầng kiểm tra, vì sao thực phẩm bẩn vẫn lọt vào siêu thị?

Nhiều siêu thị cho biết hàng bán trên quầy kệ đều phải qua nhiều tầng lớp kiểm tra, cơ quan chức năng cũng khẳng định có kiểm tra. Vậy tại sao vẫn có những trường hợp thực phẩm bẩn "lọt" vào kênh bán lẻ này? Qua câu chuyện giá ngâm chất cấm được Bách Hóa Xanh bán ra, trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện một hệ thống phân phối lớn thừa nhận dù nhà cung cấp đã được sàng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất