Powered by Techcity

Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tạo thêm động lực phát triển kinh tế, xã hội

Chiều nay, 24/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp bổ sung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xem xét, quyết định một số nội dung về ngân sách thuộc thẩm quyền.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết tại phiên họp. (Ảnh: Duy Linh)

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc: bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành các năm 2023-2024 và hỗ trợ chi trả chế độ cho số lượng biên chế giáo viên được bổ sung cho năm học 2022-2023; bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các địa phương để thực hiện Đề án Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng; mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025.

Cho ý kiến về các nội dung này, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các địa phương số tiền 5.834.437 triệu đồng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội các năm 2023-2024 và hỗ trợ chi trả chế độ cho số lượng biên chế giáo viên được bổ sung cho năm học 2022-2023 và năm học 2023-2024; ban hành nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo các Tờ trình của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: Duy Linh)

Phát biểu ý kiến thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cơ bản tán thành sự cần thiết bổ sung các nguồn từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, cũng như áp dụng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mỡ nhờn phù hợp trong năm 2025 để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, tạo thêm động lực cho phát triển kinh tế-xã hội.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh “vấn đề áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mỡ nhờn người dân, doanh nghiệp rất cần thiết”, và đề nghị: Chính phủ, các bộ, ngành liên quan cần rút kinh nghiệm để làm sớm, tránh tình trạng cuối năm mới đưa ra bàn về vấn đề này.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị báo cáo làm rõ nguyên nhân, bố trí dự toán không đủ và chậm đề xuất bổ sung dự toán đối với các nhiệm vụ này, đặc biệt là nhiệm vụ phát sinh từ năm 2023; và lưu ý “tiền chúng ta không thiếu để chi nhưng quan trọng là phải làm như thế nào để chi bảo đảm kịp thời, chi đúng, chi đủ”.

Riêng đối với việc áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mỡ nhờn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc lộ trình tăng dần mức thuế bảo vệ môi trường để tiến tới áp dụng mức thuế quy định tại Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bảo đảm phù hợp bản chất và nguyên tắc của thuế bảo vệ môi trường, phù hợp diễn biến dự báo giá dầu thô trên thị trường thế giới cũng như là thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Về bổ sung ngân sách trung ương cho các địa phương, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị, Chính phủ cần đôn đốc, nhắc nhở các địa phương sớm trình Hội đồng nhân dân giao biên chế tăng thêm, tránh vì chậm hoàn thành quy trình, thủ tục liên quan mà không thực hiện kịp thời chính sách, chế độ với giáo viên.

Phát biểu kết luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ: Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí thể hiện hai nội dung bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành các năm 2023-2024 và hỗ trợ chi trả chế độ cho số lượng biên chế giáo viên được bổ sung cho năm học 2022-2023; thực hiện Đề án Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào một Nghị quyết.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành nội dung thảo luận tại phiên họp. (Ảnh: Duy Linh)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chịu trách nhiệm căn cứ pháp lý của các nội dung đề xuất, tính chính xác và tính đầy đủ, hợp lệ của số liệu; tuân thủ đúng chế độ chi và các điều kiện bổ sung. Cùng với đó, giao dự toán theo đúng quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí được phân bổ bổ sung dự toán đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật liên quan; bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

Về áp dụng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mỡ nhờn, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ có giải pháp để dự báo tình hình phản ứng nhanh, chính xác, kịp thời hơn, chủ động trong việc xây dựng chính sách; bảo đảm thời gian, trình tự, thủ tục cho các cơ quan có cuộc thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định hoặc là cho ý kiến; tổ chức thực hiện chính sách bảo đảm mục tiêu đề ra…

Tại Phiên họp, với 100% số thành viên tham dự tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương và Nghị quyết về áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mỡ nhờn.

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, căn cứ khoản 10 Điều 3 Nghị quyết số 105/2023/QH15 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương năm 2024 với tổng số tiền là 5.834.437 triệu đồng từ nguồn các lĩnh vực chi còn lại của ngân sách trung ương năm 2024 đã được Quốc hội quyết định nhưng chưa phân bổ tại Nghị quyết số 105/2023/QH15 của Quốc hội để thực hiện các chính sách an sinh xã hội các năm 2023-2024 và hỗ trợ chi trả chế độ cho số lượng biên chế giáo viên được bổ sung cho năm học 2022-2023 và năm học 2023-2024.

Trong đó, theo Bộ trưởng Tài chính, tổng kinh phí ngân sách trung ương phải bổ sung có mục tiêu năm 2024 để hỗ trợ các địa phương chi trả chế độ của năm 2023 và 2024 cho số lượng biên chế giáo viên được bổ sung năm học 2022-2023 và năm học 2023-2024 là 2.150.912 triệu đồng.

Đồng thời, Chính phủ cũng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương năm 2024 với tổng số tiền là 600 tỷ đồng từ nguồn các lĩnh vực chi còn lại của ngân sách trung ương năm 2024 đã được Quốc hội quyết định nhưng chưa phân bổ tại Nghị quyết số 105/2023/QH15 của Quốc hội để thực hiện Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh.

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Duy Linh)

Theo Bộ trưởng Tài chính khi mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tăng về mức trần trong Biểu khung thuế từ ngày 1/1/2025 thì sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Bởi, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn sẽ làm tăng giá bán lẻ những mặt hàng này; tạo áp lực gia tăng lạm phát, từ đó gây bất lợi trong thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Do vậy, để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2025 như quy định tại Nghị quyết số 42/2023/UBTVQH15. Cụ thể xăng, trừ ethanol là 2.000 đồng/lít; nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/lít; dầu hỏa là 600 đồng/lít.

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh cho rằng, việc Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 cho các nhiệm vụ này là cần thiết do có cơ sở pháp lý theo quy định tại Nghị quyết 105 của Quốc hội; đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ phát sinh năm 2024 nhưng chưa được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước giao đầu năm, trong đó có nhiệm vụ bảo đảm lương hưu và bảo đảm an sinh xã hội theo chế độ như đã nêu trong các Tờ trình của Chính phủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách nhấn mạnh, Chính phủ chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu đề xuất, bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật, tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo; bảo đảm tuân thủ đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi theo quy định pháp luật; tổ chức thực hiện hiệu quả, đồng thời, báo cáo với Quốc hội về việc bổ sung dự toán này tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XV.




Đối với mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, theo quy định tại mục 1 khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14, từ ngày 1/1/2025 sẽ áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn mới. Cụ thể, mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, trừ etanol là 4.000 đồng/lít; nhiên liệu bay là 3.000 đồng/lít; dầu diesel là 2.000 đồng/lít; dầu hỏa là 1.000 đồng/lít; dầu mazut là 2.000 đồng/lít; dầu nhờn là 2.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 2.000 đồng/kg.

Thống nhất mức trích chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024.

Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất ban hành Nghị quyết cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024, với mức chi phí tối đa tạm thời là 1,44 % dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Thời gian kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09 đến hết ngày 30/6/2025.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý đây là giải pháp tình thế để bảo đảm vận hành công tác quản lý, bảo hiểm xã hội trong điều kiện chưa kịp có nghị quyết mới và đang thực hiện sắp xếp tinh gọn, tổ chức bộ máy Bảo hiểm Xã hội Việt Nam theo Nghị quyết 18.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục khẩn trương chỉ đạo, hoàn thiện báo cáo, đánh giá và sớm có tờ trình dự thảo nghị quyết về chi phí tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2025-2027 với mục tiêu phấn đấu có nghị quyết mới trước khi Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Bên cạnh đó, Chính phủ, các cơ quan liên quan rà soát và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của toàn bộ thông tin số liệu, các thuyết minh về tình hình thực hiện giai đoạn 2022-2024, cũng như cơ sở đề xuất cho phép tiếp tục kéo dài trong thời gian thực hiện Nghị quyết số 09 trong hồ sơ dự thảo nghị quyết.

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024.

Với 100% số thành viên tham dự tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua phương án phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025.

Trong bối cảnh sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy hiện nay, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý: việc phân bổ dự toán cần dự liệu thay đổi về bộ máy để đưa ra phương án phù hợp, qua đó chủ động thực hiện, bám sát tình hình hoạt động của Quốc hội, dự phòng trường hợp phát sinh.

Theo phương án sắp xếp, tổ chức bộ máy, Quốc hội phải sửa đổi, bổ sung một số điều trong các Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, và nhiều luật chuyên ngành liên quan.

Do đó, Văn phòng Quốc hội cần rà soát kỹ để có dự toán phân bổ kinh phí hoạt động phù hợp thực tế cho các Đoàn đại biểu Quốc hội, bảo đảm phân cấp thẩm quyền linh hoạt, kịp thời đáp ứng yêu cầu hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội.

“Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẩn trương khẩn trương hoàn thiện dự toán phân bổ cho các đơn vị, bảo đảm khách quan, công bằng, hợp lý, trên tinh thần là tiết kiệm, nhưng việc nào đáng chi sẽ phải được chi” – Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài

Hiện nay, tổ chức nước ngoài có hoạt động đầu tư vốn và chuyển nhượng vốn tại các doanh nghiệp Việt Nam diễn ra khá phổ biến. Khi chuyển nhượng vốn tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài phải thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động này theo quy định. Căn cứ điểm 0 khoản 4, Điều 8; điểm c khoản, 6 Điều 11 và mục 7 phụ lục I ban hành kèm theo...

Doanh nghiệp ráo riết kích cầu tiêu dùng cuối năm

Các doanh nghiệp đang vừa khẩn trương sản xuất, chuẩn bị hàng Tết, vừa phải tập trung kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm. Những tháng cuối năm khi Tết Ất Tỵ 2025 đã cận kề, để kích cầu mua sắm, các doanh nghiệp vừa phải khẩn trương sản xuất, chuẩn bị hàng Tết, vừa phải tập trung Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu...

Phát triển kinh tế di sản

Vượt qua bao thăng trầm của lịch sử, nhiều di sản vẫn hiện diện, trực tiếp hoặc gián tiếp, lặng thầm lan tỏa giá trị trong cuộc sống đương đại. Quảng Ninh, với vị trí ở địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc, cùng những ưu ái đặc biệt của thiên nhiên đang sở hữu một hệ thống di sản phong phú, đa dạng và đặc sắc. Không chỉ là chứng nhân của quá khứ, những di sản còn...

Thủ tướng tiếp Thống đốc và Đoàn đại biểu, doanh nghiệp tỉnh Yamaguchi của Nhật

Thủ tướng cho rằng hai bên cần mở rộng xuất khẩu những sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam sang tỉnh Yamaguchi và ngược lại, thúc đẩy xuất khẩu một số đặc sản của Yamaguchi vào thị trường Việt Nam. Chiều tối 16/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Muraoka Tsugumasa, Thống đốc tỉnh Yamaguchi cùng Đoàn đại biểu, doanh nghiệp tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản) đến thăm làm việc tại Việt Nam và dự...

Thúc đẩy phát triển bền vững trong doanh nghiệp

Biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh hơn, nghiêm trọng hơn, trở thành một trong những vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và mọi mặt của đời sống xã hội. Do đó, phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là vấn đề bức thiết, là xu hướng được nhiều quốc gia hướng tới, trong đó có Việt Nam. Dù...

Cùng tác giả

Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2024, với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Thắng lợi nhờ chuyển dịch đơn hàng bất ngờ Sáng 25/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức gặp mặt báo chí thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, phong trào công nhân lao động năm 2024 và...

TP Hạ Long: Truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”

Chiều 25/12, thành phố Hạ Long tổ chức lễ truy tặng danh hiệu cao quý cấp Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho mẹ Phạm Thị Ất có đại diện thân nhân gia đình là bà Nguyễn Thị Hiên, trú tại khu 4, phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long. Mẹ Phạm Thị Ất sinh năm 1915, sinh ra và lớn lên tại phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long. Mẹ có 2 con trai và 2...

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễ ký một Công ước của Liên hợp quốc

Việt Nam chủ động đề xuất đăng cai Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong hợp tác quốc tế chống tội phạm xuyên quốc gia. Ngày 24/12/2024, tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp...

 Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái: Thu ngân sách nhà nước đạt 2.388 tỷ đồng

Ngày 25/12, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trong năm, Chi cục đã thực hiện thủ tục cho 97.766 tờ khai với tổng kim ngạch hàng hóa XNK đạt 4,13 tỷ USD, tăng 21% về tờ khai và tăng 26% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: kim ngạch xuất khẩu đạt...

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Chiều 25/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Ninh có các đồng chí: Phạm Đức Ấn, Chủ tịch UBND tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Kỳ...

Cùng chuyên mục

TP Hạ Long: Truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”

Chiều 25/12, thành phố Hạ Long tổ chức lễ truy tặng danh hiệu cao quý cấp Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho mẹ Phạm Thị Ất có đại diện thân nhân gia đình là bà Nguyễn Thị Hiên, trú tại khu 4, phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long. Mẹ Phạm Thị Ất sinh năm 1915, sinh ra và lớn lên tại phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long. Mẹ có 2 con trai và 2...

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễ ký một Công ước của Liên hợp quốc

Việt Nam chủ động đề xuất đăng cai Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong hợp tác quốc tế chống tội phạm xuyên quốc gia. Ngày 24/12/2024, tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp...

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Chiều 25/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Ninh có các đồng chí: Phạm Đức Ấn, Chủ tịch UBND tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Kỳ...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao lãnh đạo Tập đoàn Lite-On Technology

Ngày 25/12, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi tiếp xã giao lãnh đạo Tập đoàn Lite-On Technology. Đây là một trong 10 tập đoàn lớn trên thế giới chuyên sản xuất các linh kiện điện tử máy tính, điện thoại cho các thương hiệu lớn trên thế giới. Tại buổi tiếp, lãnh đạo Tập đoàn Lite-On Technology đã giới thiệu sơ bộ về dự án của Tập đoàn tại...

Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh hiệp đồng tuyển nhận công dân nhập ngũ năm 2025

Chiều 25/12, Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị hiệp đồng tuyển nhận công dân nhập ngũ năm 2025. Đại tá Lê Trọng Hòa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, chủ trì hội nghị. Cùng dự có đại biểu các đơn vị nhận quân của Bộ Quốc phòng, Quân khu 3 và các địa phương trong tỉnh. Năm 2024, Bộ CHQS tỉnh đã hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị nhận quân thống...

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xã giao lãnh đạo Tập đoàn Lite-On Technology

Chiều 25/12, đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp ông Gari Lin, Phó Chủ tịch, Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Lite-On Technology để trao đổi về việc đầu tư của Tập đoàn tại Quảng Ninh trong thời gian tới. Ông Gari Lin, Phó Chủ tịch, Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Lite-On Technology bày tỏ cảm ơn sự đồng hành, hỗ trợ của tỉnh Quảng Ninh trong suốt quá trình triển khai đầu...

Tổng Công ty Đông Bắc kỷ niệm 30 năm Ngày truyền thống 27/12 (1994 – 2024)

Sáng 25/12, Tổng Công ty (TCT) Đông Bắc long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày truyền thống 27/12 (1994 - 2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Thượng tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 3; Phạm Đức Ấn, Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 61

Ngày 25/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV tổ chức hội nghị thứ 61 để thông qua kết quả kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng bộ tỉnh năm 2024; đồng thời, cho ý kiến dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017...

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết 18

Đối với cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức TW: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%); giảm 3 đầu mối cấp phòng, tương đương 18,7%. Chiều 24/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm việc với đại diện...

Thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao Việt Nam với Saudi Arabia, UAE, Qatar

Thủ tướng mong muốn cùng các nước Trung Đông chia sẻ tầm nhìn, khát vọng trong phát triển đất nước và có thể học hỏi lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, chiến lược quốc gia. Chiều tối 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia , Các Tiểu Vương quốc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất